Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lí 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới theo công văn 5512

Địa lí 7 bài 6: Môi trường nhiệt đới

VnDoc giới thiệu Giáo án Địa lí 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới. Đây là giáo án mới nhất được biên soạn theo Công văn 5512. Mời các thầy cô tham khảo, vận dụng để xây dựng cho mình giáo án phù hợp theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Giáo án Địa lí 7 Bài 6 theo công văn 5512 là tài liệu được biên soạn theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thông qua đó giúp các em không chỉ nắm bắt bài học dễ dàng mà còn giúp các em hứng thú hơn đối với môn học. Hy vọng đây sẽ là bộ tài liệu hữu ích cho các thầy cô tham khảo, soạn bài.

Trường:...................

Tổ:............................

Ngày: ........................

Họ và tên giáo viên:

…………………….............................

TÊN BÀI DẠY: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI

Môn học/Hoạt động giáo dục: ĐỊA LÍ; Lớp: 7

Thời gian thực hiện: (1 tiết)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Yêu cầu cần đạt :

- Trình bày và giải thích được ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên của môi trường nhiệt đới.

- So sánh đặc điểm của môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm.

2. Năng lực

* Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết chủ động đưa ra ý kiến giải pháp khi được giao nhiệm vụ để hoàn thành tốt khi làm việc nhóm.

* Năng lực Địa Lí

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên bản đồ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí:

+ Đọc các biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa để nhận biết đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới.

+ Quan sát tranh ảnh và nhận xét các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới.

3. Phẩm chất

Phẩm chất chủ yếu

- Trách nhiệm: bảo vệ nguồn tài nguyên, khí hậu, bảo vệ môi trường.

- Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Bản đồ khí hậu thế giới;

- Hình 6.1 và 6.2 phóng to;

- Ảnh xa van ,trảng cỏ nhiệt đới.

2. Chuẩn bị của học sinh

- SGK, vở ghi, dụng cụ học tập.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động: Mở đầu (3 phút)

a) Mục đích:

- Tạo sự phấn khởi trước khi bước vào bài học mới.

b) Nội dung:

- Học sinh dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.

c) Sản phẩm:

- Học sinh trả lời được câu hỏi của giáo viên.

d) Cách thực hiện:

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS: Đới nóng phân bố ở đâu, có đặc điểm gì ? Kể tên các kiểu môi trường ở đới nóng .

- Nêu đặc điểm khí hậu môi trường xích đạo ẩm?

Bước 2: Hs suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Học sinh trình bày hiểu biết của mình, học sinh khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: GV chốt kiến thức và dẫn vào bài mới.

2. Hoạt động: Hình thành kiến thức mới (35 phút)

2.1. Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới (20 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới.

- So sánh đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới với môi trường xích đạo ẩm.

b) Nội dung:

- Học sinh phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa hình 6.1, 6.2 kết hợp khai thác nội dung văn bản sgk trang 20 để trả lời các câu hỏi.

Nội dung chính

1.Khí hậu :

- Nằm từ vĩ tuyến 50C đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

- Đặc điểm: nóng (trên 200C ) và lượng mưa tập trung vào một mùa (từ 500 mm đến 1500mm).

- Càng về gần hai chí tuyến, thời kì khô hạn càng kéo dài và biên độ nhiệt trong năm càng lớn.

c) Sản phẩm:

- Hs trả lời được các câu hỏi của giáo viên và hoàn thành PHT.

Yếu tố

Ma-la-can ( 90 B )

Gia –mê- na ( 120 B )

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Biên độ nhiệt độ

Lượng mưa cả năm

Các tháng có mưa

Tháng khô hạn

290C

260C

30C

860 mm

Tháng 3 – 11

Tháng 12,1,2

32.50C

22.50C

100C

620 mm

Tháng 4 – 10

Tháng 11,12,1,2,3

d) Cách thực hiện:

Bước 1: Giao nhiệm vụ

- Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới

- Xác định vị trí Malacan và Gia mêna .

- Quan sát hình 6.1 nhận xét về sự phânbố nhiệt độ và lượng mưa của Malacan và Giamêna. Điền thông tin vào bảng

Yếu tố

Ma-la-can ( 90 B )

Gia –mê- na ( 120 B )

Nhiệt độ cao nhất

Nhiệt độ thấp nhất

Biên độ nhiệt độ

Lượng mưa cả năm

Các tháng có mưa

Tháng khô hạn

+ Nhóm 1,2: Malacan .

+ Nhóm 3,4: Gia mêna .

- Chế độ nhiệt và lượng mưa hai địa điểm này khác nhau như thế nào ?

- Từ phân tích trên nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới .

- So sánh với môi trường Xích đạo ẩm .

Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận.

Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét .

Bước 4: GV Chuẩn xác kiến thức.

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu các đặc điểm khác của môi trường (15 phút)

a) Mục đích:

- Trình bày được các đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới.

b) Nội dung:

- Học sinh khai thác đoạn văn bản sgk trang 21 kết hợp quan sát hình 6.3 và 6.4 để trả lời các câu hỏi của giáo viên.

Nội dung chính

Các đặc điểm khác của môi trường

- Đất đai: đất feralit đỏ vàng của miền nhiệt đới rất dễ bị xói mòn, rửa trôi nếu không được cây cối che phủ và canh tác hợp lý .

- Sông ngòi: Sông ngòi nhiệt đới có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn.

- Thực vật: Thảm thực vật thay đổi dần về hai chí tuyến (từ rừng thưa sang đồng cỏ cao nhiệt đới, cuối cùng là vùng cỏ thưa thớt và cây bụi).

- Động vật: khá phong phú về số loài (thú ăn cỏ lớn và thú ăn thịt)

- Hđ sản xuất và con người: Ở vùng nhiệt đới có thể trồng được nhiều cây lương thực và cây công nghiệp. Đây là một trong những khu vực đông dân của thế giới.

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Giáo án Địa lí 7 Bài 6: Môi trường nhiệt đới theo Công văn 5512. Ngoài ra, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu các môn: Toán lớp 7, Ngữ văn lớp 7, Vật Lý lớp 7... và các Đề thi học kì 1 lớp 7, Đề thi học kì 2 lớp 7... được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
1 283
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 7

    Xem thêm