Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ hình tròn và nhận xét
Giáo án môn Địa lý lớp 11
Giáo án Địa lý 11 bài: Vẽ biểu đồ hình tròn và nhận xét được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Xác định được yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn.
- Nắm được kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn.
- Nhận xét được biểu đồ đã vẽ.
2. Kĩ năng:
- Thực hiện các bước vẽ biểu đồ và hoàn thiện biểu đồ hình tròn.
- Nắm được kĩ năng tổng hợp, phân tích số liệu, biểu đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- GV chuẩn bị sẵn một số bảng số liệu yêu cầu vẽ biểu đồ hình tròn và nhận xét biểu đồ.
- Vở thực hành lớp 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới:
Hoạt động của GV và HS | Nội dung chính | ||||||||
Hoạt động 1: Cả lớp Bước 1: GV yêu cầu HS xác định mục đích, yêu cầu của bảng số liệu. - Bảng số liệu, câu hỏi yêu cầu vẽ biểu đồ gì là hợp lí? - Qua bảng số liệu, vẽ biểu đồ qua các bước nào? - Nhận xét biểu đồ. Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Cả lớp/ cá nhân Bước 1: HS làm bài thực hành. Bước 2: GV gọi 2 HS lên bảng làm bài thực hành. Bước 3: HS khác nhận xét, GV bổ sung chuẩn kiến thức. | I. Xác định mục đích yêu cầu của bảng số liệu * Dựa vào bảng số liệu dưới đây: (Đơn vị: tỉ đồng)
1. Hãy vẽ biểu đồ cơ cấu giá trị sản lượng toàn ngành công nghiệp phân theo các vùng ở nước ta năm 2004. 2. Từ biểu đồ đã vẽ, rút ra nhận xét về sự phân hoá giá trị sản lượng công nghiệp theo lãnh thổ và giải thích vì sao lại có sự phân hoá đó. II. Vẽ biểu đồ và nhận xét 1. Vẽ biểu đồ: a. Xử lí số liệu: (Đơn vị: %)
b. Vẽ biểu đồ: - Vẽ biểu đồ hình tròn. - Hoàn thành các bước vẽ biểu đồ hình tròn. 2. Nhận xét và giải thích: - Giá trị sản lượng công nghiệp giữa các vùng không đều. Có thể chia thành 4 mức độ khác nhau: + Vùng có giá trị sản lượng công nghiệp rất cao: Đông Nam Bộ. + Vùng có giá trị sản lượng công nghiệp cao: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. + Vùng có giá trị sản lượng công nghiệp trung bình: trung du và miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung. + Vùng có giá trị sản lượng công nghiệp thấp: Tây Nguyên. - Có sự phân hóa giữa các vùng là do khác nhau về: + Vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên. + Lực lượng lao động, nhất là lao động có tay nghề. + Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật. + các lí do khác. |
IV. CỦNG CỐ, ĐÁNH GIÁ
- GV đánh giá, nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài mới