Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Cơ cấu ngành công nghiệp

Giáo án Địa lý 12 bài: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Giáo án Địa lý 12 bài: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Về kiến thức:

  • Nắm được các kiến thức về hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
  • Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

2. Về kỹ năng:

  • Xác định trên bản đồ các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp chủ yếu ở nước ta.
  • Phân tích được sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ địa chất- khoáng sản VN
  • Atlat đại lí VN

2. HS chuẩn bị: những kiến thức cơ bản của bài và phương tiện học tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

Vào bài: Trong quá trình phát triển công nghiệp theo định hướng XHCN vấn đề TCLTCN có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có, đạt hiệu quả cao về các mặt KT-XH và Môi trường. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu vấn đề TCLTCN ở nước ta.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV& HS

NỘI DUNG CHÍNH

HĐ 1. Cá nhân / cả lớp

- GV yêu cầu HS:

Nêu khái niệm

Vai trò của TCLTCN.

Chuyển ý: Trên đất nước ta hiện nay có các hình thức TCLTCN chủ yếu nào?

HĐ 2.Tìm hiểu các hình thức TCLTCN.

Kể tên một số điểm CN trên BĐ.

GV: KCN thường được hình thành ở vị trí thuận lợi: gần cảng biển, quốc lộ, sân bay…cơ sở hạ tầng khá tốt qui mô khá lớn, tập trung nhiều xí nghiệp CN.

Nêu đặc điểm chính của KCN, tình hình phát triển ở VN.

Giải thích tại sao các KCN tập trung phân bố chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH và DHMT?

→ Đây là các khu vực có VTĐL thuận lợi cho giao lưu hợp tác phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt hơn so với các vùng khác, có nguồn lao động dồi dào có tay nghề, có nhiều tiềm năng về vốn và thị trường.

- Tên một số KCN: Bắc Thăng Long, Nội Bài (HN), Đồ Sơn (HP), Dung Quất (Quảng Ngải), Linh Trung, Tân Thuận; Sóng Thần; Trà Nóc, Hưng Phú (CT); Hòa Phú (VL), Sa Đéc, Trần Quốc Toản, Sông Hậu (ĐT).

Nêu đặc điểm chính của Vùng CN.

- Là hình thức cao nhất của TTCN, phân bố trên một vùng lãnh thổ rộng lớn.

GV gọi tên HS kể tên 6 vùng CN, GV chỉ vị trí tương đối các vùng trên BĐ.

- HS trả lời GV chuẩn kiến thức.

Vùng CN: có không gian rộng lớn, gồm rất nhiều điểm CN, KCN và TTCN có mối liên hệ mật thiết nhau về mặt sản xuất, có những nét tương đồng trong quá trình hình thành công nghiệp trong vùng.

Trong Vùng CN có vài ngành CN chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa của Vùng CN đó.

1. Khái niệm:

TCLTCN là sự sắp xếp, phối hợp giữa các quá trình và cơ sở sản xuất công nghiệp trên một lãnh thổ nhất định để sử dụng hợp lí các nguồn lực sẵn có nhằm đạt hiệu quả cao về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

2. Các hình thức chủ yếu của TCLTCN:

a. Điểm công nghiệp:

+ Chỉ bao gồm 1 hoặc 2 xí nghiệp đơn lẻ, các xí nghiệp thường được phân bố gần nguồn nguyên nhiên liệu hoặc nơi tiêu thụ.

+ Ở nước ta có nhiều điểm CN.

b. Khu công nghiệp:

* Đặc điểm:

+ Có ranh giới địa lí xác định.

+ Chuyên sản xuất công nghiệp và thực hiện các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp.

+ Không có dân cư sinh sống.

* Tình hình phát triển:

- Hình thành từ những năm 90 của thế kỉ XX cho đến nay.

- Đến tháng 8/2007 cả nước đã hình thành 150 KCN tập trung, KCX, khu công nghệ cao.

* Phân bố: Tập trung nhất ở ĐNB, ĐBSH, Duyên hải miền Trung.

c. Trung tâm công nghiệp:

Là hình thức TCLTCN ở trình độ cao. Đó là khu vực tập trung CN gắn với các đô thị vừa và lớn.

* Dựa vào vai trò của TTCN phân thành các nhóm:

- Các trung tâm có ý nghĩa quốc gia: Hà Nội, TP. HCM.

- Các trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ…

- Các trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên, Vinh, Nha Trang…

* Dựa vào giá trị sản xuất CN: các trung tâm rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ.

d. Vùng công nghiệp:

Có diện tích rộng bao gồm nhiều tỉnh, thành phố nhưng ranh giới chỉ mang tính qui ước.

Theo qui hoạch của Bộ Công nghiệp (2001) cả nước được phân thành 6 vùng công nghiệp.

IV. ĐÁNH GIÁ:

  1. Nước ta có các hình thức TCLTCN nào? Trình bày tình hình phát triển và phân bố các KCN ở nước ta.
  2. Hãy giải thích tại sao TP. Hồ Chí Minh là TTCN lớn nhất nước ta.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

  • Nhắc nhở học sinh nghiên cứu kĩ kiến thức bài cũ.
  • Xem trước Bài 29: Vẽ biểu đồ, nhận xét và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm