Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài 37: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

Giáo án Địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Giáo án Địa lý 12 bài 36: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở duyên hải Nam Trung Bộ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Biết được vị trí và hình dạng lãnh thổ của vùng.
  • Biết được những khó khăn, thuận lợi và triển vọng của việc phát huy các thế mạnh nhiều mặt của Tây Nguyên, đặc biệt là về phát triển cây công nghiệp lâu năm, lâm nghiệp và khai thác nguồn thủy năng.
  • Trình bày được các tiến bộ về mặt KT-XH của Tây Nguyên gắn liền với việc khai thác các thế mạnh của vùng, những vấn đề KT-XH và môi trường với việc khai thác các thế mạnh này.

2. Kĩ năng:

  • Củng cố các kĩ năng sử dụng bản đồ, biểu đồ, lược đồ, sưu tầm và xử lí các thông tin bài học.
  • Rèn luyện kĩ năng trình bày và báo cáo các vấn đề KT-XH của một vùng.

3. Thái độ: Thêm yêu quê hương Tổ quốc, đồng thời xác định tinh thần học tập nghiêm túc để xây đựng và bảo vệ Tổ Quốc.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung, năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

GV chuẩn bị:

  • Bản đồ kinh tế Tây Nguyên
  • Các bảng số liệu liên quan đến bài học.

HS chuẩn bị: Atlat địa lí VN

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Khởi động: GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh về cồng chiêng Tây Nguyên và cho biết những hiểu biết của mình về không gian văn hóa cồng chiêng.

Gv giới thiệu thêm về văn hóa cồng chiêng và tiềm năng, triển vọng phát triển KT-XH của Tây Nguyên à vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG CHÍNH

HĐ 1. Tìm hiểu vấn đề phát triển cây công nghiệp lâu năm của vùng.

Đất đai và khí hậu có những thuận lợi gì cho phát triển cây công nghiệp lâu năm ở đây.

Mùa khô ở đây có những thuận lợi gì cho sản xuất (chè, cà phê, tiêu).

Dựa vào lược đồ SGK Tr. 169 và Atlat kể tên các tỉnh có trồng cà phê. Tỉnh có diện tích trồng cà phê lớn nhất.

GV thông tin về cây Cà phê: vối, chè, mít.

Vùng trồng chè lớn thứ mấy cả nước? Tỉnh có diện tích trồng chè lớn nhất nước.

GV: việc phát triển cây công nghiệp ở đây đã có những tác động tích cực cho sự phát triển KT-XH của vùng nói riêng và cả nước nói chung: việc phát triển cây CN ở Tây Nguyên không chỉ mang lại ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa xã hội sâu sắc: góp phần phân bố lại dân cư và lao động, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động tại chỗ và lao động thời vụ đến Tây Nguyên.

- Để nâng cao hơn nữa hiệu quả KT-XH của sản xuất cây CN trong vùng cần thực hiện một số giải pháp. (SGK)

Chuyển ý: Tây Nguyên hiện là vùng có diện tích rừng và tỉ lệ che phủ rừng lớn nhất cả nước. Trong điều kiện như vậy tình hình khai thác và chế biến lâm sản ở Tây Nguyên ra sao? Sẽ được tìm hiểu ở mục 3.

HĐ 2. Tìm hiểu tình hình khai thác và chế biến lâm sản.

Nêu đặc điểm rừng ở Tây Nguyên vào đầu thập kỉ 90 (TK XX).

Trong những năm gần đây do nạn phá rừng gia tăng.

Nêu hậu quả của việc khai thác quá mức và biện pháp bảo vệ (giải pháp).

Chuyển ý: Tây Nguyên là điểm xuất phát của nhiều sông, tài nguyên nước ở đây khá phong phú, Tây Nguyên cũng là nơi có mùa khô kéo dài khá sâu sắc.

Làm gì để khai thác tốt hơn nguồn thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên?

HĐ 3. Tìm hiểu việc khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi ở Tây Nguyên.

Tây Nguyên có nhiều sông, trong đó có 3 sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất là sông nào?

→ Xê Xan, Xrê pôk, Đồng Nai.

- Tài nguyên nước của các sông Tây Nguyên đang được sử dụng ngày càng hiệu quả bằng cách khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi trên các sông.

HS xác định trên bản đồ một số nhà máy thủy điện trên các hệ thống sông.

Có mấy nhà máy thủy điện trên từng hệ thống sông.

Ngoài mục đích khai thác thủy điện trên các hệ thống sông, hồ thủy điện ở Tây Nguyên còn có ý nghĩa gì?

1. Khái quát chung:

- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông và Lâm Đồng.

- Vị trí tiếp giáp: (Atlat)

- Diện tích: 54.700 nghìn km2

- Dân số: 4,9 triệu người (2006)

- Vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng và xây dựng kinh tế.

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm:

* Điều kiện phát triển:

- Đất đỏ badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với những mặt bằng rộng lớn→thuận lợi cho việc hình thành các nông trường và các vùng chuyên canh quy mô lớn.

- Khí hậu: cận xích đạo nhưng do ảnh hưởng của độ cao nên có thể trồng cả cây CN nhiệt đới (cà phê, cao su, tiêu) và cây CN có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè).

* Tình hình sản xuất và phân bố:

- Cây cà phê: là cây CN quan trọng số 1 Tây Nguyên. Chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước.

- Cà phê chè: trồng trên các cao nguyên tương đối cao, khí hậu mát hơn, ở Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng.

- Cà phê vối: được trồng ở vùng nóng hơn, chủ yếu ở Đăk Lăk

- Cây chè: trồng chủ yếu ở Lâm Đồng, Gia Lai.

- Cây cao su trồng chủ yếu ở Gia Lai và Đăk Lăk (vùng trồng cao su lớn thứ 2 sau Đông Nam Bộ)

→ Việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp đã thu hút hàng vạn lao động, và tạo tập quán sản xuất mới cho đồng bào dân tộc Tây Nguyên…

Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp: (SGK)

3. Khai thác và chế biến lâm sản:

- Là thế mạnh của vùng Tây Nguyên. Hiện nay rừng đang bị suy giảm, khai thác gỗ hiện nay khoảng 200-300 nghìn m3/năm.

- Khai thác cần chú ý đến việc bảo vệ và trồng lại rừng.

4. Khai thác thủy năng kết hợp thủy lợi:

- Trước đây có các nhà máy thủy điện: Đa Nhim (CS: 160MW), Đrây Hling (CS: 12MW).

- Từ thập kỉ 90 (TK XX) trở lại đây vùng đã và đang xây dựng nhiều công trình thủy điện:

+ Trên hệ thống sông Xê Xan: 5 bậc thang thủy điện, tổng công suất 1.500MW.

+ Trên hệ thống sông Xrê pôk: 6 bậc thang thủy điện, tổng công suất lắp máy trên 600MW.

+ Trên hệ thống sông Đồng Nai: 3 nhà máy thủy điện đang được xây dựng: Đại Ninh, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4.

+ Các hồ thủy điện cung cấp nước tưới trong mùa khô, giúp phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản…

IV. ĐÁNH GIÁ

Hs trả lời các câu hỏi cuối bài

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

HS về nhà chuẩn bị trước bài học tiết sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm