Giáo án Địa lý 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế - xã hội ở Bắc Trung Bộ

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài 31: Vấn đề phát triển thương mại, du lịch

Giáo án Địa lý 12 bài 32: Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi bắc bộ

Giáo án Địa lý 12 bài 33: Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức:

  • Hiểu được Bắc Trung Bộ là vùng lãnh thổ tương đối giàu tài nguyên thiên nhiên, có thể phát triển nền kinh tế nhiều ngành, nhưng đây là vùng gặp nhiều khó khăn do thiên tai và hậu quả nặng nề do chiến tranh.
  • Biết được thực trạngvà triển vọng phát triển cơ cấu kinh tế Nông-Lâm-Ngư nghiệp, sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng của vùng.
  • Hiểu được trong những năm tới, với sự phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng, với sự khai thác tốt hơn kinh tế biển, hình thành nền kinh tế mở, kinh tế của Bắc Trung Bộ sẽ có bước phát triển đột phá.

2. Kĩ năng: Phân tích bản đồ tự nhiên, kinh tế, đọc Atlat địa lí Việt Nam.

3. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung:, năng lực sáng tạo, năng lực tính toán, năng lực hợp tác.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

  • Atlat địa lí Việt Nam
  • Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
  • Bản đồ Bắc Trung Bộ.

III. Tiến trình dạy học:

- Kiểm tra bài cũ: Tại sao phải có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH?

- Để giảm áp lực dân số đối với việc giải quyết nhu cầu lương thực- thực phẩm của ĐBSH, theo em phải tiến hành các biện pháp gì?

Mở bài: Bắc Trung Bộ là vùng đất nhỏ hẹp nằm ở phía Bắc của miền Trung gian lao và anh dũng. Mặc dù thực tại còn khó khăn nhưng Bắc Trung Bộ có rất nhiều tiềm năng để phát triển nền kinh tế của mình. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số nét về đặc điểm tự - xã hội, thực trạng và tiềm năng phát triển của vùng kinh tế này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG CHÍNH

HĐ 1. Cá nhân/cả lớp

Tìm hiểu đặc điểm khái quát vùng kinh tế Bắc Trung Bộ.

Dựa vào lược đồ SGK, BĐ Atlat. Nêu vị trí và qui mô của vùng.

Dải núi Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Về mặt tự nhiên Bắc Trung Bộ thuộc miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.

Chuyển ý: Do địa thế của vùng. Việc hình thành cơ cấu kinh tế nông lâm ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa to lớn. Chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề này trong mục 2.

HĐ 2. Tìm hiểu việc hình thành cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ.

Do lãnh thổ kéo dài, tỉnh nào cũng có đồi núi, rừng, biển, đồng bằng.

Dựa vào nội dung SGK nêu ý nghĩa.

GV hướng dẫn HS khai thác Hình 35.1.

Nông lâm ngư nghiệp là thế mạnh sẵn có của vùng, việc phát triển các thế mạnh sẵn có tạo thuận lợi cho sự phát triển CNH- HĐH của vùng trong tương lai.

Rừng mang lại nhiều lợi ích về kinh tế: nguồn thu nhập từ rừng; về xã hội: tạo việc làm.

Rừng có ý nghĩa lớn đối với môi trường ở đây là gì? (SGK)

Dựa vào Atlat cho biết trâu được nuôi ở tỉnh nào?

Cây CN lâu năm được trồng vùng đồi trước núi phía tây có đất đỏ badan.

Cây CN hàng năm được trồng trên

đất cát pha vùng ven biển.

Vì sao vùng không thuận lợi cho trồng lúa?

Điều kiện phát triển ngư nghiệp ở đây là gì?

Chuyển ý: công nghiệp và GTVT được coi là khâu yếu của vùng hiện nay. Việc hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển csht GTVT là yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế hiện đại của vùng, sẽ được tìm hiểu ở mục 3.

HĐ 3. Tìm hiểu sự hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT.

Phát triển công nghiệp của vùng dựa trên cơ sở nào? (SGK)

Mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn nhất Việt Nam, nếu tính đến độ sâu 400m, trữ lượng quặng sắt có thể đạt 640 triệu tấn. Hiện nay, Tổng công ty thép Việt Nam đang lập dự án xây dựng khu liên hợp luyện kim tại Thạch Khê (Hà Tĩnh). Từ khâu khai thác quặng, luyện phôi, cán thép.

Kể tên các nhà máy thủy điện đang xây dựng, các TTCN của vùng.

Kể tên các tuyến đường QL, đường sắt đi ngang qua vùng.

Vùng có nhiều thiên tai ảnh hưởng đến sửa chữa, duy tu, bảo dưỡng tốn kém.

Các cảng biển tạo sức hút để hình thành phát triển các khu kinh tế cảng biển.

Các sân bay sẽ góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, tăng cường thu hút khách du lịch.

1. Khái quát chung:

- Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế.

- Vị trí tiếp giáp:

- Diện tích: 51.5 nghìn km2

- Dân số: 10.6 triệu người (2006).

2. Hình thành cơ cấu nông lâm ngư nghiệp:

a. Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp:

- Tài nguyên rừng của vùng còn khá lớn: diện tích rừng: 2.46 triệu ha, độ che phủ rừng: 47.8%. Rừng có nhiều loại gỗ và lâm sản quí.

→ Phát triển rừng ở BTB có ý nghĩa lớn về kinh tế- xã hội và môi trường.

b. Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp:

- Khả năng phát triển chăn nuôi:

+ Đàn trâu: 750.000 con (1/4 cả nước)

+ Đàn bò: 1.1 triệu con (1/5 cả nước)

- Khả năng phát triển trồng trọt:

+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, tiêu, chè (NA, QB, QT).

+ Đồng bằng ven biển thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp hàng năm: lạc, mía, thuốc lá và có thể trồng lúa.

c. Việc phát triển ngư nghiệp:

- Phát triển ở tất cả các tỉnh trong vùng. Trọng điểm là Nghệ An.

- Đang phát triển nghề nuôi thủy sản nước lợ, mặn.

* Ý nghĩa:

- Khai thác được thế mạnh của vùng.

- Góp phần tạo ra cơ cấu ngành.

- Tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.

3. Hình thành cơ cấu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng GTVT:

a. Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm:

- Khai thác chế biến khoáng sản: crôm, thiếc, sắt.

- Sản xuất vật liệu xây dựng:nhà máy xi măng Nghi Sơn, Bỉm Sơn (Thanh Hóa).

- Công nghiệp năng lượng ưu tiên phát triển, nhiều nhà máy thủy điện đang được xây dựng (Bản Vẽ, Rào Quán, Cửa Đạt).

- Các TTCN: Thanh Hóa- Bỉm Sơn, Vinh, Huế.

b. Xây dựng cơ sở hạ tầng, trước hết là GTVT:

- Mạng lưới giao thông của vùng: QL1, 7, 8, 9 đường sắt Bắc- Nam.

- Đang xây dựng đường HCM, nâng cấp và hiện đại hóa QL1.

- Xây dựng và hoàn thiện một số cảng nước sâu: Nghi Sơn, Vũng Áng.

- Nâng cấp các sân bay: Phú Bài, Vinh, Đồng Hới (Q Bình)

IV. ĐÁNH GIÁ:

1.Tại sao nói (hãy làm rõ) việc phát triển cơ cấu nông- lâm- ngư nghiệp sẽ góp phần phát triển bền vững ở Bắc Trung Bộ?

  • Việc phát triển lâm nghiệp, trong đó việc bảo vệ rừng và trồng mới rừng không chỉ giúp bảo vệ môi trường sống của động vật hoang dã, giữ gìn nguồn gen động- thực vật quí hiếm, mà còn có tác dụng điều hòa nguồn nước, hạn chế lũ lụt ở đồng bằng. Việc phát triển rừng ngập mặn ven biển, rừng phi lao có tác dụng chắn gió, bão, ngăn cát lấn sâu vào đồng bằng và có tác dụng tạo môi trường trong lành.
  • Việc hình thành và phát triển mô hình nông- lâm kết hợp ở vùng đồi, núi giúp sử dụng tài nguyên đất, rừng hợp lí. Tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho dân.
  • Vùng ven biển, trên đồng bằng cát pha thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, lạc, thuốc lá. Vùng ven biển phát triển nuôi cá, tôm.
  • Chính việc phát triển tổng hợp kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến sẽ giúp việc phát triển kinh tế vùng trở nên bền vững.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Xem trước bài 36. Duyên hải Nam Trung Bộ.

Đánh giá bài viết
2 3.456
Sắp xếp theo

Giáo án Địa lý lớp 12

Xem thêm