Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Đất nước nhiều đồi núi để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần:

1. Kiến thức

  • Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
  • Hiểu được sự phân hoá đia hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác nhau giữa các vùng.

2. Kĩ năng

  • Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
  • Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu mô tả trong bài học.

3. Thái độ: Nhận thức được đất nước ta còn nhiều khó khăn khi ¾ diện tích là đồi núi, chúng ta- thế hệ tương lai làm gì để khai thác hiệu quả những điều kiện sẵn có. Từ đó biến chúng thành những lợi thế nhất định trong phát triển kinh tế xã hội.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
  • Atlat địa lí Việt Nam.
  • Một số hình ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.

2. HS chuẩn bị: Atlat địa lí Việt Nam.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: kiểm tra học sinh hoàn thiện phần vẽ lược đồ Việt Nam

3. Vào bài: GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời: Màu chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?

GV: Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung của tự nhiên nước ta- đất nước nhiều đồi núi.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta.

Hình thức (Theo cặp/ Nhóm).

Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách phần loại núi theo độ cao (núi thấp cao dưới 1000m, núi cao cao trên 2000m) sau đó chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm.

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục 1, quan sát hình 1 6, Atlat địa lí Việt Nam, hãy:

- Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

Biểu hiện của địa hình nhiệt đới ẩm gió mùa (địa hình bị xói mòn cắt xẻ mạnh do lượng mưa lớn và tập trung theo mùa; rừng thường có cây cối rậm rạp che phủ…)

- Kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.

- Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi bổ sung cho nhau.

Bước 3: Một HS chỉ trên bản đồ để chứng minh núi chiếm phần lớn diện tích nước ta GV đặt câu hỏi: hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp? (Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào macma từ giai đoạn cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước ta quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục; trong giai đoạn tân kiến tạo vận động tạo núi Anpi diễn ra không liên tục theo nhiều đột nên nước ta chủ yếu đồi núi thấp và địa hình phân thành nhiều bậc, cao ở rìa TB thấp dần xuống ĐN. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng chân núi, ngay ĐBSH và ĐBSCL cũng được hình thành trên vùng núi cổ bị sụt lún).

GV hỏi: hãy lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.

Hoạt động 2: (Nhóm) Tìm hiểu đặc điểm các khu vực địa hình.

Bước 1: GV chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục)

Lưu ý: Với HS khá, giỏi GV có thể yêu cầu HS trình bày như một hướng dẫn viên du lịch (Mời bạn đến thăm vùng núi Đông Bắc...)..

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.

GV đặt câu hỏi cho các nhóm:

- Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu.

- Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật.

Hoạt động 8: So sánh các vùng đồi núi nước ta.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm lên bảng viết.

Với HS trung bình hoặc kém, GV có thể làm mẫu vùng rồi chia nhóm để HS có thể so sánh 3 vùng còn lại.

Bước 3: Các nhóm cử đại diện đánh giá phần trình bày của nhóm bạn. GV chuẩn kiến thức.

1. Đặc điểm chung của địa hình

a. Địa hình đồi núi:

+ Chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Địa hình cao dưới 1000m chiếm 85%, núi trung bình 14%, núi cao (>2000m) chỉ có 1%.

+ Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.

b. Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng

+ Địa hình già, trẻ lại có tính phân bậc rõ rệt: Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Cấu trúc gồm 2 hướng chính:

- Hướng TB - ĐN: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã.

- Hướng vòng cung: Vùng núi Đông Bắc và Trường Sơn Nam.

c. Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi do lượng mưa theo mùa.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông

d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.

+ Thông qua các hoạt động kinh tế: làm đường giao thộng, khai thác mỏ…

+ Nhiều địa hình nhân tạo: Đê, đập…

*TÍCH HỢP:

+ Ngày nay con người đã làm biến đổi, đảo lộn hệ thống trái đất với quy mô ngày càng rộng lớn, tốc độ chóng mặt. Biến đổi khí hậu đã trở thành một thách thức và nguy cơ lớn nhất đối với loài người trong thế kỉ XXI. Việt Nam được cảnh báo sẽ là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu; Hiện nay Việt Nam xuất hiện rất nhiều bằng chứng chứng minh tác động tiêu cực: Lượng mưa thất thường, luôn biến đổi, bão lũ tăng lên… Vậy chúng ta sẽ phải có những hành động cụ thể như thế nào ứng phó hợp lí?

+ Mức độ tích hợp: Liên hệ.

2. Các khu vực địa hình:

a. Khu vực đồi núi

* Vùng núi Đông Bắc:

+ Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng chủ yếu là đồi núi thấp.

+ Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía Bắc và Đông chụm lại ở Tam Đảo.

+ Hướng nghiêng: cao ở Tây Bắc và thấp xuống Đông Nam.

* Vùng núi Tây Bắc:

+ Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

+ Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipang 3143m). Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen giữa là cao nguyên đá vôi (cao nguyên Sơn La, Mộc Châu).

* Vùng núi Bắc Trường Sơn:

+ Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã.

+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam.

+ Các dãy núi song song, so le nhau dài nhất, cao ở hai đầu, thấp ở giữa.

+ Các vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị).

* Vùng núi Trường Sơn Nam:

+ Các khối núi Kontum, khối núi cực nam Tây Bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.

+ Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Playku, Đắk Lắk, Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao xếp tầng 500 - 800 - 1000m.

IV. ĐÁNH GIÁ

Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất

1. Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là:

A. Tây Bắc. C. Bắc Trường Sơn.

B. Đông Bắc D. Tây Nguyên.

2. Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là:

A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ. '

B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích.

C. Chủ yếu là đia hình cao nguyên.

D. Địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn diện tích.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP

Học sinh về nhà học bài, trả lời câu hỏi cuối bài và xem trước tiết sau.

Tài liệu liên quan tới Địa lí 12 bài 6:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm