Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (tiếp theo)

Giáo án Địa lý 12 bài: Thực hành đọc bản đồ địa hình và điền vào lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm vững

1. Kiến thức:

  • Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh vật ở nước ta, tình trạng suy thoái và hiện trang sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên sinh vật, sự suy thoái tài nguyên đất.
  • Biết dược các biện pháp của nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng và tài nguyên sinh vật và các biện pháp bảo vê tài nguyên đất.

2. Kĩ năng:

  • Có kĩ năng liên hệ thực tế về các biểu hiện suy thoái tài nguyên đất.
  • Phân tích bảng số liệu.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ đất thích hợp đối với đất đồng bằng và đất đồi núi.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

1. GV chuẩn bị:

  • Hình ảnh về các hoạt động chặt phá, phát đốt rừng, hậu quả của mất rừng, làm suy thoái đất và môi trường.
  • Hình ảnh về các loài chim thú quý cần bảo vệ.
  • Bản đồ VN

2. HS chuẩn bị:

  • Atlat Địa lí Việt Nam.
  • Sưu tầm tên của những loài Đ- TV nguy cơ tuyệt chủng và hiện trạng tài nguyên đất của nước ta.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. GV ổn định lớp, sĩ số

2. Khởi động: GV nêu vấn đề: Tại sao người ta chỉ trồng cà phê ở vùng Tây Nguyên mà không trồng ở Đồng bằng sông Hồng và ngược lại?

Tại sao người H’mông phải làm ruộng bậc thang? GV nêu bật lên: Trong quá trình sản xuất và đời sống, vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ các nguồn tài nguyên bao giờ cũng được đặt ra với tất cả tính chất nghiêm trọng và hầu như không thay đổi của nó.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

HĐ 1. Cả lớp

Tìm hiểu về việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

Dựa vào Bảng 14.1 nhận xét sự biến động diện tích rừng qua các giai đoạn 1943-1983 và 1983-2005. Vì sao có sự biến động đó?

* Giai đoạn 1943-1983:

Tổng diện tích rừng giảm 7.1 triệu ha;

Rừng tự nhiên giảm 7.5 triệu ha

Rừng trồng tăng 0.4 triệu ha.

Nguyên nhân suy giảm.

Có sự khác biệt về chất lượng rừng giữa năm 1943 và năm 2005 như thế nào ?

* Giai đoạn 1983-2005:

Tổng diện tích rừng tăng 5.5 triệu ha;

Rừng tự nhiên tăng 3.4 triệu ha - Rừng trồng tăng 2.1 triệu ha.

Nguyên nhân tăng:

=>Do Nhà nước có chính sách bảo vệ rừng, trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc.

GV: rừng có vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế mà còn tạo ra sự cân bằng sinh thái môi trường. Vì vậy việc bảo vệ và phát triển rừng có ý nghĩa rất lớn.

Chuyển ý: giới sinh vật ở nước ta có tính đa dạng cao thể hiện ở số lượng thành phần loài, các kiểu HST và nguồn gen quí hiếm. Tuy nhiên tác động của con người làm thu hẹp diện tích rừng, đồng thời cùng làm nghèo đi tính đa dạng của sinh vật.

Dựa vào bảng 14.2 em hãy nêu sự đa dạng thành phần loài và sự suy giảm số lượng loài thực vật động vật trên đất nước ta.

=> Số lượng loài đã biết: 14.500 loài thực vật, 300 loài thú, 830 loài chim…

Sự đa dạng ấy ngày càng bị suy giảm, nhiều loài đang bị mất dần trên đất nước ta như thực vật: 500 loài…

Nguyên nhân suy giảm và chúng ta cần thực hiện các biện pháp gì để bảo vệ sự đa dạng sinh vật.

=> GV gọi HS đọc nội dung SGK, chuẩn kiến thức.

Dựa vào BĐ du lịch nêu tên 10 vườn quốc gia.

HĐ 2. Cá nhân/cả lớp

Tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.

GV gọi HS nêu số liệu về diện tích đất rừng, đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng.

Với tỉ lệ che phủ rừng đạt 38% chưa đảm bảo đủ cân bằng sinh thái ở môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa.

Diện tích đất nông nghiệp bình quân trên đầu người hơn 0.1 ha là thấp so với một nước hoạt động nông nghiệp là chủ yếu.

Đất chưa sử dụng còn nhiều, nhưng cải tạo sử dụng rất khó khăn (mất thời gian, tốn kém).

GV gọi HS nêu các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất SGK.

HĐ 3. Nhóm

Tìm hiểu sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên khác.

GV kẻ bảng tổng hợp lên bảng, chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ, mỗi Nhóm thảo luận một loại tài nguyên.

+ Nhóm 1, 2: tài nguyên nước

+ Nhóm 3, 4: tài nguyên khoáng sản

+ Nhóm 5, 6: tài nguyên du lịch.

=>GV gọi đại diện HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức.

NỘI DUNG CHÍNH

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật:

a. Tài nguyên rừng:

Suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng:

+ Tổng diện tích rừng có sự biến động từ 14.3 triệu ha (1943) giảm mạnh còn 7.2 triệu ha (1983). Sau đó tăng lên 12.7 triệu ha.

+ Độ che phủ của rừng: năm 1943 là 43%...

+ Tuy diện tích và độ che phủ rừng tăng trong những năm gần đây nhưng chất lượng rừng vẫn bị suy thoái. (vì chủ yếu là rừng mới trồng, chưa khai thác được).

* Ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên rừng:

- Về kinh tế: cung cấp gỗ, làm dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái

- Về môi trường: Chống xói mòn đất; Tăng lượng nước ngầm, hạn chế lũ lụt; Điều hòa khí quyển...

- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:

+ Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt độ che phủ 70-80%.

+ Thực hiện các biện pháp qui hoạch và bảo vệ phát triển từng loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất).

+ Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng, giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

b. Đa dạng sinh học:

Giới sinh vật tự nhiên ở nước ta có tính đa dạng sinh học cao nhưng đang bị suy giảm.

Nguyên nhân suy giảm:

+ Do khai thác quá mức tài nguyên sinh vật.

+ Môi trường bị ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

- Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:

+ Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Ban hành Sách đỏ Việt Nam.

+ Ban hành các qui định khác.

2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất

* Hiện trạng sử dụng đất:

- Năm 2005, đất sử dụng trong nông nghiệp của nước ta chỉ khoảng 9,4triệu ha (28% tổng diện tích đất tự nhiên).

Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1ha, khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp thì không nhiều.

* Biện pháp: SGK

3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác: (Phụ lục)

*TÍCH HỢP:

+ Ngày nay các nhà khoa học đã khẳng định rằng con người đã làm biến đối khí hậu toàn cầu có hệ thống và đặt con người vào tình thế nguy cấp trong thế kỉ XXI. Điểm đầu tiên phải nói đến đó là hiện nay 1 diện tích rừng không nhỏ đã bị khai thác quá mức, hiện tượng mưa acid… đã làm thu hẹp diện tích rùng của nước ta. Lũ ống lũ quét diễn ra hằng năm tại khu vực đồi núi… Mặc dù Nhà Nước chủ trương trồng thêm rừng hằng năm phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhưng sản lượng và diện tích tăng lên không nhiều. Rừng là lá phổi xanh của Trái Đất? Rừng đang dần cạn kiệt- lá phổi xanh của Trái đất sẽ như thế nào?

+ Hơn thế, rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã nhất là những loài đặc hữu của nước ta nhưng đang nằm trong danh sách tuyệt chủng của thế giới thì chúng sẽ sinh sống ở đâu? Mất nơi cư cú và nguồn thức ăn từ rừng… các loài động vật sẽ như thế nào…

IV. ĐÁNH GIÁ:

1. Hãy nêu các biện pháp nhằm đảm bảo cân bằng nước và phòng chống ô nhiễm nước? GV gợi ý:

  • Tăng độ che phủ rừng, canh tác đúng kĩ thuật trên đất dốc để giữ nước vào mùa mưa.
  • Luật bảo vệ môi trường cần phổ biến rộng rãi đến nhân dân.
  • Xử lí hành chính đối với các cơ sở sản xuất, dân cư không thực hiện đúng qui định về nước thải, nhằm ngăn chặn nguồn gây ô nhiễm nước.
  • Tuyên truyền, giáo dục cho người dân không xả nước bẩn, rác thải vào sông hồ.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:

  • Liên hệ thực tế bản thân đối với việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên của em trong đời sống hàng ngày.
  • Hướng dẫn soạn bài mới.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm