Giáo án Địa lý 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng
Giáo án môn Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên phân hóa đa dạng để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)
Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm vững
1. Kiến thức:
- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo vĩ độ là do sự thay đổi khí hậu từ Bắc vào Nam mà ranh giới là dãy núi Bạch Mã.
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ.
- Hiểu được sự phân hoá thiên nhiên theo kinh độ (Đông - Tây) trước hết do sự phân hoá địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các luồng gió qua lãnh thổ.
- Biết được biểu hiến của sự phân hoá thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng: vùng biển và thềm lục địa, vng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu các trang bản đồ địa hình, khí hậu, đất, thực vật, động vật trong Atlat để hiểu các kiến thức nêu trong bài học. '
- Đọc biểu đồ khí hậu.
- Biết liên hệ thực tế để thấy được sự thay đổi thiên nhiên từ Bắc vào Nam.
3. Thái độ:Tinh thần ham học hỏi, đam mê nghiên cứu khoa học.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV chuẩn bị:
- Bản đồ hình thể Việt Nam.
- Tranh ảnh, băng hình về cảnh quan thiên nhiên. .
- Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Học sinh chuẩn bị:
- Atlat Địa lí Việt Nam.
- HS tìm tòi những tranh ảnh liên quan đến bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Vào bài mới: GV sử dụng bản đồ hình thể VN, mời 1 số học sinh ghi nhiệt độ trung bình năm của các địa điểm: Lạng Sơn, Hà Nội, Huế, Đà Lạt, TP Hồ Chí Minh.
GV: Chúng ta thấy có sự phân hoá rõ nét về nhiệt độ không khí từ Bắc xuống Nam từ thấp lên cao. Đó là một trong những biểu hiện của sự phân hoá đa dạng của thiên nhiên nước ta.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS | NỘI DUNG CHÍNH |
Hoạt động l: Tìm hiểu đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc và phía Nam lãnh thổ. Hình thức: Nhóm. Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Một HS trình bày đặc điểm thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ. Một HS trình bày đặc điểm thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ. Các HS khác nhận xét bổ sung. Bước 3: GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. 1 Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo Bắc - Nam. Hình thức: Cả lớp. GV đặt câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết: Tại sao miền Bắc có 3 tháng nhiệt độ thấp dưới 18oC. (Do nằm gần chí tuyến Bắc, lại chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa đông bắc). Nếu không có mùa đông lạnh thì sinh vật của miền Bắc có đặc điểm gì (miền Bắc sẽ không có cây cận nhiệt đới, cây ôn đới và các loài thú có lông dày). HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. GV kết luận: Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây. Hình thức: Cả lớp/nhóm. Bước 1: GV hình thành sơ đồ sự phân hoá thiên nhiên theo Đông - Tây (xem sơ đồ phần phụ lục). Quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, hãy nhận xét về sự thay đổi thiên nhiên từ Đông sang Tây. Nêu các biểu hiện sự phân hoá thiên nhiên vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. Giải thích sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc? GV: Ba cấp độ của sơ đồ đã thể hiện sự phân hóa sâu sắc của thiên nhiên nước ta theo hướng Đông - Tây. Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV đánh giá, cho điểm bài trình bày tốt. | 1. Thiên nhiên phân hóa theo Bắc- Nam a) Phần lãnh thổ phía Bắc: Giới hạn: Từ dãy núi Bạch Mã trở ra. + Có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh. + Nhiệt độ trung bình năm 22-24oC + Phân thành 2 mùa là mùa đông và mùa hạ. + Cảnh quan phổ biến là đới rừng gió mùa nhiệt đới + Thành phần sinh vật có các loại nhiệt đới chiếm ưu thế. b) Phần lãnh thổ phía Nam: Giới hạn: Từ dãy Bạch Mã vào. + Khí hậu mang tính chất cận xích đạo gió mùa nóng quanh năm + Nhiệt độ trung bình năm trên 25oC + Phân thành 2 mùa là mưa và khô + Cảnh quan phổ biến đới rừng gió mùa cận xích đạo + Thành phần sinh vật mang đặc trưng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài 2. Thiên nhiên phân hoá theo Đông – Tây: a. Vùng biển và thềm lục địa: Diện tích gấp 3 lần diện tích đất liền (1 triệu km2) Các dòng hải lưu thay đổi theo hướng gió mùa. b. Vùng đồng bằng ven biển: Thay đổi tuỳ nơi: + Nơi núi xa biển: đồng bằng mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông (ĐB. sông Hồng, ĐB. sông Cửu Long). + Nơi đồi núi lan ra sát biển: thì đồng bằng hẹp ngang, bờ biển khúc khuỷu (ĐB Duyên hải miền Trung). c. Vùng đồi núi: *Khác biệt thiên nhiên giữa vùng núi ĐB và TB: + Vùng núi Đông Bắc mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh đến sớm. + Vùng núi thấp phía nam Tây Bắc có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; ở vùng núi cao, cảnh quan giống như vùng ôn đới. *Khác biệt thiên nhiên giữa Đông Trường Sơn và Tây Nguyên: + Khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì ở Tây Nguyên là mùa khô. + Còn khi Tây Nguyên vào mùa mưa thì bên sườn Đông Trường Sơn lại khô nóng (gió Lào). |
IV. ĐÁNH GIÁ
1. Ghi chữ Đ vào những câu đúng, chữ S vào những câu sai:
…… Vùng Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm.
……. Sườn Đông dãy núi Trường Sơn mưa nhiều vào thu đông.
……. Khí hậu Tây Nguyên khô hạn gay gắt vào mùa hạ.
……. Vùng Tây Bắc có nhiều đai khí hậu theo độ cao nhất nước ta.
2. Khoanh tròn ý em cho là đúng
Nhận định không đúng với đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Bắc lãnh thổ nước ta là:
A: Toàn bộ miền Bắc có mùa đông lạnh kéo dài 3 tháng
B. Về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 đến 2 tháng, ở Huế chỉ có thời tiết lạnh.
C Thời kì bắt đầu mùa mưa có xu hướng chậm dần về phía Nam.
D. Tất cả các ý trên
3. Đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ nước ta là:
A. Nóng quanh năm, chia thành hai mùa mưa và khô.
B. Có mùa đông lạnh, ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
C. Mang tính chất nhiệt đới gió mùa hải dương.
D. Cả ý A và B đều đúng.
4. (Tr. 50) So sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
* Chế độ nhiệt ở Hà Nội:
- Có nền nhiệt thấp hơn TP. Hồ Chí Minh (23.5 so với 27.10C).
- Có 3 tháng nhiệt độ xuống dưới 200C (tháng: 12, 1, 2).
- Có 4 tháng nhiệt độ cao hơn TP. Hồ Chí Minh (tháng: 6, 7, 8, 9).
- Hồ Chí Minh nóng quanh năm không có tháng nào nhiệt độ xuống dưới 25oC.
- Biên độ nhiệt ở Hà Nội cao (12.5oC ở TP. Hồ Chí Minh thấp, chỉ 3.1oC).
* Chế độ mưa:
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có lượng mưa nhiều trong các tháng 5-10. Nhưng lượng mưa ở TP. Hồ Chí Minh lớn hơ
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều có lượng mưa ít vào các tháng 11- 4. Nhưng lượng mưa ở Hà Nội lớn hơn
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
- Trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Hướng dẫn chuẩn bị bài mới chu đáo.