Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 12 bài 10: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo)

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa (tiếp theo) để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giáo án Địa lý 12 bài: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần nắm vững

1. Kiến thức:

  • Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình, thuỷ văn, thổ nhưỡng.
  • Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên.
  • Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản xuất, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp.

2. Kĩ năng:

  • Phân tích mối quan hệ tác động giữa các thành phần tự nhiên tạo nên tính thống nhất thể hiện ở đặc điểm chung của một lãnh thổ.
  • Biết liên hệ thực tế để giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên...
  • Phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.

3. Thái độ: Học sinh có thái độ say mê nghiên cứu những vấn đề cơ bản trong tự nhiên nước ta từ đó có xu hướng khai thác tốt hơn những thuận lợi của đất nước ta về mặt tự nhiên trong phát triển kinh tế- xã hội.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ địa hình VN
  • Bản đồ các hệ thống sông chính ở nước ta.
  • Atlat Địa lí Việt Nam.

2. Học sinh chuẩn bị:

  • Atlat Địa lí Việt Nam.
  • Hoàn thành phiếu học tập (tự làm) theo hướng dẫn của GV từ bài học trước.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Khởi động: GV vẽ lên bảng sơ đồ mối quan hệ giữa các thành phần nhiên (khí hậu, địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật) và yêu cầu HS tìm các dẫn chứng từ thiên nhiên Việt Nam cho từng mối quan hệ (khí hậu - địa hình; khí hậu - sông ngòi; khí hậu- sinh vật...). GV nhấn mạnh khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đã chi phối các thành phần tự nhiên khác hình thành nên đặc điểm chung nổi bật của tự nhiên nước ta, đó là thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động 1: tìm hiểu đặc điểm và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của địa hình

Hình thức: Theo cặp

Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS (Xem phiếu học tập phần phụ lục).

Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Một HS đại diện trình bày trước lớp, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức. GV đặt thêm câu hỏi: Dựa vào hiểu biết của bản thân em hãy đề ra biện pháp nhằm hạn chế hoạt động xâm thực ở vùng đồi núi.

Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và giải thích tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của sông ngòi, đất và sinh vật .

Hình thức: Nhóm.

Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập phần phụ lục) .

Nhóm l: tìm hiểu đặc điểm sông ngòi. Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm đất đai.

Nhóm 3: Tìm hiểu đặc điểm sinh vật.

Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.

Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm. (xem thông tin phản hồi phần phụ lục).

GV đưa câu hỏi thêm cho các nhóm:

Câu hỏi cho nhóm l: Chỉ trên bản đồ các dòng sông lớn của nước ta. Vì sao hàm lượng phù sa của nước sông Hồng lớn hơn sông Cửu Long?

Câu hỏi cho nhóm 2: Giải thích sự hình thành đất đá ong ở vùng đồi, thềm phù sa cổ nưóc ta?

Câu hỏi cho nhóm 3: Dựa vào Atlat nhận biết nơi phân bố một số loại rừng chính của nước ta.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống.

Hình thức: Cả lớp

GV cho HS đọc suy luận và liên hệ thực tế Tìm hiểu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.

Chế độ nhiệt ẩm thất thường gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp như thế nào?

*Tìm hiểu ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống.

GV: chế độ nước sông ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động sx ở ngành nào?

→ Vận tải, du lịch, thuỷ điện…

* Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống
- Thuận lợi để phát triển các ngành lâm nghiệp, thủy sản, GTVT, du lịch... và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng vào mùa khô.
- Khó khăn:
+ Các hoạt động giao thông, vận tải du lịch, công nghiệp khai thác chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông.
+ Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc quản lý máy móc, thiết bị và nông sản.
+ Các thiên tai như mưa bão, lũ lụt, hạn hán và diễn biến bất thường như giông, lốc, mưa đá, sương mù, rét hại, khô nóng... cũng gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống
+ Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

2. Các thành phần tự nhiên khác:

a. Địa hình

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: do địa hình dốc, lớp phủ thực vật bị mất

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: là kết quả tất yếu của quá trình xâm thực mạnh ở miền núi. Làm bồi tụ mở mang nhanh chống các đồng bằng hạ lưu sông: rìa phía đong nam các đồng bằng châu thổ sông Hồng, phía tây nam đồng bằng sông Cửu Long.

→ Là quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại.

b. Sông ngòi:

+ Mạng lưới sông ngoài dày đặc: nước ta có khoảng 2360 sông, trung bình cứ 20 km dọc bờ biển lại gặp một cửa sông.

+ Sông ngòi nhiều nước giàu phù sa: tổng lượng phù sa: 200 triệu tấn/năm, tổng lượng nước: 839 tỉ m3/năm.

+ Chế độ mưa theo mùa: mùa khô thì sông trơ đáy, mùa hạ gây lũ lụt; Chế độ dòng chảy thất thường.

Tích hợp: Hệ thống sông suối ao hồ kênh rạch của nước ta rất dày đặc tuy nhiên lượng nước phân bố không đồng đều giữa các mùa:

Mùa mưa: nước lũ về kết hợp với triều cường ngập lụt ở một số vùng ven biển, gây ô nhiễm môi trường đất, đặc biệt khu vực ĐBSCL, mùa lũ nước về nhiều mang theo lượng phù sa lớn, hầu như những vật chất xói lở vùng thượng lưu là đóng 3 cửa, hiện nay còn 6 cửa thông ra biển → hệ sinh thái của 3 cửa bị bít sẽ như thế nào?

ĐBSH có hệ thống đê bao bọc xung quanh, lương phù sa không bồi đắp cho đồng bằng, đất đai sẽ như thế nào? Hệ sinh vật có sự biến đổi?

c. Đất:

+ Nhiệt - ẩm cao → Phong hóa mạnh → tầng đất dày; mưa nhiều- rửa trôi các bazo dễ tan→ đất chua và tích tụ oxit Fe-Al đỏ vàng: Quá trình Feralit là quá trình hình thành đất chủ yếu ở nước ta.

d. Sinh vật:

+ Hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm gió mùa là cảnh quan tiêu biểu ở nước ta.

+ Có sự xuất hiện các thành phần á nhiệt đới và ôn đới núi cao

3. Ảnh hưởng của thiên nhiên NĐAGM đến sản xuất nông nghiệp:

+ Thuận lợi: Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới (Lúa nước), tăng vụ, đa dạng cây trồng, vật nuôi, nâng cao năng suất....

+ Khó khăn: mưa bão, lũ lụt...

* TÍCH HỢP:

+ Đối với sản xuất nông nghiệp: BĐKH làm tăng tính thất thường của các yếu tố khí hậu, thời tiết: El Nino, La Nina… Mùa mưa thừa nước trong khi mùa khô lại thiếu nước. Năm rét sớm, năm rét muộn, năm úng ngập, năm hạn hán. Nơi chống úng trong khi nơi khác phải chống hạn.

+ Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác và đời sống: Ảnh hưởng lớn… Hướng giải quyết.

+ Mặc dù là quốc gia có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước, đặc biệt là nước sạch. Nạn phá rừng, khai thác bừa bãi, và sử dụng lảng phí nước, ô nhiễm công nghiệp, nông nghiệp và các khu đô thị ngày càng gia tăng dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, suy giảm cả trữ lượng, lẫn chất lượng.

IV. ĐÁNH GIÁ:

1. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở địa hình vùng núi đá vôi là:

A. Bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.

B. Đất bị bạc màu.

C. Có nhiều hang động ngầm, suối cạn, thung lũng khô.

D. Thường xảy ra hiện tượng đất trượt, đá lở.

2. Phân tích thêm những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Trả lời câu hỏi cuối bài.

Chuẩn bị bài mới Thiên nhiên phân hóa đa dạng: Những đặc điểm của thiên nhiên phân hóa theo chiều bắc- nam là do sự phân hóa khí hậu và thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông- Tây.

Đánh giá bài viết
1 4.556
Sắp xếp theo

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm