Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý 12 bài 9: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

Giáo án môn Địa lý lớp 12

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý 12 bài: Đất nước nhiều đồi núi

Giáo án Địa lý 12 bài: Đất nước nhiều đồi núi (tiếp theo)

Giáo án Địa lý 12 bài: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài hoc, HS cần nắm vững:

1. Kiến thức:

  • Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
  • Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa

2, Kĩ năng:

  • Biết phân tích biểu đồ khí hậu.
  • Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu.
  • Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu đối với sản xuất ở nước ta.

3. Thái độ: Thông qua những kiến thức được trau dồi trên lớp học sinh tự tổ chức làm bài tiểu luận về những thuận lợi và khó khăn của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nước ta và liên hệ thực tế địa phương để tìm ra phương hướng mới trong cải tạo hoạt động sản xuất của địa phương.

4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:

  • Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán.
  • Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. GV chuẩn bị:

  • Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam; Atlat địa lí Việt Nam.
  • Lược đồ gió mùa mùa đông và gió mùa mùa mùa hạ ở Đông Nam Á.
  • Bản đồ khí hậu Việt Nam.

2. Học sinh chuẩn bị:

  • Atlat địa lí Việt Nam.
  • Soạn những nội dung quan trọng cần nhớ của bài học hôm nay.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Mở bài:GV nhắc lại kiến thức về gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ đã được học ở chương trình lớp 10, sau đó liên hệ tình hình nước ta và vào bài.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV và HS

NỘI DUNG CHÍNH

Hoạt động l: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới

Hình thức: Cặp.

GV đặt câu hỏi: Đọc SGK, bảng số liệu, kết hợp quan sát bản đồ khí hậu, hãy nhận xét tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:

Tổng bức xạ........, cân bằng bức xạ..........

Nhiệt độ trung bình năm?

Tổng số giờ nắng?

GV đặt câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn 20oC? (Đà Lạt thuộc cao nguyên Lâm Viên, sự phân hoá nhiệt độ theo độ cao làm nhiệt độ trung bình của Đà Lạt chỉ đạt 18,3oC).

Một HS trả lời, các HS khác bổ sung.

Chuyển ý: Một trong những nguyên nhân quan trọng làm nhiệt độ của nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam là do sự tác động của gió mùa.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về gió mậu dịch.

GV đặt câu hỏi: Hãy cho biết nước ta nằm trong vành đai gió nào? Gió thổi từ đâu tới đâu, hướng gió thổi ở nước ta?

HS trả lời (Gió mậu dịch thổi từ cao áp cận chí tuyến về Xích Đạo).

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nguyên nhân hình thành gió mùa

Bước 1: GV đặt câu hỏi: Nhận xét và giải thích nguyên nhân hình thành các trung tâm áp cao và áp thấp vào mùa đông?

Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chuẩn kiến thức.

GV đặt câu hỏi: Nhận xét và giải thích nguyên nhân hình thành các trung tâm áp cao và áp thấp vào mùa hạ?

HS trả lời, GV chuẩn kiến thức

Hoạt động 4: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.

Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt động:

Nhóm 1: tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ.

Nhóm 2: đặc điểm của gió mùa mùa đông.

Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi cho các nhóm:

Câu hỏi 1: Tại sao miền Nam hầu như không ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu hỏi 2: Tại sao cuối mùa đông, gió mùa Đông Bắc gây mưa ở vùng ven biển và ĐBSH?

1. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

a. Tính chất nhiệt đới:

+ Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm.

+ Nhiệt độ trung bình năm cao, trên 20oC (22-27oC).

+ Tổng số giờ nắng tuỳ nơi từ 1.400 - 3.000 giờ/năm.

*Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, trong năm có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

b. Lượng mưa, độ ẩm lớn:

+ Lượng mưa trung bình năm từ 1.500 – 2.000 mm; Nơi đón gió lượng mưa tb 3500- 4000mm.

+ Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn luôn dương.

*Nguyên nhân: các khối khí di chuyển qua biển mang lượng ẩm lớn.

c. Gió mùa: Xem bảng phụ lục

* Tích hợp:

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tác động tích cực đến sự phát triển hệ động thực vật, vi sinh vật của nước ta. Tuy nhiên, tác động của gió mùa- gió mùa mùa đông ảnh hưởng mạnh mẽ đến khu vực Đông bắc gây lạnh, nhiều loài động vật bị chế do rét đậm rét hại tác động. Vấn đề môi sinh và bảo vệ môi trường trong lành? Ngoài ra, gió mùa mùa hạ cũng tác động làm cho khu vực phía Đông dọc dãy Trường Sơn gây khô nóng, thiếu nước sinh hoạt→ vấn đề môi sinh, môi trường?

IV. ĐÁNH GIÁ

Câu 1: HS gắn mũi tên gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ lên bản đồ trống.

Câu 2: Có ý kiến cho rằng: gió mùa mùa hạ là nguồn gốc gây ra thời tiết khô nóng ở miền Trung, đúng hay sai, vì sao?

Câu 3: Bài tập2 (sgk) Nhận xét sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam và giải thích:

  • Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ Bắc vào Nam, vì càng vào Nam thì càng gần xích đạo, lượng bức xạ nhận được càng lớn do góc chiếu của tia sáng Mặt trời lớn và thời gian giữa 2 lần Mặt Trời qua thiên đỉnh cáng cách xa nhau.
  • Nhiệt độ trung bình tháng I tăng nhanh khi đi từ Bắc vào Nam do phía Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Ở phía Nam (từ dải Bạch Mã trở vào) không còn chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ tăng nhanh.
  • Nhiệt độ trung bình tháng VII tăng dần từ Bắc vào Nam theo qui luật nhưng không rõ rệt. Riêng TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung bình thấp hơn vì có mưa nhiều.

V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP: Làm bài tập cuối bài và xem trước bài của tiết sau.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 12

    Xem thêm