Giáo án lớp 1 Kết nối tri thức (Đầy đủ các môn)
Giáo án lớp 1 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 theo bộ sách mới kết nối tri thức với cuộc sống.
Giáo án lớp 1 bộ sách kết nối tri thức
Giáo án lớp 1 môn Toán
BÀI 1: CÁC SÔ 0, 1, 2, 3, 4, 5
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
- Đọc, đếm, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp được các số từ 0 đến 5.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: Hôm nay chúng ta học bài 1: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5 | - Hát - Lắng nghe |
2. Khám phá - GV trình chiếu tranh trang 8 | - HS quan sát |
- GV chỉ vào các bức tranh đầu tiên và hỏi: + Trong bể có bao nhiêu con cá? + Có mấy khối vuông? + Vậy ta có số mấy? - GV giới thiệu số 1 - GV chuyển sang các bức tranh thứ hai. GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm “một”, rồi chỉ vào con cá thứ hai rồi đếm “hai”, sau đó GV giới thiệu “Trong bể có hai con cá”, đồng thời viết số 2 lên bảng. - GV thực hiện tương tự với các bức tranh giới thiệu 3, 4, 5 còn lại. - Bức tranh cuối cùng, GV chỉ tranh và đặt câu hỏi: + Trong bể có con cá nào không? + Có khối vuông nào không?” + GV giới thiệu “Trong bể không có con cá nào, không có khối vuông nào ”, đồng thời viết số 0 lên bảng. - GV gọi HS đọc lại các số vừa học. | - HS quan sát đếm và trả lời câu hỏi + Trong bể có 1 con cá. + Có 1 khối vuông + Ta có số 1 - HS quan sát, vài HS khác nhắc lại. - HS theo dõi, nhận biết số 2 - HS theo dõi và nhận biết các số: 3, 4, 5. - HS theo dõi, quan sát bức tranh thứ nhất và trả lời câu hỏi. + Không có con cá nào trong bể + Không có khối ô vuông nào + HS theo dõi nhận biết số 0 và nhắc lại. - HS đọc cá nhân- lớp: 1, 2, 3, 4, 5, 0 |
* Nhận biết số 1, 2, 3, 4, 5 | |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 1 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 1 que tính rồi đếm: 1 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 2 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 2 que tính rồi đếm: 1, 2 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 3 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 4 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4 |
- GV yêu cầu học sinh lấy ra 5 que tính rồi đếm số que tính lấy ra. | - HS làm việc cá nhân lấy 3 que tính rồi đếm: 1, 2, 3, 4, 5 |
Viết các số 1, 2, 3, 4, 5 | |
- GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn HS viết lần lượt các số | |
* Viết số 1 + Số 1 cao 2 li. Gồm 2 nét: nét 1 là thẳng xiên và nét 2 là thẳng đứng. + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét thẳng xiên đến đường kẻ 5 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng đứng xuống phía dưới đến đường kẻ 1 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 1 |
* Viết số 2 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 2 cao 2 li. Gồm 2 nét: Nét 1 là kết hợp của hai nét cơ bản: cong trên và thẳng xiên. Nét 2 là thẳng ngang + Cách viết: Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 4, viết nét cong trên nối với nét thẳng xiên ( từ trên xuống dưới, từ phải sang trái) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 1) bằng độ rộng của nét cong trên. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 2 |
* Viết số 3 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 3 cao 2 li. Gồm 3 nét: 3 nét. Nét 1 là thẳng ngang, nét 2: thẳng xiên và nét 3: cong phải + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, chuyển hướng bút viết nét thẳng xiên đển khoảng giữa đường kẻ 3 và đường kẻ 4 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải xuống đến đường kẻ 1 rồi lượn lên đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 3 |
* Viết số 4 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét: Nét 1: thẳng xiên, nét 2: thẳng ngang và nét 3: thẳng đứng. + Cách viết: + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5, viết nét thẳng xiên (từ trên xuống dưới) đến đường kẻ 2 thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1 chuyển hướng bút viết nét thẳng ngang rộng hơn một nửa chiều cao một chút thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2, lia bút lên đường kẻ 4 viết nét thẳng đứng từ trên xuống (cắt ngang nét 2) đến đường kẻ 1 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 4 |
* Viết số 5 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 4 cao: 4 li (5 đường kẻ ngang). Gồm 3 nét. Nét 1: thẳng ngang, nét 2: thẳng đứng và nét 3: cong phải. + Cách viết: Cách viết số 5 + Nét 1: Đặt bút trên đường kẻ 5 viết nét thẳng ngang (trùng đường kẻ 5) bằng một nửa chiều cao thì dừng lại. + Nét 2: Từ điểm dừng bút của nét 1, lia bút trở lại điểm đặt bút của nét 1, viết nét thẳng đứng đến đường kẻ 3 thì dừng lại. + Nét 3: Từ điểm dừng bút của nét 2 chuyển hướng bút viết nét cong phải đến đường kẻ 2 thì dừng lại. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 5 |
* Viết số 0 - GV viết mẫu kết hợp hướng dẫn học sinh viết: + Số 0 cao 4 li ( 5 đường kẻ ngang). Gồm 1 nét. Nét viết chữ số 0 là nét cong kín (chiều cao gấp đôi chiều rộng). + Cách viết số 0: Đặt bút phía dưới đường kẻ 5 một chút, viết nét cong kín (từ phải sang trái). Dừng bút ở điểm xuất phát. Chú ý: Nét cong kín có chiều cao gấp đôi chiều rộng. - GV cho học sinh viết bảng con | - Theo dõi, viết theo trên không trung. - Viết bảng con số 0 |
Hoạt động thực hành * Bài 1: Tập viết số. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV chấm các chấm theo hình số lên bảng - GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. - GV cho HS viết bài | - HS theo dõi - HS quan sát - Theo dõi hướng dẫn của GV - HS viết vào vở BT |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV hỏi về nội dung các bức tranh con mèo: Bức tranh vẽ mấy con mèo? - Vậy ta cần điền vào ô trống số mấy? - GV cho HS làm phần còn lại. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - Vẽ 1 con mèo - Điền vào số 1 - Làm vào vở BT. - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các chấm xuất hiện trên mỗi mặt xúc xắc. - GV hướng dẫn HS mối quan hệ giữa số chấm xúc sắc và số trên mỗi lá cờ. - Tùy theo mức độ tiếp thu của HS mà GV có thể yêu cấu HS làm luôn bài tập hoặc cùng HS làm ví dụ trước. - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm - HS phát hiện quy luật: Số trên mỗi lá cờ chính là số chấm trên xúc sắc. - HS làm bài - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Số 0 giống hình gì? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. | |
Tiết 2 Luyện tập | |
* Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và nêu kết quả - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS tìm các số thích hợp điền vào chỗ trống - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát tìm số -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát và đếm -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
* Bài 4: - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS phân biệt các củ cà rốt đã tô màu và chưa tô màu rồi nêu kết quả - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát và đếm -HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? | |
Tiết 3: Luyện tập | |
* Bài 1: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các con vật trong mỗi hình và khoanh tròn vào số ứng với số lượng mỗi con vật - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm -HS khoanh vào số thích hợp - HS nhận xét bạn |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng thùng trên xe a) Vậy cần phải thêm mấy thùng nữa để trên xe có 3 thùng? Tương tự với câu b) Hs tìm kết quả đúng - GV mời HS lên bảng chia sẻ - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm -HS nêu câu trả lời thích hợp - HS nhận xét bạn |
* Bài 3: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS tìm số thích hợp để điền vào ô trống thích hợp - GV mời HS nêu kết quả - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS đếm thêm để tìm số thích hợp -HS nêu câu trả lời - HS nhận xét bạn |
* Bài 4: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu đếm số lượng các sự vật có trong hình và điền vào ô tương ứng vơi mỗi hình - GV mời HS nêu kết quả - GV cùng HS nhận xét | - HS nhắc lại y/c của bài - HS đếm -HS nêu câu trả lời - HS nhận xét bạn |
Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? |
BÀI 2: CÁC SÔ 6,7,8,9,10
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
- Đọc, đếm, viết được các số trong phạm vi 10.
- Sắp xếp được các số trong phạm vi 10 theo thứ tự từ bé đến lớn, từ lớn đến bé.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản, biết quan sát để tìm kiếm sự tương đồng.
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
- Xúc sắc, mô hình vật liệu......
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Khám phá - GV cho HS quan sát tranh: ? Trong bức tranh có những đồ vật gì? - GV cho HS làm quen với với số lượng và nhận mặt các số từ 6 đến 10 - Giới thiệu: Có 6 con ong. - Viết số 6 lên bảng -GV thực hiện việc đếm và giới thiệu số tương tự với các bức tranh còn lại. | - HS quan sát |
3.Hoạt động * Bài 1: Tập viết số. - GV nêu yêu cầu của bài. - GV chấm các chấm theo hình số lên bảng - GV hướng dẫn HS viết các số theo chiều mũi tên được thể hiện trong SGK. - GV cho HS viết bài | - HS theo dõi - HS quan sát - Theo dõi hướng dẫn của GV - HS viết vào vở BT |
* Bài 2: Số ? - GV nêu yêu cầu của bài. - GV yêu cầu HS đếm số lượng các loại bánh xuất hiện trong hình vẽ và nêu kết quả - Gv nhận xét , kết luận | - HS nhắc lại y/c của bài - HS quan sát đếm - HS nêu miệng - HS nhận xét bạn |
Bài 3: Đếm số - Nêu yêu cầu bài tập - HD HS đếm thêm để tìm ra phương án đúng | - HS nêu - HS trả lời |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. | |
Tiết 2 | |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập - GV giới thiệu tranh - Yêu cầu học sinh kiểm tra đáp số được đưa ra trong SGK - Nhận xét, kết luận | - Hs quan sát - HS nêu đáp số - HS nhận xét bạn |
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập - Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 - Gv nhận xét, kêt luận | - Hs nhắc lại - HS đếm số - Nhận xét |
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS đếm và ghi lại số chân của từng con vật - HS đếm số lượng các con vật có 6 chân - HS trả lời kết quả - GV nhận xét bổ sung | - HS nêu - HS đếm và ghi - HS đếm - Hs trả lời: Có 3 con vật có 6 chân - HS nhận xét |
Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - Giới thiệu tranh - Yêu cầu HS đếm các con vật có trong tranh - GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả - GV nhận xét bổ sung | - HS nhắc lại yêu cầu - Quan sát tranh - HS làm việc theo nhóm: Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả |
3/Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn. | |
Tiết 3 | |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập: Đếm số lượng các con vật trong mỗi bức tranh và chọn số tương ứng - GV giới thiệu tranh - ? Trong mỗi bức tranh vẽ con vật nào? - GV chọn một bức tranh hướng dẫn mẫu - HD HS đếm số lượng các con vật trong tranh sau đó chọn số tương ứng với mỗi bức tranh - Nhận xét, kết luận | - Hs quan sát - HS trả lời - HS nhận xét bạn |
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Nhặt trứng Người chơi lần lượt gieo xúc xắc, đếm số chấm ở mạt trên xúc xăc. Lấy một quả trứng trong ô được bao quanh bởi số đó. Lấy đến khi được 6 quả trứng thì kết thúc trò chơi chơi - HS chơi theo nhóm - Kết thúc trò chơi GV tuyên dương nhóm nào lấy được trứng chính xác nhất. - GV nhận xét bổ sung | - HS nhắc lại yêu cầu - HS theo dõi - HS chơi theo nhóm |
3. Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Từ ngữ toán học nào em cần chú ý? - Về nhà em cùng người thân tìm thêm các ví dụ có số các số vừa học trong cuộc sống để hôm sau chia sẻ với các bạn |
BÀI 3: NHIỀU HƠN, ÍT HƠN, BẰNG NHAU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU:
1. Phát triển các kiến thức.
- Có biểu tượng ban đầu về nhiều hơn, ít hơn, bằng nhau
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật qua sứ dụng các từ nhiều hơn, ít hơn, bằng.
2. Phát triển các năng lực chung và phẩm chất.
- So sánh được số lượng của hai nhóm đồ vật trong bài toán thực tiễn có hai hoặc ba nhóm sự vật
II. CHUẨN BỊ:
- Bộ đồ dùng học toán 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
Tiết 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Khám phá GV hỏi: - Bạn nào đã từng nhìn thấy con ếch? - Các em thấy ếch ngồi trên lá chưa? - GV cho HS quan sát tranh: ? Trong tranh có đủ lá cho ếch ngồi không? ? Vậy số ếch có nhiều hơn số lá không? ? Số ếch có ít hơn số lá không? ? Các em có nhìn thấy đường nối giữa mấy chú ếch nối và mấy chiếc lá không? GV giải thích cứ một chú ếch nối với một chiếc lá ? Có đủ lá để nối với ếch không? - GV kết luận “Khi nối ếch với lá, ta thấy hết lá sen nhưng thừa ếch, vậy số ếch nhiều hơn số lá sen, Số lá sen ít hơn số ếch” -- GV lặp lại với minh hoạ thứ hai về thỏ và cà rốt, có thể mở đầu bằng câu hỏi; “Đố các em, thỏ thích ăn gì nào?”. - Với ví dụ thứ hai, GV có thể giới thiệu thêm cho các em “Khi nối thó với cà rốt cả hai đều được nối hết nên chúng bằng nhau | - HS quan sát _ HS trả lời câu hỏi |
3. Hoạt động * Bài 1: - Nêu yêu cầu Bài tập - GV hướng dẫn HD ghép cặp mỗi bông hoa với một con bướm. GV hỏi: Bướm còn thừa hay hoa còn thừa? ? Số bướm nhiều hơn hay số hoa nhiều hơn? - GV nhận xét, kết luận. - GV cho HS viết bài | - HS nhắc lại - HS quan sát - HS thực hiện ghép cặp - Nhận biết sự vật nào nhiều hơn, ít hơn |
* Bài 2: - Tương tự như bài 1 | |
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập - HD HSghép cặp VD: Với chú chim đang đậu trên cây, ghép nó với con cá nó ngậm trong mỏ; với chú chim đang lao xuống bắt cá, ghép nó với con cá mà nó nhắm đến; với chú chim đang tranh cá, ghép nó với con cá nó đang giật từ cần câu. Có thể làm tương tự cho mèo với cá để xác định tính đúng sai cho câu c. - Sau khi ghép cho HS tìm ra câu đúng trong câu a và b - GV kết luận nhận xét | - HS nêu - HS theo dõi - HS tiến hành ghép |
3.Củng cố, dặn dò - Bài học hôm nay, em biết thêm điều gì? - Về nhà em tự tìm các đồ vật rồi so sánh | |
Tiết 2 | |
1. Khởi động - Ổn định tổ chức - Giới thiệu bài: | - Hát - Lắng nghe |
2. Luyện tập Bài 1: - Nêu yêu cầu bài tập - Cho HS tự làm. - Sau đó GV gọi một số em đứng lên trả lời câu hỏi. - Cuối cùng, GV nhận xét đúng sai và hướng dẫn giải bằng cách ghép cặp lá dâu với tằm (nên ghép cặp lá dâu và tằm ở gần nhau). - Nhận xét, kết luận | - HS nêu lại - Hs làm bài - HS nêu kết quả - HS nhận xét bạn |
Bài 2: - Nêu yêu cầu bài tập - Gv hướng dẫn học sinh đếm theo thứ tự số H1: thứ tự 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 H2: thứ tự 10,9,8,7,6,5,4,3,2,1 - Gv nhận xét, kêt luận | - Hs nhắc lại - HS đếm số - Nhận xét |
Bài 3: - Nêu yêu cầu bài tập - Hướng dẫn HS quan sát để nhận thấy tất các các con nhím đều có nấm mà vẫn còn 1 cây nấm không trên con nhím nào. - ? Vậy số nấm có nhiều hơn số nhím hay không - GV nhận xét kết luận | - HS nêu - HS quan sát - HS đếm - Hs trả lời - HS nhận xét |
Bài 4: - Nêu yêu cầu bài tập - Yêu cầu HS quan sát tranh , chọn câu trả lời đúng. - GV yêu cầu Hs báo cáo kết quả - GV nhận xét bổ sung | - HS nhắc lại yêu cầu - Quan sát tranh - HS làm việc theo nhóm: -Đếm các con vật có trong tranh rồi nêu kết quả |
BÀI 22: So sánh số có hai chữ số
I. MỤC TIÊU:
Học xong bài này học sinh đạt các yêu cầu sau:
- So sánh các số có hai chữ số.
- Nhận ra số lớn nhất, bé nhất trong nhóm có 3 số.
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ. Thực hiện các yêu cầu của giáo viên nêu ra.
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Vận dụng được kiến thức kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
I. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án, tranh ảnh, phiếu học tập, bảng nhóm
2. Học sinh:
- Vở, SGK
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Khởi động | |
- Tổ chức cho học sinh đọc nối tiếp các số từ 85 đến 100 - Nhận xét, chốt, chuyển - Giới thiệu bài học. YC HS đọc mục tiêu Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới - Yêu cầu HS quan sát tranh gv đính lên bảng - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 16: có 1 chục và 6 đơn vị. 19: có 1 chục và 9 đơn vị. 16 và 19 cùng có 1 chục, mà 6 < 9 nên 16 < 19 (đọc là 16 bé hơn 19) Chốt nội dung. - Giáo viên đưa ra 2 cặp số và yêu cầu học sinh tự đặt dấu < dấu > vào chỗ chấm 42 … 44 76 …. 71 *Giới thiệu 42 > 25 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát hình vẽ trong bài học để dựa vào trực quan mà nhận ra: 42 có 4 chục và 2 đơn vị. 25 có 2 chục và 5 đơn vị. 42 và 25 có số chục khác nhau 4 chục lớn hơn 2 chục (40 > 20) Nên 42 > 25. Có thể cho học sinh tự giải thích (chẳng hạn 42 và 25 đều có 2 chục, 42 còn có thêm 2 chục và 2 đơn vị. Tức là có thêm 22 đơn vị, trong khi đó 25 chỉ có thêm 5 đơn vị, mà 22 > 5 nên 42 > 25) - Giáo viên đưa ra 2 số 24 và 28 để học sinh so sánh và tập diễn đạt: 24 và 28 đều có số chục giống nhau, mà 4 < 8 nên 24 < 28 - Vì 24 < 28 nên 28 > 24 Hoạt động 3: Thực hành luyện tập Bài 1: - Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu bài 1. - Đính tranh hướng dẫn học sinh so sánh (theo mẫu) - Cho HS làm vào bảng con từng tranh - HS cùng GV nhận xét, sửa bài. - Giáo viên yêu cầu học sinh nói lên cách so sánh từng tranh. Bài 2: - Cho hs đọc yêu cầu - Muốn tìm được số lớn nhất em cần làm gì? - Phát phiếu học tập yêu cầu HS làm phiếu bt . - GV nhận xét chốt. Bài 3: - Cho hs đọc yêu cầu bài 3 - Phát phiếu học tập yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lớn làm vào phiếu bt - GV nhận xét, chốt ý 24 > 19 56< 65 35<37 90 >89 68=68 71< 81 Bài 4: -Cho HS đọc yêu cầu bài - Gv đính các lọ theo hình trong sách. Hỏi: - Muốn tìm được số bé nhất ta cần làm gì ? - Muốn tìm được số lớn ta cần làm gì ? Trò chơi: Thi tiếp sức. Chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội 4 người. Luật chơi: Lần lượt các thành viên trong đội chạy lên chọn lọ có đáp án đúng. Đội nào làm nhanh và đúng hơn đội đó dành chiến thắng. - Tiến hành trò chơi. - Nhận xét, phát thưởng. Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn. - Yêu cầu học sinh đếm và so sánh số bạn nam và bạn nữ trong lớp . -Nhận xét - GV tổng kết bài học. - Nhận xét, dặn dò. | - HS chơi nối tiếp nhau đọc các số từ 85 đến 100. Một bạn đọc trước số 85 rồi chỉ định một bạn khác nêu số tiếp theo, lần lượt như vậy đến hết số 100 - Nghe, viết mục bài vào vở - Quan sát tranh - Học sinh nhận biết 16 < 19 nên 19 > 16 - Học sinh điền dấu vào chỗ chấm, có thể giải thích - Học sinh quan sát tranh - Học sinh so sánh và nhận biết: 42 > 25 nên 25 < 42 - Học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Lắng nghe - Cả lớp làm vào bảng con - HS diễn đạt cách so sánh từng tranh -1 Hs đọc yêu cầu bài 2 - Cá nhân HS trả lời: ta cần so sánh các số. -Cả lớp làm bài tập phiếu học tập. -1 Hs đọc yêu cầu bài 3 - Làm bài trên phiếu học tập - Trình bày kết quả và cùng nhau nhận xét. -1 HS đọc yêu cầu bài - HS trả lời: Ta cần so sánh các số. - Chơi theo đội. - Đếm và so sánh theo yêu cầu |
Toán:
TIẾT HỌC ĐẦU TIÊN
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
- Bước đầu biết yêu cầu đạt được trong học tập môn Toán 1.
- Giới thiệu các hoạt động chính khi học môn Toán 1.
- Làm quen với đồ dùng học tập.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’ - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: 1’ b. Tìm hiểu bài: 31’ * GV hướng dẫn HS sử dụng SGK Toán: - GV lấy SGK Toán - GV giới thiệu ngắn gọn về sách, từ trang bìa 1 đến tiết học đầu tiên. Sau «Tiết học đầu tiên» mỗi tiết học gồm 2 trang. - GV giới thiệu cho HS cách thiết kế bài học gồm 4 phần: Khám phá, hoạt động, trò chơi và luyện tập. - GV cho HS thực hành mở và gấp sách và hướng dẫn cách giữ gìn. * GV giới thiệu nhóm nhân vật chính của SGK Toán. - GV cho HS mở bài «Tiết học đầu tiên» và giới thiệu các nhân vật Mai, Nam, Việt và Rô - bốt. Các nhân vật sẽ đồng hành cùng các em trong suốt 5 năm Tiểu học. Ngoài ra sẽ có bé Mi, em gái của Mai cùng tham gia. * GV hướng dẫn HS làm quen với một số hoạt động học tập Toán ở lớp 1. GV gợi ý HS quan sát từng tranh về hoạt động của các bạn nhỏ. Từ đó giới thiệu những y/c cơ bản và trọng tâm của Toán 1 như: - Đếm, đọc số, viết số. - Làm tính cộng, tính trừ. - Làm quen với hình phẳng và hình khối. - Đo độ dài, xem giờ, xem lịch. * GV cho HS xem từng tranh miêu tả các hoạt động chính khi học Toán, nghe giảng, học theo nhóm, tham gia trò chơi toán học, thực hành trải nghiệm toán học và tự học. * GV giới thiệu bộ đồ dùng Toán của HS - GV cho HS mở bộ đồ dùng Toán - GV giới thiệu từng đồ dùng, nêu tên gọi và giới thiệu tính năng cơ bản để HS làm quen. - HD HS cách cất, mở và bảo quản đồ dùng. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Hôm nay các em học bài gì ? - GV chốt kiến thức - Nhận xét giờ học - Dặn dò HS chuẩn bị bài: Các số 0, 1, 2, 3, 4, 5. | - HS lấy SGK. - HS lấy SGK. - HS theo dõi. - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS theo dõi. - HS quan sát - HS thực hiện. - HS theo dõi. - HS theo dõi. |
CÁC SỐ 0, 1, 2, 3, 4, 5 (Trang 8, 9)
I. MỤC TIÊU
Giúp HS:
* Kiến thức:
- Đếm, đọc, viết được các số từ 0 đến 5.
- Sắp xếp các số theo thứ tự từ 0 đến 5.
* Phát triển năng lực:
- Thực hiện thao tác tư duy ở mức độ đơn giản.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
- HS: Bộ đồ dùng toán, SGK Toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Kiểm tra: 5’ - HS nêu cách cất, mở và bảo quản đồ dùng học tập ? - GV nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: 32’ a. Giới thiệu bài: 1’ b. Tìm hiểu bài: 31’ * Khám phá: GV cho HS quan sát tranh trong SGK trang 8: - Bức tranh 1: + GV chỉ, giới thiệu: «Trong bể có một con cá » + GV chỉ, giới thiệu: «Có một khối vuông » + GV viết số 1 lên bảng. GV đưa số 1in để HS nhận diện. - Bức tranh 2: + GV chỉ vào con cá thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào con cá thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Trong bể có hai con cá » + GV chỉ vào khối vuông thứ nhất và đếm « một », rồi chỉ vào khối vuông thứ hai và đếm « hai », sau đó giới thiệu: «Có hai khối vuông » + GV viết số 2 lên bảng. GV đưa số 1 in để HS nhận diện. Bức tranh 3,4,5,6: Tiến hành tương tự bức tranh 2. * Hoạt động: Bài 1: - GV nêu yêu cầu. - GV đưa mẫu số 0, chỉ và giới thiệu: số 0 gồm có 1 nét cong kín. Số 0 cao 2 li, rộng 1 li. - Viết số 0: + GV viết mẫu số 0 (vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết). GV lưu ý HS điểm đặt bút và điểm kết thúc. + HS viết bảng - Viết số 1, 2, 3, 4, 5: Thực hiện tương tự như viết số 0 - GV chốt kiến thức. Bài 2: - GV nêu yêu cầu. - Phần a): + Bức tranh 1vẽ con gì ? Đếm và nêu kết quả. + Bức tranh 2, 3, 4, 5, 6: Tiến hành tương tự bức tranh 1. GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - Phần b): + Nêu điểm giống nhau và khác nhau của 3 bức tranh ? + Đếm số cá trong mỗi bể ? - GV chốt kiến thức. Bài 3: - GV nêu yêu cầu. - GV hướng dẫn: Đếm số lượng chấm tròn xuất hiện trên mặt xúc xắc rồi nêu số tương ứng - GV chốt kiến thức. 3. Củng cố, dặn dò: 3’ - Hôm nay các em học những số nào ? - HS lên bảng viết các số hôm nay các em học ? - GV chốt bài học. - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị bài Luyện tập (tr 10,11) | - 2 HS nêu - HS nhận xét. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS đọc. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS chỉ, đếm, giới thiệu. - HS đọc. - HS chỉ, đếm, giới thiệu, đọc. - HS nhắc lại. - HS quan sát, nêu lại. - HS theo dõi. - HS viết bảng. - HS nhắc lại. - HS nêu. - Một số nhóm báo cáo. - HS nêu. - HS nêu. - HS nhắc lại. - HS làm. - HS chữa bài. - HS nêu. - HS lên bảng viết. |
Giáo án lớp 1 môn Tiếng Việt
BÀI 1 A, a
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- HS nhận biết và đọc đúng âm a.
- Viết đúng chữ a. Phát triển kỹ năng nói lời chào hỏi.
2. Kĩ năng
Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung tranh minh hoạ qua các tình huống reo vui “a”, tình huống cấn nói lời chào hỏi (chào gặp mặt, chào tạm biệt).
3. Thái độ
Thêm yêu thích môn học
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm a (lưu ý: âm a có độ mở của miệng rộng nhất). - Nấm vững cấu tạo, cách viết chữ a.
- Cần biết những tình huống reo lên “A! A!” (vui sướng, ngạc nhiên,..). - Cần biết, các bác sĩ nhi khoa đã vận dụng đặc điểm phát âm của âm a (độ mở của miệng rộng nhất) vào việc khám chữa bệnh. Thay vì yêu cầu trẻ há miệng để khám họng, các bác sĩ thường khích lệ các cháu nói "a... a.".
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại các nét "cong kín", “nét móc xuôi" những nét cấu tạo nên chữ a kiểu chữ thường. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét cong kín, nét móc xuôi. 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Nam và Hà đang làm gi? Hai bạn và cả lớp có vui không? Vì sao em biết? - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết) dưới tranh - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. - GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS đọc theo. - GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lấn: Nam và Hà ca hát)''. Lưu ý, nói chung, HS không tự đọc được những câu nhận biết này; vi vậy, GV cần đọc chậm rãi với tốc độ phù hợp để HS có thể bắt chước. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm a và giới thiệu chữ a (GV: Chú ý trong câu vừa đọc, có các tiếng Nam, và, Hà, ca, hát. Các tiếng này đếu chứa chữ a, âm a (được tô màu đỏ). Hôm nay chúng ta học chữ ghi âm a. - GV viết/ trình chiếu chữ ghi âm a lên bảng. 3. Đọc HS luyện đọc âm a -GV đưa chữ a lên bảng để HS nhận biết chữ này trong bài học. - GV đọc mẫu âm a. Gv yêu cầu Hs đọc lại. - GV sửa lỗi phát âm của HS (nếu cần thiết). - GV có thể kể câu chuyện ngụ ngôn Thỏ và cá sấu để thấy rõ đặc điểm phát âm của âm a, Tóm tắt câu chuyện như sau Thỏ và cá sấu vốn chẳng ưa gì nhau. Cá sấu luôn tìm cách hại thỏ nhưng lấn nào cũng bị bại lộ. Một ngày nọ, khi đang đứng chơi ở bờ sông, thỏ đã bị cá sấu tóm gọn. Trước khi ăn thịt thỏ, cá sấu ngậm thỏ trong miệng rói rít lên qua kẽ răng: Hu! Hu! Hu! Thỏ liền nghĩ ra một kế. Thỏ nói với cá sấu: “Anh kêu “hu hu hu", tôi chẳng sợ dâu. Anh phải kêu “ha ha ha" thi tôi mới sợ cơ” Cá sấu tưởng thật, kêu to “Ha! Ha! Ha!", thế là thỏ nhảy tót khỏi miệng cá sấu và chạy thoát. Thỏ thoát chết nhờ những tiếng có âm a ở cuối miệng mở rất rộng. Nếu cá sấu kêu "Ha! Ha! Ha!", miệng cá sấu sẽ mở rộng và thỏ mới dễ bể chạy thoát. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ và hướng dẫn HS quan sát - GV viết mẫu, vừa viết vừa nếu quy trình và cách viết chữ a. -GV yêu cầu Hs viết bảng | - Hs chơi - Tranh vẽ Nam, Hà và các bạn. - Nam và Hà đang ca hát. - Các bạn trong lớp rất vui. - Các bạn đang tươi cười, vỗ tay tán thưởng, tặng hoa,..) - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc - HS đọc - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs quan sát -Một số (4 5) HS đọc âm a, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe và quan sát - Hs lắng nghe - Hs viết chữ a thường (cỡ vừa) vào bảng con, Chú ý liên kết các nét trong chữ a. |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ a HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. Chú ý liên kết các nét trong chữ a. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - GV yêu cầu HS đọc thầm a. - GV đọc mẫu a. - GV cho HS đọc thành tiếng a (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV. (Chú ý đọc với ngũ diệu vui tươi, cao và dài giọng.) -GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Tranh 1 Nam và các bạn đang chơi trò chơi gi? Vì sao các bạn vỗ tay reo a"? Tranh 2 Hai bố con đang vui chơi ở đâu? Họ reo to "a" vì điều gì? - GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Nam và các bạn đang chơi thả diều. Các bạn thích thú vỗ tay reo "a" khi thấy diều của Nam bay lên cao (tranh 1). Hai bố con đang vui chơi trong một công viên nước: Họ reo to "a" vì trò chơi rất thú vị phao tới điểm cuối của cầu trượt, nước bắn lên tung toé (tranh 2). 7. Nói theo tranh - GV yêu cầu HS quan sát từng tranh trong SHS. - GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Tranh 1 Tranh vẽ cảnh ở đâu? Những người trong tranh đang làm gì? Theo em, khi vào lớp Nam sẽ nói gi với bố? Theo em, bạn ấy sẽ chào bố như thế nào? Tranh 2 Khi vào lớp học, Nam nhìn thấy ai đứng ở cửa lớp? Nhìn thấy cô giáo, Nam chào cô như thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh trường học. Bố chở Nam đến trường học và đang chuẩn bị rời khỏi trường. Nam chào tạm biệt bố để vào lớp. Nam có thể nói: “Con chào bố ạ!", "Con chão bó, con vào lớp ạ!", "Bó ơi, tạm biệt ből", "Bố ơi, bố về nhé!", .(tranh 1). Nam nhìn thấy cô giáo. Nam có thể chào cô: "Em chào cô ạ!” “Thưa cô, em vào lớp!"..(tranh 2). - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi, đóng vai 2 tình huống trên (lưu ý thể hiện ngữ điệu và cử chỉ, nét mặt phù hợp). - Đại diện một nhóm đóng vai trước cả lớp, GV và HS nhận xét. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm a. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. | - HS tô chữ a (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - Hs viết - Hs nhận xét - HS đọc thẩm a. - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Hs thực hiện - Hs đóng vai, nhận xét - Hs lắng nghe |
BÀI 2: B, b
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và đọc đúng âm b; đọc đúng tiếng, từ ngữ, câu có âm b, thanh huyến; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng chữ b, dấu huyền; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ bị dấu huyền.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm b và thanh huyền có trong bài học.
- Phát triển ngôn ngữ nói theo chủ điểm Gia đình được gợi ý trong tranh.
2. Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật (nhận biết những thành viên trong gia đỉnh: ông, bà, bố, mẹ, anh chị em) và suy đoán nội dung tranh minh hoạ (tinh yêu thương giữa ông bà và cháu; tình yêu thương giữa con cái với cha mẹ; cảnh gia đình sum họp, đám ẩm...).
3. Thái độ
Thêm yêu thích môn học
Cảm nhận được những tình cảm tốt đẹp trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
GV cần nắm vững đặc điểm phát âm của âm b: phụ âm môi mói.
GV cần nắm vững cấu tạo và cách viết chữ ghi âm b.
Hiểu về một số sự vật:
+ Búp bê: đó chơi thân thiết của trẻ em (nhất là với trẻ em gái), thường được mô phỏng theo hình dáng của bé gái. Búp bê có thể làm từ vài, bông, nhựa..
+ Ba ba: con vật sống ở các vùng nước ngọt, có hình dáng giống rủa nhưng mềm, dẹt, phủ da, không vẩy.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ a. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ a. - HS viết chữ a 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Bức tranh vẽ những ai? Bà cho bé dó chơi gi? Theo em, nhận được quà của bà, bé có vui không? Vì sao? - GV và HS thống nhất cầu trả lời. - GV nói của thuyết minh (nhận biết) dưới tranh và HS nói theo. -GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thi dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Bà cho bé búp bê. GV giúp HS nhận biết tiếng có âm b và giới thiệu chữ ghi âm b. 3. Đọc HS luyện đọc âm b a. Đọc âm - GV đưa chữ b lên bảng để giúp HS nhận biết chữ b trong bài học. - GV đọc mẫu âm b (lưu ý: hai môi mim lại rồi đột ngột mở ra). - GV yêu cầu HS đọc. - GV có thể giới thiệu bài hát Búp bê bằng bông của tác giả Lê Quốc Thắng (các tiếng đều mở đầu bằng phụ âm b). b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS) ba, bà. + GV yêu cầu HS đánh vẫn tiếng mẫu ba, bà (bờ a ba; bờ a ba huyển bà). Cả lớp đồng thanh đọc + Một số (4-5) HS đọc trơn Ghép chữ cái tạo tiếng + HS tự tạo các tiếng có chứa b tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng, 2 - 3 HS nêu lại cách ghép. + Lớp đọc trơn đồng thanh những tiếng mới ghép được. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ngữ: ba, bà, ba ba. -Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ba (số 3), GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh. - GV cho từ ba xuất hiện dưới tranh. - Yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ba, đọc trơn từ ba. -GV thực hiện các bước tương tự đối với bà, ba ba. - HS đọc trơn nối tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc. - 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp đọc đồng thanh một số lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ b và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ b. - HS viết chữ b, ba, bà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ b và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ba khi viết bà. - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. | - Hs chơi - Hs viết - Hs trả lời - Hs trả lời - Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc - Hs quan sát - Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc âm b, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Hs đọc - Hs đọc - Hs đọc - Hs đọc - Hs đọc - Hs quan sát - Hs nói - Hs quan sát - Hs phân tích và đánh vần - Hs đọc - Hs đọc - Hs lắng nghe và quan sát - Hs lắng nghe - Hs viết - Hs nhận xét - Hs lắng nghe |
TIẾT 2
5. Viết vở - GV hướng dẫn HS tô chữ b HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - GV quan sát và hỗ trợ cho những HS gặp khó khăn khi viết hoặc viết chưa đúng cách. - GV nhận xét và sửa bài của một số HS 6. Đọc - HS đọc thầm của "A, bà”, - Tìm tiếng có âm b, thanh huyền. -GV đọc mẫu “A, bà.” (ngữ điệu reo vui). - HS đọc thành tiếng câu “A, bà." (theo cả nhân và nhóm), sau đó cả lớp đọc đồng thanh theo GV - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi: Tranh vẽ những ai? Bà đến thăm mang theo quà gi? Ai chạy ra đón bà? Cô bé có vui không? Vì sao ta biết? Tình cảm giữa bà và bạn Hà như thế nào? - GV và HS thống nhất câu trả lời. 7. Nói theo tranh - HS quan sát tranh trong SHS. GV đặt từng câu hỏi cho HS trả lời: Tranh vẽ cảnh ở đâu, vào lúc nào? Gia đình có mấy người? Gồm những ai? Khung cảnh gia đình như thế nào? Vì sao em biết? - GV và HS thống nhất câu trả lới. (Gợi ý: Tranh vẽ cảnh gia đình, vào buổi tối, mọi người trong nhà dang nghi ngơi, quây quần bên nhau. Gia đình có 6 người: ông bà, bố mẹ và 2 con (một con gái, một con trai). Khung cảnh gia đình rất đầm ấm. Gương mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui; ông bà thư thái ngói ở ghế, mẹ bê đĩa hoa quả ra để cả nhà ăn, bố rót nước mời ông bà; bé gái chơi với gấu bông, bé trai chơi trò lái máy bay,.) - Gv chia HS thành các nhóm, dựa theo tranh, giới thiệu về gia đình bạn nhỏ. - Đại diện một nhóm thể hiện nội dung trước cả lớp, GV và HS nhận xét. - HS liên hệ, kể về gia đình mình. 8. Củng cố - GV lưu ý HS ôn lại chữ ghi âm b. - GV nhận xét chung giờ học, khen ngợi và động viên HS. - Khuyến khích HS thực hành giao tiếp ở nhà: chào tạm biệt, chào khi gặp. | - HS tô chữ b (chữ viết thường, chữ cỡ vừa) vào vở Tập viết 1, tập một. - Hs viết - Hs nhận xét - HS đọc thẩm. - Hs tìm - HS lắng nghe. - HS đọc - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS quan sát. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - HS trả lời. - Hs thực hiện - Hs thể hiện, nhận xét - Hs kể - Hs lắng nghe |
LUYỆN VIẾT
LUYỆN VIẾT A, B
I. MỤC TIÊU:
Củng cố về đọc viết các âm A, b đã học.
II. ĐỒ DÙNG:
- Vở bài tập Tiếng Việt.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn đọc: - GV ghi bảng. a,b,ba bà - GV nhận xét, sửa phát âm. 2. Viết: - Hướng dẫn viết vào vở ô ly. a,b,ba bà. Mỗi chữ 3 dòng. - Quan sát, nhắc nhở HS viết đúng. 3. Chấm bài: - GV chấm vở của HS. - Nhận xét, sửa lỗi cho HS. 4. Củng cố - dặn dò: - GV hệ thống kiến thức đã học. - Dặn HS luyện viết lại bài ở nhà. | - HS đọc: cá nhân, nhóm, lớp. - HS viết vở ô ly. - Dãy bàn 1 nộp vở. |
BÀI 3 C, c
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nhận biết và đọc đúng ảm c; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, cầu có âm c, thanh sắc; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.
- Viết đúng chữ c, dấu sắc; viết đúng các tiếng, từ ngữ có chữ c, dấu sắc.
- Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa âm c và thanh sắc có trong bài học.
2. Kĩ năng
- Phát triển kĩ năng nói lời chào hỏi.
- Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết nhân vật Nam, nhân vật Hà trong mối quan hệ với bố, bà; suy đoán nội dung tranh minh hoạ: “Nam và bố cấu cá”, “A, cá, và tranh “Chào hỏi" .
3. Thái độ
- Thêm yêu thích môn học
- Cảm nhận được tình cảm gia đình.
II. CHUẨN BỊ
- Nắm vững đặc điểm phát âm của âm c; cấu tạo, quy trình và cách viết chữ , dấu sắc; nghĩa của các từ ngữ ca, cà, cá trong bài học và cách giải thích nghĩa của những từ ngữ này.
IIII. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
1. Ôn và khởi động - HS ôn lại chữ b. GV có thể cho HS chơi trò chơi nhận biết các nét tạo ra chữ b. - HS viết chữ b 2. Nhận biết - HS quan sát tranh và trả lời các câu hỏi - GV và HS thống nhất câu trả lời. - GV nói câu thuyết minh (nhận biết dưới tranh và HS nói theo. - GV cũng có thể đọc thành tiếng câu nhận biết và yêu cầu HS đọc theo. GV đọc từng cụm từ, sau mỗi cụm từ thì dừng lại để HS dọc theo. GV và HS lặp lại câu nhận biết một số lần: Nam và bối cầu cá. - GV hướng dẫn HS nhận biết tiếng có âm c, thanh sắc giới thiệu chữ ghi âm c, dấu sắc. 3. Đọc HS luyện đọc âm c a. Đọc âm c - GV đưa chữ c lên bảng để giúp HS nhận biết chữ c trong bài học. - GV đọc mẫu âm c. -GV yêu cầu HS đọc âm , sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. b. Đọc tiếng - Đọc tiếng mẫu + GV giới thiệu mô hình tiếng mẫu (trong SHS): ca, cá. GV khuyến khích HS vận dụng mô hình các tiếng đã học để nhận biết mỏ hình và đọc thành tiếng ca, cá. + GV yêu cầu HS đánh vần tiếng mẫu ca, cả (cờ - a ca; cờ a - ca sắc - cá). - Lớp đánh văn đồng thanh tiếng mẫu. + GV yêu cầu HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Ghép chữ cái tạo tiếng : HS tự tạo các tiếng có chứa c - GV yêu cầu HS tìm chữ a thêm với chữ c để tạo tiếng ca. - GV yêu cầu HS tìm chữ và dấu huyền ghép với chữ c để tạo tiếng cà. - GV yêu cầu HS tim chữ a và dấu sắc ghép với chữ c để tạo tiếng cả. - GV yêu cầu 3 4 HS phân tích tiếng. 2 3 HS nêu lại cách ghép. c. Đọc từ ngữ - GV lần lượt đưa tranh minh hoạ cho từng từ ca, cà, cả. Sau khi đưa tranh minh hoạ cho mỗi từ ngữ, chẳng hạn ca - GV nêu yêu cầu nói tên sự vật trong tranh, - GV cho từ ca xuất hiện dưới tranh - GV yêu cầu HS phân tích và đánh vần tiếng ca, đọc trơn tử ca. GV thực hiện các bước tương tự đối với cả, cá. - GV yêu cầu HS đọc trơn nổi tiếp, mỗi HS đọc một từ ngữ. 3 4 lượt HS đọc, 2 3 HS đọc trơn các từ ngữ. Lớp doc đóng thanh một số lắn. d. Đọc lại các tiếng, từ ngữ Từng nhóm và sau đó cả lớp đọc đồng thanh một lần. 4. Viết bảng - GV đưa mẫu chữ c và hướng dẫn HS quan sát. - GV viết mẫu và nêu cách viết chữ c. - HS viết chữ c, ca, cà (chữ cỡ vừa) vào bảng con. Chú ý liên kết các nét trong chữ , giữa chữ c và chữ a, khoảng cách giữa các chữ; vị tri dấu huyến và khoảng cách giữa dấu huyền với ca khi viết cà. - HS nhận xét, đánh giá chữ viết của bạn. - GV nhận xét, đánh giá chữ viết của HS. GV quan sát sửa lỗi cho HS. | - Hs chơi - Hs viết - Hs trả lời - Hs trả lời - HS nói theo. - HS đọc - HS đọc - Hs lắng nghe - Hs quan sát - Hs lắng nghe -Một số (4 5) HS đọc âm c, sau đó từng nhóm và cả lớp đồng thanh đọc một số lần. - Hs lắng nghe - Hs lắng nghe - Một số (4 5) HS đánh vần tiếng mẫu ca, cá (cờ - a ca; cờ a - ca sắc - cá). - HS đánh vần - Một số (4 - 5) HS đọc trơn tiếng mẫu. Cả lớp đọc trơn đồng thanh tiếng mẫu. - Hs tự tạo - Hs tìm - Hs tìm - Hs tìm - Hs phân tích - Hs quan sát - Hs nói - Hs quan sát - Hs phân tích và đánh vần - Hs đọc - Hs đọc - Hs lắng nghe và quan sát - Hs lắng nghe - Hs viết - Hs nhận xét - Hs lắng nghe |
Giáo án lớp 1 môn Tự nhiên xã hội
Bài: Các bộ phận của con vật
I. Yêu cầu cần đạt
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nói được tên, chỉ được trên hình các bộ phận chính bên ngoài: đầu, mình và bộ phận di chuyển của một số con vật quen thuộc.
- Đặt được câu hỏi đơn giản để tìm hiểu về các bộ phận và đặc điểm bên ngoài nổi bật của con vật thường gặp.
2. Năng lực, phẩm chất
2.1. Năng lực
- Học sinh quan sát và trình bày được kết quả quan sát thông qua các hoạt động học.
- Học sinh nghe hiểu và trình bày được vấn đề do giáo viên đưa ra.
2.2. Phẩm chất
- Học sinh tích cực, hứng thú, chăm chỉ.
- Mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.
3. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng được hình thành trong bài học để giải quyết vấn đề thực tiễn.
II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên:
+ Tranh ảnh một số con vật quen thuộc đặc điểm khác nhau.
+ Thẻ chữ ghi tên các bộ phận của con vật.
+ Vi deo mô tả cách di chuyển của một số con vật.
+ Bài hát: Gà trống, mèo con và cún con. Nhạc và lời Thế vinh
+ Một số con vật thật nếu có (chú ý đảm bảo an toàn)
- Học sinh:
+ Sưu tầm hình ảnh (hình chụp hoặc vẽ) một số con vật quen thuộc hoặc yêu thích.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
Hoạt động 1: Khởi động Nói về con vật bạn yêu thích. Nó có đặc điểm gì. - GV nêu câu hỏi: Nội dung bài hát nói về con vật nào? Chúng như thế nào? Chúng mình có con vật nào yêu thích? Con vật đó có đặc điểm gì? - Giới thiệu bài học Hoạt động 2: Khám phá Chỉ trên hình và nói tên các bộ phận bên ngoài của con vật - Hoạt động cặp đôi: + Yêu cầu hs quan sát các hình từ 1 đến 4, nói tên từng con vật và các hoạt động của chúng. + Quan sát, giúp đỡ, gợi ý câu hỏi: Con vật có những bộ phận nào? Đấy là bộ phận gì? - Hoạt động cả lớp: + GV gắn thẻ chữ vào hình bộ phận vừa được nhắc đến của con vật + Cho hs xem video về một số con vật trong tự nhiên, yêu cầu hs nhận xét cách di chuyển của chúng (Có thể cho hs quan sát một con vật thật yêu cầu hs chỉ các bộ phận bên ngoài của nó.) Hoạt động 3: Khám phá Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật. - Hoạt động cặp đôi: + Yêu cầu hs sử dụng các hình đã quan sát ở HĐ2, hỏi và trả lời theo từng hình + Quan sát, giúp đỡ hs (Gợi ý hs: Quan sát, nhận xét về hình dạng, màu sắc, độ lớn,… của các con vật) - Hoạt động cả lớp: - GV kết luận: các con vật có hình dạng, màu sắc, độ lớn,… khác nhau. Chúng thường có đầu, mình và bộ phận di chuyển như chân, cánh, vây. Hoạt động 4: Luyện tập Làm bộ sưu tập và giới thiệu - Hoạt động nhóm 4: + GV quan sát, giúp đỡ - Hoạt động cả lớp: Tổ chức: Hội chợ trưng bày Hoạt động 5: Vận dụng Cùng chơi: Bắt chước các con vật - Hoạt động nhóm 4: - Hoạt động cả lớp Phương án 1: - Phương án 2: * Tổng kết tiết học - Nhắc lại nội dung bài học - Nhận xét tiết học - Hướng dẫn hs chuẩn bị bài sau | - HĐTQ điều khiển cả lớp hát bài: Gà trống, mèo con và cún con - 2,3 hs trả lời - Nhận xét, bổ sung. - Nghe - Hỏi đáp theo cặp về các bộ phận của con vật mà mình chưa biết. - Đại diện các nhóm lên bảng chỉ vào hình con vật và nêu các bộ phận bên ngoài của con vật đó. (đầu, mình và cơ quan di chuyển) - Nhận xét, bổ sung. - Theo dõi video - 2, 3 hs nêu nhận xét - Làm việc theo cặp: Hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của từng con vật. - Một số cặp lên bảng đặt câu hỏi và trả lời về đặc điểm bên ngoài của con vật. - Nhận xét được các con vật có 3 bộ phận chính bên ngoài và có những đặc điểm riêng biệt rất khác nhau. - Giới thiệu với bạn hình các con vật đã chuẩn bị, nói tên gọi và các đặc điểm nổi bật của chúng. VD: Con gà có đầu, mình và hai chân, có bộ lông dài, con gà kêu cục tác hay gáy ò ó o. - HS trong nhóm cùng lựa chọn và sắp xếp các hình ảnh thành một sản phẩm chung của nhóm. - Trưng bày sản phẩm - Các nhóm đi tham quan sản phẩm của các nhóm khác; đặt câu hỏi với nhóm bạn tìm hiểu tên gọi, tiếng kêu, cách di chuyển của các con vật mà nhóm mình không có - HS nhận xét, bình chọn bộ sưu tập đẹp nhất. - HS chọn một con vật mình yêu thích và bắt chước hình dáng, cách di chuyển hoặc tiếng kêu của chúng - HS trong nhóm nhận xét, giúp đỡ phần trình diễn của nhau sao cho thật giống - Các nhóm lên thi đua - Nhận xét, bình chọn - HS bất kì lên thể hiện khả năng của mình một cách tự do tạo không khí vui vẻ, thoải mái. |
THIẾT KẾ BÀI DẠY MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 1
Bài 4: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I. Mục tiêu.
*Kiến thức, kỹ năng:
- HS kể được một số đồ dung, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Nêu được một số việc nên làm và không nên làm khi sử dụng một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Xác định được một số tình huống và nhận biết được nguy cơ có thể bị đứt tay, chân, bỏng, điện giật.
- Nêu được cách xử li một số tình huống khi bản than hoặc người khác bị thương khi ở nhà.
* Phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác, tự chuẩn bị đồ dùng học tập.
* Phát triển phẩm chất chăm học, mạnh dạn, tự tin trao đổi ý kiến, tự khẳng định bản thân với mọi người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: Tranh ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
- Học sinh: Hình ảnh về một số đồ dùng, thiết bị có thể gây nguy hiểm trong gia đình.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động học tập của học sinh | Hỗ trợ của giáo viên |
Hoạt động 1: Khởi động Những đồ dùng nào trong nhà bạn có thể gây nguy hiểm? - HS trả lời theo ý hiểu Hoạt động 2: Khám phá Quan sát hình và nói tên các đồ dùng có thể gây nguy hiểm * Hoạt động cặp đôi, cặp ba: Quan sát hình 1, thảo luận và trả lời các câu hỏi - Những đồ dùng nào có thể làm đứt tay, chân? - Những đồ dùng nào có thể gây bỏng? * Hoạt động cả lớp: - HS trả lời các câu hỏi trên theo ý hiểu - HS kết luận Hoạt động 3: Khám phá Cách sử dụng đồ dùng trong gia đình an toàn * Hoạt động cặp đôi, cặp ba. - Thảo luận với bạn và trả lời câu hỏi + Các bạn trong hình đã làm gì để sử dụng đồ dùng an toàn? * Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận + HS chỉ từng hình, trả lời trước lớp (Nhóm khác bổ sung nếu có) - HS rút ra ghi nhớ Hoạt động 4: Luyện tập Điều gì có thể xảy ra với các bạn trong hình, vì sao? * Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi * Đại diện nhóm trình bày trước lớp(Nhóm khác bổ sung nếu có) - HS rút ra kết luận * Hoạt động mở rộng: - HS trả lời theo ý hiểu Hoạt động 5: Vận dụng Khi bị thương, bạn sẽ làm gì? * HS hoạt động nhóm 4(hoặc nhóm 5, nhóm 6) để xử lí các tình huống mà giáo viên đưa ra. - Các nhóm nêu cách xử lí tình huống(nhóm khác bổ sung nếu có) * Hoạt động mở rộng HS học cách sử dụng miếng dán y tế để băng vết thương. (hoạt động cặp đôi) | - Nhận xét khái quát một số đồ dùng có thể gây nguy hiểm và dẫn dắt vào hoạt động khám phá. - Quan sát, hỗ trợ HS gặp khó khăn - Giáo viên có thể hỏi thêm: + Tại sao dao,kéo…lại có thể gây nguy hiểm? + Nếu va chạm vào ấm nước đun sôi thì em sẽ bị làm sao?... - GV kết luận. - GV quan sát các nhóm học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ gợi ý nếu hs gặp khó khăn + Khi muốn sử dụng đồ điện thì chúng ta nên làm gì? + Chúng ta nên làm gì khi cầm cốc nước thủy tinh di chuyển? + Có nên lại gần bàn là khi mẹ đang là quần áo hay không? - GV hỗ trợ hs rút rag hi nhớ nú hs gặp khó khăn. - GV quan sát các nhóm học sinh, có thể đưa ra các câu hỏi nhỏ gợi ý nếu hs gặp khó khăn + Khi dùng tay giật dây điện thì dây điện có thể bị đứt không? Nếu dây điện bị đứt, hở thì điều gì sẽ xảy ra với bạn ở hình 5? + Bạn ở hình 6 đang làm gì? Mảnh vỡ có thể làm bạn bị thương như thế nào? - GV hỗ trợ hs rút ra kết luận. - GV nêu câu hỏi mở để hs tự lien hệ bản than + Nếu có mặt ở đó, em sẽ khuyên các bạn như thế nào? + Để đảm bảo an toàn (tránh bị điện giật, bị bỏng, bị đứt tay) khi ở nhà, em nên chú ý điều gì? - GV quan sát hỗ trợ nếu hs gặp khó khăn. - GV nhấn mạnh những điều cần lưu ý - GV hướng dần học sinh cách sử dụng miếng dán y tế để băng vết thương. |
Giáo án lớp 1 môn Đạo Đức
Bài 5: Gia Đình của em
Thời lượng 2 tiết
I. MỤC TIÊU:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: Nhân ái,trách nhiệm, chăm chỉ và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
+ Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương trong gia đình em.
+ Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình
+ Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ.
+ Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình ; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình.
II. CHUẨN BỊ
GV: - SGK, SGV, vở bài tập đạo đức 1
Tranh ảnh, truyện, hình dán chữ v – chữ x, âm nhạc (bài hát “Cả nhà thương nhau” sáng tác Phan Văn Minh
Máy tính, bài giảng PP (nếu có điều kiện)
HS: SGK, vở bài tập đạo đức 1
III. PHIẾU THỂ HIỆN TÌNH YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH
Việc làm | Dành cho HS | Dành cho bố mẹ HS | ||||||
T2 | T3 | T4 | T5 | T6 | T7 | CN | ||
Ngoan, hiền | ||||||||
Vâng lời người lớn | ||||||||
Chăm học, chăm làm | ||||||||
Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình | ||||||||
….. | ||||||||
…… |
Em đánh dấu (+) nếu có thực hiện, đánh dấu(-) nếu chưa thực hiện.
II. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
Hoạt động dạy | Hoạt động học | |||||||||||||||||||||||||||||
*Khởi động: Gv tổ chức cho cả lớp hát bài “Cả nhà thương nhau” GV đưa ra câu hỏi cho cả lớp: Bài hát cho em biết điều gì? Cả nhà trong bài hát thương nhau như thế nào? HS trả lời. GV góp ý đưa ra kết luận: Gia đình là nơi luôn tràn đầy yêu thương, hạnh phúc khi mọi thành viên trong gia đình đều biết yêu thương, quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Đó cũng là nội dung chúng ta tìm hiểu qua bài học hôm nay. Hoạt động 1: Khám phá vấn đề * Mục tiêu: + Bước đầu biết quan sát, tìm hiểu về gia đình. + Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình + Kể được những hành động thể hiện tình yêu thương trong gia đình. - Phương pháp, KT: Quan sát, thảo luận nhóm đôi ở tranh 1 và thảo luận nhóm 4 ở tranh 2 ; kể chuyện. - Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động thảo luận nhóm. HS nhận biết được các thành viên trong GĐ ; sự cần thiết của tình yêu thương trong gia đình em. + Nêu được những biểu hiện của sự yêu thương gia đình - Cách thực hiện: | ||||||||||||||||||||||||||||||
1.1 Khám phá sự cần thiết của tình yêu thương - Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát tranh thứ nhất trả lời câu hỏi: + Gia đình bạn nhỏ gồm những ai? + Thái độ của mọi người trong bức tranh như thế nào? - Giáo viên lắng nghe, khen ngợi nhóm trình bày tốt. Kết luận: Các thành viên trong gia đình bạn nhỏ gồm: ông, bà, bố, mẹ, bé gái và bạn trai. Bạn trai khoanh tay, lễ phép chào ông bà trước khi đi học.Ông bà nhìn bạn với ánh mắt trìu mến. Còn bé gái mang bánh mời bố me, bố mẹ cảm động, hạnh phúc đón nhận tình cảm của của em. - Giáo viên treo các bức tranh thứ hai (hoặc dùng các phương tiện dạy học khác để chiếu hình” để kể về câu chuyện “Thỏ con bị lạc” - Giáo viên yêu cầu học sinh kể lại câu chuyện một cách ngắn gọn và trả lời câu hỏi - Khi lạc nhà, thỏ con gặp điều gì? - Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì điều gì sẽ xảy ra? - Nếu thiếu sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình thì sẽ không được dạy các kĩ năng sống, không được chăm sóc đầy đủ, dễ bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực, dễ trở thành một đứa trẻ tự kỷ, tăng động. - Giáo viên liên hệ thêm: Ở nhà các em thường được bố, mẹ và người thân quan tâm, chăm sóc như thế nào? Kết luận: Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi con người. Sự quan tâm chăm sóc của người thân là cầu nối, tạo sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình. | - HS quan sát tranh và thảo luận nhóm - Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận thông qua bức tranh. - Các nhóm lắng nghe,bỗ sung ý kiến cho bạn vừa trình bày. - Lắng nghe giáo viên kể - Học sinh thực hiện Tranh 1: Mải mê chạy đến vườn cà rốt ở phía xa nên Thỏ con không nghe thấy mẹ gọi. Tranh 2: Vừa nhổ củ cà rốt, Thỏ con bị chó đuổi chạy, rơi củ cà rốt. Tranh 3: Thỏ con sợ hãi nấp dưới bụi cây, ôm bụng khóc vì đói. Tranh 4: Thỏ con tìm thấy mẹ, mẹ ôm Thỏ con vào lòng. - Học sinh trả lời + Thỏ con núp dưới bụi cây đói bụng, cô đơn, sợ hãi. - HS tự liên hệ bản thân kể ra. HS lắng nghe. | |||||||||||||||||||||||||||||
1.2 Khám phá những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình - Treo 8 bức tranh trong mục Khám phá, chia lớp thành các nhóm. Mỗi nhóm 4 học sinh. Giao nhiệm vụ mỗi thành viên trong nhóm kể về một hành động hoặc việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình -Giáo viên lắng nghe, nhận xét Kết luận: Mỗi chúng ta đều mong muốn nhận được sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình. Vì vậy chúng ta nên có những hành động việc làm đúng để bày tỏ sự biết ơn, quan tâm của mình với mọi người. | - Từng nhóm thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. - Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về các việc làm thể hiện tình yêu thương trong gia đình + Tranh 1:Vui vẻ quây quần bên mâm cơm gia đình + Tranh 2: Chúc tết ông bà cha mẹ + Tranh 3: Cả nhà vui vẻ dắt nhau đi chơi + Tranh 4: Cùng nhau quét dọn, trang trí nhà cửa. + Tranh 5: Cả nhà quây quần bên nhau trong ngày sinh nhật. + Tranh 6: Các cháu kể chuyện cho ông bà nghe. + Tranh 7: Bạn nhỏ thể hiện tình yêu thương với mẹ. + Tranh 8: Vui đón bố mẹ đi làm về. - HS lắng nghe. | |||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 Hoạt động 2: Luyện tập - Mục tiêu: HS được củng cố, kiểm nghiệm các kiến thức, kĩ năng đã học về tình yêu thương trong gia đình. - Đồng tình với thái độ hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình, không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương trong gia đình - Phương pháp, KT: Thảo luận nhóm, quan sát. - Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập; Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ. - Cách thức tiến hành: | ||||||||||||||||||||||||||||||
3.1. Chia sẻ với bạn về gia đình em - Cho 2 HS ngồi cạnh nhau kể cho nhau nghe về gia đình của mình, có thể kể (tên, tuổi, nghề nghiệp, sở thích...) thông qua ảnh về gia đình của mình và trả lời câu hỏi. + Em đã làm gì để thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình? Kết luận: Các em hãy luôn thể hiện tình yêu thương gia đình mình bằng những lời nói, việc làm phù hợp với lứa tuổi. 3.2 Em hãy chọn những việc nên làm. GV treo 8 tranh (hoặc dùng các phương tiện dạy học chiếu hình) ở mục Luyện tập, nội dung “Em đồng tình hoặc không đồng tình với việc làm của bạn nào trong tranh? Vì sao? Chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh để đưa ra lựa chọn và giải thích vì sao chọn hoặc không chọn. - Học sinh có thể tích (v) vào ô đồng tình và (x) vào ô không đồng tình và trả lời vì sao có sự lựa chọn như vậy. - GV nhận xét các ý kiến của học sinh và kết luận. Kết luận: Chúng ta cần đồng tình với những việc làm biết thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình. Không đồng tình với những thái độ, hành vi lười biếng thiếu quan tâm, không giúp đỡ người thân. | - HS thảo luận - HS trình bày ý kiến +Vâng lời người lớn + Chăm học. chăm làm + Quan tâm, chăm sóc mọi người trong gia đình,…. - HS khác lắng nghe, bổ sung những việc làm khác mà bạn chưa kể - HS thực hiện
Đồng tình: + Việc làm ở tranh 2: Bạn nhỏ làm thiệp chúc mừng bà, mẹ nhân ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 + Việc làm ở tranh 3: Bạn nhỏ trò chuyện vui vẻ với bố mẹ. / Bạn nhỏ hỏi chuyện về một ngày làm việc của bố mẹ/ Bạn khoe thành tích học tập của bạn với bố mẹ. + Việc làm ở tranh 4: bạn đi bên cạnh đỡ tay và dìu ông đi. + Việc làm ở tranh 6: Bạn gái bóp vai cho bà đỡ mỏi, bé trai ngồi vào lòng ông và nghe ông kể chuyện. + Việc làm ở tranh 7: Mẹ đi làm về, bạn chạy ra đón, xách bớt đồ giúp mẹ. + Việc làm ở tranh 8: Bạn quét dọn nhà cửa sạch sẽ. Không đồng tình: + Việc làm ở tranh 1:Mẹ đang lau dọn nhà cửa, bạn không phụ giúp mẹ mà bỏ đi chơi. + Việc làm ở tranh 5: Bạn không chăm sóc em mà còn trêu chọc để em khóc. | |||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 3: Vận dụng -Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những việc làm cụ thể, thể hiện tình yêu thương của người thân trong GĐ trong đời sống hàng ngày. - Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, xử lí tình huống. - Sản phẩm: Qua bài học các em rút ra được những kĩ năng ứng xử trong gia đình. | ||||||||||||||||||||||||||||||
Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh tìm hiểu nội dung ở tranh 1 và tranh 2 mục Vận dụng và thảo luận nhóm đôi để đưa ra lời khuyên cho bạn trong mỗi tình huống. + Tình huống tranh 1: Bạn ơi, bạn giúp bố quét nhà đi/ Bạn ơi bố đã đi làm về mệt. bạn giúp bố đi + Tình huống tranh 2: Chia sẻ cảm xúc của em khi được bố mẹ tổ chức sinh nhật (rất vui/ rất hạnh phúc/ rất hào hứng…) Giáo viên cho mời các nhóm đưa ra lời khuyên Giáo viên nhận xét, bổ sung Kết luận: Khi được người thân yêu thương, quan tâm, chăm sóc em cần thể hiện cảm xúc của mình và bày tỏ lòng biết ơn đối với những người thân yêu đó. | - HS thảo luận nhóm đôi xử lí tình huống. - Các nhóm trình bày. HS lắng nghe, ghi nhớ. | |||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 4: Tổng kết -Mục tiêu: Giáo viên, học sinh nhận biết được mức độ học sinh đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực sau bài học - Phương pháp: Thực hành trên phiếu học tập. - Sản phẩm mong muốn: Học sinh biết thực hiện những thái độ, hành động thể hiện tình yêu thương gia đình - Cách thức tiến hành: | ||||||||||||||||||||||||||||||
- Giao nhiệm vụ tiếp nối sau giờ học: phát cho mỗi HS một Phiếu “Tuần thể hiện tình yêu thương gia đình”, yêu cầu HS về nhà thực hiện và chia sẻ lại kết quả với giáo viên vào giờ học sau. Chiếu thông điệp bài học: Em yêu gia đình nhỏ Có ông bà, mẹ cha Anh chị em ruột thịt Tình thương mến chan hòa. Nhận xét, đánh giá sự tiến bộ của HS sau tiết học. | - Nhận nhiệm vụ tiếp nối và thực hiện theo yêu cầu. HS đọc và ghi nhớ câu thông điệp. |
Chủ đề 3: Quan Tâm Chăm Sóc Người Thân Gia Đình
Bài 7: Quan tâm chăm sóc ông bà
Thời lượng: 01 tiết
1. Mục tiêu:
Bài học góp phần hình thành, phát triển cho học sinh phẩm chất: nhân ái, trách nhiệm và năng lực điều chỉnh hành vi dựa trên các yêu cầu cần đạt sau:
- Nhận biết được biểu hiện và ý nghĩa của việc quan tâm, chăm sóc ông bà.
- Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà bằng những việc làm phù hợp với lứa tuổi.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà.
- Thực hiện được những việc đồng tình với thái độ thể hiện yêu thương đối với ông bà.
- Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà.
2. Chuẩn bị:
- GV: SGK, SGV, Vở bài tập đạo đức 1:
- Tranh ảnh, truyện, hình dán mặt cười – mặt mếu, âm nhạc (bài hát” Cháu yêu Bà” – Sáng tác: Xuân Giao.), … gắn với bài học “Quan tâm chăm sóc Ông Bà”.
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint …
- HS: Sgk, vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy:
Hoạt động dạy của Giáo viên. | Hoạt động học của học sinh. | |||
* Khởi động: Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực cho học sinh và dẫn dắt học sinh vào bài học. Phương pháp kĩ thuật: Trò chơi, đàm thoại. * Sản phẩm mong muốn: - HS trả lời được câu hỏi về việc làm thể hiện được quan tâm chăm sóc ông bà. * Cách tiến hành: | ||||
- Giáo viên cho cả lớp hát” Cháu yêu bà” - Giáo viên đặt câu hỏi. + Khi nào em thấy bà rất vui? + Tuần vừa qua, em đã làm những việc gì đem lại niềm vui cho ông bà? Gv: Khen ngợi học sinh. Kết luận: Ông bà luôn cần sự quan tâm chăm sóc của con cháu. Bài hát này giúp em nhận biết biểu hiện của sự quan tâm, chăm sóc ông bà. Gv dẫn dắt, giới thiệu bài mới, Ghi tựa | - HS Hát. - Hs trả lời: Khi cháu vâng lời bà. - Hs lắng nghe. - Hs lắng nghe. | |||
Hoạt động 1: Khám phá vấn đề. - Mục tiêu: HS nhận biết được những việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà và biết vì sao cần quan tâm, chăm sóc ông bà. - Phương pháp, kĩ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, đàm thoại, kĩ thuật đặt câu hỏi. - Sản phẩm mong muốn: HS tích cực tham gia các hoạt động học tập, trả lời được các câu hỏi nhận biết về biểu hiện ý nghĩa của những việc làm quan tâm chăm sóc ông bà. - Cách tiến hành: | ||||
- GV treo 5 tranh ở mục Khám phá trong Sgk, chia HS thành 5 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát các tranh để trả lời câu hỏi. + Bạn nhỏ dưới đây đã làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà? - GV trình chiếu kết quả trên bảng. Tranh 1: Bạn hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn chúc tết ông bà khỏe mạnh sống lâu. Tranh 3: Bạn mời ông uống nước. Tranh 4: Bạn khoe ông bà vở tập viết, được cô khen viết đẹp. Tranh 5: Bạn nhỏ cùng bố về quê thăm ông bà. - GV hỏi: + Vì sao cần quan tâm chăm sóc ông bà? + Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? - GV khen ngợi những học sinh có những câu trả lời đúng, nêu được nhiều việc phù hợp, chỉnh sửa các câu trả lời chưa đúng. Kết luận: Những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, hỏi thăm sức khỏe Ông Bà, chăm sóc ông bà khi ốm, chia sẻ niềm vui với ông bà, nói những lời yêu thương đối với ông bà. | - HS chia nhóm, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luật của nhóm mình. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn. - HS suy nghĩ trả lời cá nhân. - HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe. | |||
Hoạt động 2. Luyện tập: Mục tiêu: · HS nhận biết được việc nào nên làm hoặc không nên làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. · HS nêu được những việc làm cụ thể, thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà. - Phương pháp, kỹ thuật: Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp. - Sản phẩm mong muốn: - Hs Biết những việc nào nên làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. - HS có kết quả thích lí do chọn những việc làm và không nên làm để thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. - Chia sẻ với bạn về những việc làm của mình thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà. - Hình thành được thói quen tốt thể hiện sự quan tâm, vâng lời ông bà. a. Em chọn việc nên làm. | ||||
- GV chia HS thành các nhóm (4 HS). - Giao nhiệm vụ cho các nhóm quan sát kĩ các tranh 1,2,3,4,5 (SGK trang 23) trên bảng. Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông. Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà. Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm. Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà. - GV quan sát, gợi ý các nhóm thảo luận. - GV yêu cầu 3 nhóm lên trình bày. - Các nhóm khác quan sát, nhận xét bổ sung. + Việc nào nên làm? + Việc nào không nên làm? Vì sao? - GV nhận xét tuyên dương nhóm trả lời đúng, chốt ý. Nhận xét phần thảo luận của HS. Kết luận: Thường xuyên hỏi thăm sức khỏe, bóp vai cho Ông, chải tóc cho Bà, lễ phép mời Ông Bà ăn hoa quả… Thể hiện sự quan tâm chăm sóc Ông Bà. Hành vi hai chị em cãi nhau ầm ĩ bên giường Bà ốm là biểu hiện sự thờ ơ chưa quan tâm tới Ông Bà. | - HS ngồi theo nhóm (4 HS). - HS quan sát rồi thảo luận 2 phút. - HS lắng nghe thảo luận nhóm các câu hỏi. - HS gắn mặt cười (vào tranh nên làm).(tranh 1, 2, 3, 5) - HS lên gắn mặt mếu vào tranh không nên làm (tranh 4). - Các nhóm tiến hành theo hướng dẫn của GV - HS 3 nhóm nêu ý kiến vì sao chọn việc nên làm ở tranh 1, 2, 3,5: Tranh 1: Bạn gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà. Tranh 2: Bạn quan tâm, bóp vai cho ông. Tranh 3: Bạn quan tâm, chải tóc cho bà. Tranh 5: Bạn bê đĩa hoa quả lễ phép mời ông bà. - Không nên chọn việc làm ở tranh 4. Tranh 4: Bà ốm, hai chị em không thăm hỏi, lại cãi nhau cho bà mệt thêm. - Nhận xét. - HS lắng nghe, ghi nhớ, | |||
b. Chia sẻ cùng bạn | ||||
- GV đặt câu hỏi: Em đã quan tâm, chăm sóc Ông Bà bằng những việc làm nào? - Yêu cầu HS suy nghĩ cá nhân (1 phút). - Yêu cầu HS chia sẻ nhóm đôi (1 phút). - Đại diện ba nhóm lên trình bày trước lớp. - Yêu cầu các nhóm nhận xét. - GV nhận xét và khen ngợi những bạn biết quan tâm, chăm sóc ông bà. | - HS suy nghĩ cá nhân. - HS chia sẻ nhóm đôi qua việc làm thực tế của mình. - HS trình bày. - Nhận xét. | |||
Hoạt động 3. Vận dụng: - Mục tiêu: + HS thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. + Lễ phép, vâng lời ông bà ; hiếu thảo với ông bà. - Phương pháp, kĩ thuật: Phương pháp quan sát, hỏi đáp, thảo luận nhóm, đóng vai xử lí tình huống. - Sản phẩm mong muốn: + Thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. + Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với ông bà. a. Đưa ra lời khuyên cho bạn. | ||||
- GV giới thiệu tranh tình huống: Bạn trai trong tranh cần cầm quả bóng đi chơi khi ông bị đau chân và đang leo cầu thang. - GV yêu cầu HS quan sát trên bảng (hoặc SGK). - GV đặt câu hỏi: Em sẽ khuyên bạn điều gì? - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi (hai bạn 1 bàn) để đưa ra lời khuyên cho bạn. - GV gọi đại diện nhóm trình bày. - Gọi nhóm bạn nhận xét – GV nhận xét. - Khen ngợi những HS có lời khuyên hay nhất. - GV kết luận: Em nên hỏi han quan tâm dìu dắt ông lên cầu thang, không nên vô tâm bỏ đi chơi như vậy. | - HS lắng nghe. - HS quan sát. - HS lắng nghe. - HS thảo luận nhóm đôi. - HS Trình bày. - HS nhận xét | |||
b. Em thể hiện sự quan tâm chăm sóc ông bà bằng những việc làm vừa sức phù hợp với lứa tuổi. | ||||
- GV đưa tình huống. + Tình huống 1: Bà bị ốm, Em làm gì để chăm sóc bà? + Tình huống 2: Ăn cơm xong, Mẹ lấy trái cây lên, em làm gì để thể hiện sự quan tâm đối với Ông Bà? - GV yêu cầu học sinh đóng vai xử lí tình huống. Nhóm 1, 2: Tình huống 1. Nhóm 3, 4: Tình huống 2. - Đai diện 2 nhóm nên trình bày 2 tình huống. - Các nhóm còn lại quan sát, nhận xét. - GV nhận xét, kết luận: Em có thể làm đc nhiều việc thể hiện hiên sự quan tâm, chăm sóc Ông bà thường xuyên gọi điện thăm hỏi sức khỏe Ông Bà (nếu không sống cùng Ông Bà), mời Ông Bà ăn hoa quả, nước, chia sẻ niềm vui của mình đối với Ông Bà,… * Tổng kết: GV chiếu câu thông điệp: Quan tâm chăm sóc ông bà Biết ơn, hiếu thảo - em là cháu ngoan. Gọi vài HS đọc - Nhận xét tiết học. - Dặn về nhà chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 8. Quan tâm chăm sóc cha mẹ. | - Hs sinh quan sát, lắng nghe. - HS thảo luận đóng vai xử lí tình huống được giao. - HS trình bày. - Quan sát, nhận xét. _ Học sinh lắng nghe. 2-3 HS đọc câu thông điệp Cả lớp đọc đồng thanh. - HS lắng nghe, ghi nhớ. |
Giáo án lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm
BÀI: EM YÊU TRƯỜNG EM
1. Mục tiêu:
- Sau khi tham gia trải nghiệm, học sinh:
- Làm quen được với bạn mới, thể hiện sự thân thiện với bạn bè, thầy cô.
- Nhận biết được những việc nên làm trong giờ học, trong giờ ra chơi và thức hiện được những việc đó.
- Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho học sinh:
- Năng lực giao tiếp: thể hiện qua việc chào hỏi, làm quen, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn cùng lớp, cùng trường.
+ Phẩm chất:
- Nhân ái: thể hiện qua việc yêu quý, giúp đỡ mọi người.
- Chăm chỉ: thể hiện qua việc chủ động tham gia vào những hoạt động khác nhau của nhà trường.
2. Nội dung hoạt động trong chủ đề:
- Vẽ về người bạn em mới quen
- Tìm hiểu các cách làm quen với người bạn mới.
- Tìm hiểu về những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi.
- Làm sản phẩm tặng người bạn mới quen.
- Vẽ tranh về những hoạt động ở trường tiểu học.
3. Hình thức tổ chức hoạt động:
- Trò chơi - Làm sản phẩm
- Vẽ tranh - Triển lãm
4. Chuẩn bị:
4.1. Giáo viên
- Một số tranh/ ảnh hình: Bạn nhỏ đang cười tươi; Bạn nhỏ đang ngồi đọc truyện; Bạn nhỏ đang vẫy tay chào; Bạn nhỏ đang gật đầu; Bạn nhỏ đang đập tay với bạn khác,…
- Một số tranh/ ảnh hình: Một bạn học sinh đang đọc truyện trong lớp; Một bạn học sinh đang đọc sách trong thư viện; Hai bạn học sinh đang ngồi vẽ tranh trong lớp,…
- Một số sản phẩm mẫu cho học sinh quan sát như các mẫu thiệp tự làm.
- Một số tranh/ ảnh hoạt động ở trường tiểu học như: Ảnh toàn trường chào cờ; Ảnh học sinh đang thảo luận nhóm; Ảnh học sinh đang chăm sóc cây trong vườn trường,…
4.2. Học sinh: Giấy A4, bút chì, bút màu
5. Gợi ý tổ chức hoạt động:
5.1. Hoạt động 1: Khởi động: Nghe bài hát “Chào người bạn mới đến của Lương Bằng Vinh”
- GV tổ chức cho cả lớp nghe bài hát “Chào người bạn mới đến” của nhạc sĩ Lương Bằng Vinh.
- GV tổ chức cho cả lớp trao đổi sau bài hát:
- Nêu cảm xúc của em sau khi nghe bài hát này
- Khi muốn làm quen với bạn mới, em sẽ làm gì?
- GV nhận xét câu trả lời của học sinh và dẫn dắt vào chủ đề hoạt động
5.2. Hoạt động 2: Vẽ về người bạn em mới quen
- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nghĩ đến một người bạn mà mình mới quen và vẽ chân dung người bạn đó.
- GV tổ chức cho cả lớp vẽ chân dung người bạn mới quen. Sau khi học sinh vẽ xong, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi để chia sẻ với bạn cùng nhóm của mình về người bạn mà mình vừa vẽ theo gợi ý sau:
- Tên người bạn đó là gì?
- Người bạn đó là con trai hay con gái?
- Người bạn có khuôn mặt như thế nào? Tóc như thế nào?
- Người bạn có đặc điểm gì khiến em cảm thấy yêu quý và muốn vẽ về bạn đó?
- GV gọi một số học sinh giới thiệu trước cả lớp về bức tranh người bạn mình vừa quen theo các gợi ý đã chỉ ra lúc hoạt động nhóm
- GV tổng kết hoạt động và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
5.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu các cách làm quen với người bạn mới.
- GV cho HS quan sát các tranh trên bảng hoặc trên máy tính và xác định những hành động có thể thực hiện làm quen với bạn mới
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm đôi, trao đổi và thống nhất những hành động co thể thực hiện để làm quen với người bạn mới
- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả thảo luận và từ đó chốt lại những hành động có thể thực hiện để làm quen với người bạn mới.
- GV cho HS thực hành các cách làm quen với người bạn mới với chính bạn cùng nhóm của HS. GV phải gọi một số nhóm lên trước lớp thực hành các kĩ năng làm quen với người bạn mới.
- GV nhận xét, tổng lại những kĩ năng mà học sinh có thể sử dụng để làm quen với người bạn mới và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
5.4. Hoạt động 4: Tìm hiểu những việc nên làm trong giờ học, trong giờ chơi.
- GV cho HS quan sát các bức tranh về các việc làm của học sinh tại trường. Cần lưu ý đánh số thứ tự các tranh để HS quan sát.
- GV tổ chức cho HS tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm đôi, sắp xếp các bức tranh vào hai nhóm:
+ Việc nên làm vào giờ học.
+ Việc nên làm vào giờ chơi.
- Các nhsom thảo luận và chia các tranh vào hai nhóm.
- GV mời các nhsom lên báo cáo kết quả thảo luận.
- Các nhóm khác góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét, tổng kết và chuyển tiếp sang hoạt động sau.
5.5. Hoạt động 5: Làm sản phẩm tặng người bạn mới quen.
- GV cho HS xem một số sản phẩm các em có thể thực hiện để tặng người bạn mới quen. Ví dụ: thiệp, tranh vẽ/ xé dán/ cắt dán, đồ chơi tái chế từ giấy báo,…
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tự nghĩ về một sản phẩm mình muốn làm để tặng cho bạn. GV sẽ hỗ trợ khi cần thiết.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ về sản phẩm các em đã thực hiện để tặng một người bạn mới theo gợi ý:
- Sản phẩm em vừa hoàn thành là gì?
- Sản phẩm đó em muốn tặng cho bạn nào?
- Em đã tạo ra sản phẩm này như thế nào?
- GV góp ý, bổ sung cho sản phẩm của các HS và tổng kết hoạt động.
5.6. Hoạt động 6: Vẽ tranh về những hoạt động ở trường tiểu học.
- GV cho HS quan sát một số tranh/ ảnh hoạt động ở trường tiểu học như: ảnh toàn trường chào cờ, ảnh HS thảo luận nhóm, ảnh HS ngồi trong lớp nghe cô giảng bài,…
- GV yêu cầu HS nêu các hoạt động ở trường mà em quan sát được thông qua các tranh/ ảnh mà GV cung cấp. GV gọi một số số HS khác kể them những hoạt động khác trong trường hợp mà em biết.
- GV yêu cầu mỗi HS tự chọn một hoạt động ở trường mà em yêu thích nhất và vẽ lại hoạt động đó.
- Sauk hi vẽ xong, GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4, chia sẻ về bức tranh mình vừa vẽ theo gợi ý:
- Tranh của em vẽ về hoạt động gì?
- Trong tranh có những ai?
- Vì sao em thích hoạt động này nhất?
- GV gọi một số HS mô tả lại bức tranh của mình trước cả lớp
- GV nhận xét quá trình hS vẽ tranh và hoạt động nhóm, tổng kết hoạt động và dẫn dắt chuyển sang hoạt động tổng kết, đánh giá.
Giáo án lớp 1 môn Giáo dục thể chất
CHỦ ĐỀ 1: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ
Ngày soạn:
Bài 1: TƯ THẾ ĐỨNG NGHIÊM, ĐỨNG NGHỈ.
(3 tiết)
I. Mục tiêu bài học
1. Về phẩm chất: Bài học góp phần bồi dưỡng cho học sinh các phẩm chất cụ thể:
- Tích cực trong tập luyện và hoạt động tập thể.
- Tích cực tham gia các trò chơi vận động và các bài tập phát triển thể lực, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
- Tự chủ và tự học: Tự xem trước các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ , cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số trong sách giáo khoa.
- Giao tiếp và hợp tác: Biết phân công, hợp tác trong nhóm để thực hiện các động tác và trò chơi.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện các lỗi sai thường mắc khi thực hiện động tác và tìm cách khắc phục.
2.2. Năng lực đặc thù:
- NL chăm sóc SK: Biết thực hiện vệ sinh sân tập, thực hiện vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- NL vận động cơ bản: Biết khẩu lệnh và thực hiện được tư thế đứng nghiêm, đứng nghỉ và vận dụng vào các hoạt động tập thể.
- NL thể dục thể thao: Biết quan sát tranh, tự khám phá bài và quan sát động tác làm mẫu của giáo viên để tập luyện. Thực hiện được các động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ.
II. Địa điểm – phương tiện
- Địa điểm: Sân trường
- Phương tiện:
- Giáo viên chuẩn bị: Tranh ảnh, trang phục thể thao, còi phục vụ trò chơi.
- Học sinh chuẩn bị: Giày thể thao.
III. Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học
- Phương pháp dạy học chính: Làm mẫu, sử dụng lời nói, tập luyện, trò chơi và thi đấu.
- Hình thức dạy học chính: Tập luyện đồng loạt (tập thể), tập theo nhóm, tập luyện theo cặp.
IV. Tiến trình dạy học
Nội dung | LVĐ | Phương pháp, tổ chức và yêu cầu | ||
Thời gian | Số lượng | Hoạt động GV | Hoạt động HS | |
I. Phần mở đầu 1. Nhận lớp 2.Khởi động a) Khởi động chung - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, vai, hông, gối,... b) Khởi động chuyên môn - Các động tác bổ trợ chuyên môn c) Trò chơi - Trò chơi “ đứng ngồi theo lệnh” II. Phần cơ bản: Hoạt động 1 (tiết 1) * Kiến thức. Đứng nghiêm. - Khẩu lệnh: “nghiêm” - Động tác: Đứng nghỉ. - Khẩu lệnh: “nghiêm” - Động tác: *Luyện tập Tập đồng loạt Tập theo tổ nhóm Tập theo cặp đôi Thi đua giữa các tổ * Trò chơi “ Làm theo hiệu lệnh” Hoạt động 2 (tiết 2) *Kiến thức Ôn động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ. * Luyện tập Hoạt động 3 (tiết 3) * Kiến thức - Ôn động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ. * Luyện Tập III. Kết thúc * Thả lỏng cơ toàn thân. * Nhận xét, đánh giá chung của buổi học. Hướng dẫn HS Tự ôn ở nhà * Xuống lớp. | 5 – 7’ 16-18’ 3-5’ 4- 5’ | 2x8N 2x8N 2 lần 4lần 4lần 1 lần | Gv nhận lớp, thăm hỏi sức khỏe học sinh phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học - Gv HD học sinh khởi động. - GV hướng dẫn chơi Cho HS quan sát tranh GV làm mẫu động tác kết hợp phân tích kĩ thuật động tác. - GV hô - HS tập theo Gv. - Gv quan sát, sửa sai cho HS. - Y,c Tổ trưởng cho các bạn luyện tập theo khu vực. - GV cho 2 HS quay mặt vào nhau tạo thành từng cặp để tập luyện. - GV tổ chức cho HS thi đua giữa các tổ. - GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi. - Cho HS chơi thử và chơi chính thức. - Nhận xét, tuyên dương, và sử phạt người (đội) thua cuộc - Nhắc lại cách thực hiện động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ. Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của hoạt động 1 - Nhắc lại cách thực hiện động tác đứng nghiêm, đứng nghỉ. Tổ chức ôn tập như phần luyện tập của hoạt động 1 - GV hướng dẫn - Nhận xét kết quả, ý thức, thái độ học của HS. - VN ôn bài và chuẩn bị bài sau | Đội hình nhận lớp - Cán sự tập trung lớp, điểm số, báo cáo sĩ số, tình hình lớp cho GV. Đội hình khởi động - HS khởi động theo hướng dẫn của GV - HS tích cực, chủ động tham gia trò chơi - Đội hình HS quan sát tranh HS quan sát GV làm mẫu - Đội hình tập luyện đồng loạt. ĐH tập luyện theo tổ GV -ĐH tập luyện theo cặp - Từng tổ lên thi đua - trình diễn - Chơi theo đội hình hàng ngang - HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập. - HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1 - HS lắng nghe, nhận nhiệm vụ học tập. - HS luyện tập như phần luyện tập của hoạt động 1 HS thực hiện thả lỏng - ĐH kết thúc |
Giáo án lớp 1 môn Mĩ thuật
Chủ đề 1: MĨ THUẬT TRONG NHÀ TRƯỜNG
(Thời lượng 1 tiết)
I. MỤC TIÊU:
* Mục tiêu chung:
- Mục tiêu của tiết đầu tiên trong năm học là giúp HS có được những nhận biết ban đầu về một số sản phẩm Mĩ thuật, đồ dùng trong môn học cũng như những đối tượng có thể tham gia thể hiện sản phẩm Mĩ thuật.
* Sau bài học, SH sẽ:
- Nhận biết được Mĩ thuật có ở xung quanh và được tạo bởi những đối tượng khác nhau:
- Nhận biết được một số đồ dung, công cụ, vật liệu để hình thành, sáng tạo trong môn học:
- Biết cách bảo quản, sử dụng một số đồ dung học tập.
* Về phẩm chất:
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.
- Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.
* Về năng lực:
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
* Năng lực đặc thù:
- Nhận biết được đặc điểm hình dạng cấu trúc của những hình ảnh, màu sắc trong Mĩ thuật trong nhà trường.
- Biết sử dụng những màu sắc trong Mĩ thuật để tạo hình ảnh và trang trí.
- Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
* Năng lực chung.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
- Biết vận dụng sự hiểu biết về những màu sắc trong Mĩ thuật.
CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên:
- Chuẩn bị một số hình ảnh, clip liên quan đến chủ đề trình chiếu trên PoWerpoint để HS quan sát:
- Một số sản phẩm Mĩ thuật, đồ dùng học tập, hình ảnh liên quan đến hoạt động học tập môn Mĩ thuật giúp HS quan sát trực tiếp.
* Học sinh:
- Chuẩn bị vở thực hành Mĩ thuật, dụng cụ học tập của HS có liên quan đến môn học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, luyện tập, đánh giá.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động trải nghiệm, trực quan.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh | |
* Hoạt động khởi động. | ||
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi, bịt mắt chọn màu (Đố vui, đúng hay sai) trả lời.? | - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi trả lời.? | |
* Nội dung 1: Sản phẩm Mĩ thuật. | ||
* GV chuẩn bị: - Một số sản phẩm Mĩ thuật tạo hình (Tranh vẽ, tranh đắp nổi, hình đất nặn,…) và một số sản phẩm Mĩ thuật ứng dụng (Lọ hoa, ống đựng bút, con rối, đồ chơi,…) để minh họa trực quan cho HS. * Gợi ý tổ chức hoạt động. - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1, trang 6 – 7, quan sát hình minh họa và cho biết đó và những sản phẩm gì…? - HS trình bày hiểu biết của mình về những sản phẩm Mĩ thuật có trong sách. - GV tóm tắt một vài ý kiến lên bảng. (Không đánh giá). - GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm thế nào là sản phẩm Mĩ thuật tạo hình. (Sản phẩm được tạo nên từ những yếu tố, nguyên lí nghệ thuật) thế nào là sản phẩm ứng dụng (Vận dụng những yếu tố tạo hình đề trang trí một sản phẩm). - GV giải thích ngay trên “vật thật”, nói ngắn gọn để HS dễ hình dung. - Sau khi giải thích GV yêu cầu HS kể tên một số sản phẩm Mĩ thuật trong nhà trường. | - HS chú ý: Nghe, nhìn. - HS quan sát các hình minh họa trang 6 – 7. - HS xem tranh trả lời: - Em học về. (Tranh sáp màu) của bạn: Trịnh Minh Thu. - Tranh Voi. (Tạo dáng đất nặn) của bạn Nguyễn Anh Duy. - Tranh Cá. (Đắp nổi đất nặn) Trần Minh Hằng. - Tranh Bánh Kẹp. (Cát dán giấy) của bạn: Mai Ngọc Diệp. - Tranh Lọ Hoa. (Vật liệu tái sử dụng) của bạn: Lê Thu Nga. - Tranh Con Gà. (Đa chất liệu) của bạn: Đặng Tiến Linh. - Tranh Con Chó. (Vật liệu tái sử dụng) của bạn: Vũ Minh Quang. - HS chú ý lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - HS kể tên các sản phẩm theo hình ảnh các vật xung quanh chúng ta. | |
* Nội dung 2: Mĩ thuật do ai tạo nên. | ||
- GV chuẩn bị chụp một số hình ảnh để minh họa cho các nhân vật xuất hiện trong bài, mở rộng them các nhân vật ngoài SGK. * Gợi ý tổ chức hoạt động. - GV chỉ vào hình minh họa SGK trang 8 – 9 và đặt câu hỏi ? Những ai có thể sáng tạo ra các sản phẩm Mĩ thuật ? - HS kể tên các đối tượng có thể sáng tạo được sản phẩm Mĩ thuật. - Ví dụ: Họa sĩ. Nhà điêu khắc. Nhà nhiếp ảnh… - GV tiếp tục nêu câu hỏi ? Những lứa tuổi nào có thể thực hiện được các sản phẩm Mĩ thuật ? - GV ghi lại một vài ý kiến của HS lên bảng. - GV tóm tắt lại các ý kiến mà HS đã nêu ở trên và giải thích cho HS hiểu rõ thêm về những ai, và những lứa tuổi nào ? có thể tham gia thực hiện được một sản phẩm Mĩ thuật đó là: - GV trả lời: Những người hoạt động Nghê Thuật chuyên nghiệp: Họa sĩ. Nhà điêu khắc. Nhà nhiếp ảnh, Nhà thiết kế. (Về lứa tuổi: Người lớn tuổi, các em nhỏ) * Chốt lại: - Căn cứ những ý kiến tóm tắt trên bảng. GV cùng HS đi đến nhận xét về những ai và lứa tuổi nào có thể tham gia thực hiện sản phẩm Mĩ thuật. | - HS trả lời: - Nhà điêu khắc. Điềm Phùng Thị. - HS trả lời: - Các em thiếu nhi, người lớn. - HS lắng nghe, cảm nhận. - GV và HS cùng nhau nhận xét. | |
* Nội dung 3: Đồ dùng trong môn học. | ||
* GV chuẩn bị: - Một số vật dụng, đồ dung học tập sử dụng trong môn học Mĩ thuật * Gợi ý tổ chức hoạt động. - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1. trang 10 – 11 và cho biết để học tập môn Mĩ thuật, cần những đồ dung gì ? và các sử dụng ra sao ? - GV tóm tắt một vài ý kiến lên bảng. (Không đánh giá). - GV giải thích cho HS hiểu rõ thêm về cách sử dụng đó bằng việc nêu các câu hỏi để cả lớp cùng nhau trao đổi. --------------------------------------*---------------------------------------- + Ví dụ: * GV đặt câu hỏi ? - Vẽ hình bằng dụng cụ nào ? - Khi vẽ chưa được, dùng cái gì để xóa ? - Vẽ trên các gì ? - Tô màu bằng dụng cụ nào ? - Hồ dán dùng để làm gì ? - Có được vẽ và tô màu ra bàn, tường không ? Vì sao ? | - HS trình bày những hiểu biết của mình về những dụng cụ học tập sử dụng trong môn học Mĩ thuật. - HS chú ý lắng nhe. Cảm nhận, trao đổi. -----------------------------------*--------------------------------- * HS trả lời. - Bằng bút chì. - Dùng cục tẩy. (Hoạt vở tập vẽ) - Bằng bút chì màu, bút dạ màu, bút sáp màu, màu dạ nước,…(câu trả lời gắn với điều kiện thực tế của nhà trường). - Dùng trong các bài thực hành xé dán hoặc trong trang trí. - Dùng để dán những miếng giấy màu. - Không được. Nếu vẽ, tô màu ra bàn tường sẽ làm xấu lớp học. | |
* Hoạt động 4: Vận dụng. | ||
- GV cho HS dùng chất liệu, dụng cụ học tập làm sản phẩm theo ý thích. + Trưng bày sản phẩm. - GV hướng dẫn HS trưng bày sản phẩm. * Nhận xét, dặn dò. - Chuẩn bị bài sau. | - HS thực hành theo hướng dẫn. - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - HS chú ý lắng nghe. |
KẾ HOẠCH DẠY HỌC MĨ THUẬT KHỐI LỚP 1
(Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống) GVBM: ........................
Thứ…….ngày…..tháng…..năm 20…..
Ngày soạn:….……/……/20…… Từ tuần…..Đến tuần…..
Ngày giảng: .……/……/20……. ……/……/20……
.……/……/20…… .……/……/20……
Chủ đề 2: SÁNG TẠOTỪ NHỮNG CHẤM MÀU
(Thời lượng 4 tiết)
I. MỤC TIÊU:
* Mục tiêu chung:
- Mục tiêu của tiết đầu tiên trong năm học là giúp HS có được những nhận biết ban đầu về một số sản phẩm Mĩ thuật, đồ dùng trong môn học cũng như những đối tượng có thể tham gia thể hiện sản phẩm Mĩ thuật.
* Sau bài học, SH sẽ:
- Tạo được chấm màu bằng nhiều cách khác nhau:
- Biết sử dụng chấm màu để tạo nét, tạo hình và trang trí sản phẩm:
- Thực hiện các bước để làm sản phẩm.
* Về phẩm chất:
- Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, khả năng quan sát.
- Biết chia sẻ ý kiến cá nhân về sản phẩm của mình và các bạn.
- Biết chăm sóc và bảo vệ môi trường xung quanh.
* Về năng lực:
- Chủ đề góp phần hình thành, phát triển ở học sinh những năng lực sau:
* Năng lực đặc thù:
- HS nhận biết được đặc điểm các chấm màu trong Mĩ thuật.
- Biết sử dụng những chấm màu để tạo hình ảnh và trang trí.
- Biết trưng bày, giới thiệu chia sẻ cảm nhận về sản phẩm của mình và của bạn.
* Năng lực chung.
- Chuẩn bị đồ dùng học tập, vật liệu học tập. Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học tập và nhận xét sản phẩm.
- Biết vận dụng sự hiểu biết về những chấm màu để tạo ra các hình ảnh trong Mĩ thuật.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
* Giáo viên:
- Một số sản phẩm Mĩ thuật có sử dụng hình thức chấm màu như tranh vẽ, sản phẩm được trang trí từ những chấm màu…;
- Một số dụng cụ học tập trong môn học như sáp màu dầu, màu a- cờ-ry-lic (hoặc mài Oát, màu bột đã pha sẵn), giấy trắng, tăm bong, que gỗ tròn nhỏ.
- Một số loại hạt phổ biến, thông dụng, một số tờ bìa cứng, (khổ 15x10cm), keo sữa cho phần thực hành gắn hạt tạo hình sản phẩm Mĩ thuật.
* Học sinh:
- Chuẩn bị vở thực hành Mĩ thuật, dụng cụ học tập của HS có liên quan đến môn học.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
* Phương pháp: Vấn đáp, trực quan, làm mẫu, thực hành, luyện tập, đánh giá.
* Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động trải nghiệm, trực quan.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Ổn định tổ chức lớp.
- Kiểm tra sĩ số, kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên | Hoạt động học sinh |
* Hoạt động khởi động. | |
- GV: Cho HS hát bài hát đầu giờ. - Tổ chức cho HS chơi trò chơi. | - HS hát đều và đúng nhịp. - HS cùng chơi. |
* Hoạt động 1: Quan sát. - Hoạt động này giúp HS có nhận thức ban đầu về nội dung chủ đề: | |
(Tiết 1) - GV yêu cầu HS mở SGK Mĩ thuật 1, trang 12 – 13, quan sát hình minh họa và trả lời câu hỏi ? + Những chấm màu xuất hiện ở đâu ? + Những hình ảnh trong sách được tạo nên bằng những chấm màu. Nhiều chấm màu đặt cạnh nhau có tạo nên mảng màu không * Lưu ý: (Khi hỏi, GV chỉ vào bức tranh Bãi biển ở Hây để giải thích rõ hơn về nội dung này). - Ngoài những hình ảnh minh họa trong sách, em hãy cho biết chấm màu còn xuất hiện ở đâu ? - GV ghi ý kiến HS lên bảng (Không đánh giá). * GV chốt ý: Căn cứ những ý kiến phát biểu của HS. | - HS quan sát hình minh họa. - HS trả lời: - HS trả lời: Tranh Bãi biển ở Hây. (Tranh sơn dầu, Gióc- giơ Lem-mem) - HS trả lời: Các hình chấm màu còn có ở trong trang SGK trang 14 – 15, - HS trả lời: Chấm màu xuất hiện nhiều trong thiên nhiên, có nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau. - Trong Mĩ thuật, chấm màu được sử dụng để tạo nên sự sinh động. |
* Hoạt động 2: Thể hiện. - HS được thể hiện hoạt động này để hình thành kiến thức, kĩ năng lien quan đến chủ đề: | |
(Tiét 2) - GV hướng dẫn HS quan sát cách tạo chấm màu trong SGK Mĩ thuật 1, trang 14. - GV thị phạm một số cách tạo chấm màu cho HS quan sát như dung que gỗ tròn nhỏ chấm một màu lên giấy hoặc dung ngón tay nhúng vào màu rồi chấm lên giấy,… * Thị phạm lần 1: + Bước 1: GV chấm ba chấm cùng nhau liên tục giống nhau và mời HS trả lời câu hỏi ? - Các chấm có giống nhau và được nhắc lại không ? * Thị phạm lần 2: + Bước 2: GV chấm màu theo hình thức xen kẻ, một chấm đỏ - một chấm vàng – một chấm đỏ và đặt câu hỏi ? - Hình thức chấm này có khác với hình thức chấm ở trên không ?Khác NTN ? * Thực hành: - GV cho HS thực hành tạo chấm màu vào vở Mĩ thuật 1, trang 7 theo các cách đã giới thiệu trên. | - HS trả lời: - Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách thứ nhất gọi là nhắc lại. - HS trả lời: - Hình thức sắp xếp những chấm màu theo cách hai gọi là xen kẽ. - HS thực hành theo các bước trên. |
* Hoạt động 3: Thảo luận. - Thông qua hoạt động này, HS củng cố lại nội dung, mục tiêu cần đạt được của bài học. |
Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc
Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU
Tiết 1:
- Thường thức âm nhạc:
ÂM THANH KÌ DIỆU
- Học hát:
VÀO RỪNG HOA
(Nhạc và lời: Việt Anh)
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa.
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.
2. Năng lực:
- Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.
- Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to - nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
- Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. Muỗng, …
3. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1.
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: (1’)
1. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng) | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10’) * Khởi động: - Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học. - Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu. | - GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu? - GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện. | - HS nghe , cảm nhận và trả lời. - HS lắng nghe. |
* Tìm hiểu câu chuyện: - Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện. | - GV gợi ý tranh 1 có mấy nhân vật. - GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son. - GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu. - GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật. - GV cho HS nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé thổi sáo. - GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam. - GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn. | - HS quan sát và trả lời. - HS chú ý lắng nghe. - HS xem tranh và nhận xét. - HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật. - HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên. - HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ. - HS nghe và ghi nhớ. |
* Cảm thụ và thể hiện: - Cho HS làm việc nhóm 4: Thể hiện các âm thanh to nhỏ: + Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào. + Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách. + Tiếng mưa to: rào rào rào rào. + Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách. | - GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh. - Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ. | - HS làm việc nhóm tập thể hiện âm thanh to, nhỏ. - HS thể hiên âm thanh to, nhỏ. |
Hoạt động 2: Học hát: Vào rừng hoa ( 25 phút) * Khởi động: - Tổ chức trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son cho HS cả lớp, dãy, bàn thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”. | - GV đàn. - GV cho HS thi theo dãy, bàn - GV nhận xét – động viên, khen ngợi và nhắc nhở ( nếu cần) | - HS thể hiện theo yêu cầu. - HS thể hiện theo dãy, bàn. - HS nghe. |
* Giới thiệu và nghe hát mẫu: - Hướng dẫn HS quan sát bức tranh. - Nghe hát mẫu. | - GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì? - HS nhận xét - GV nhận xét – khen. - Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé. - GV mở bài hát mẫu cho HS nghe. | - HS quan sát tranh và trả lời. - HS nhận xét bạn - HS lắng nghe. - HS chú ý lắng nghe. - HS lắng nghe và nhẩm theo. |
* Đọc lời ca: - Hướng dẫn đọc lời ca. | - GV chia câu (bài hát chia thành 6 câu hát ngắn) - GV đọc mẫu từng câu và học sinh đọc theo. - Hướng dẫn học sinh đọc theo tiết tấu. | - HS theo dõi - HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện. |
* Tập hát: - Hướng dẫn hát từng câu. | - GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát. + Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi + Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi. Hát nối câu 1+2 + Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi + Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui. Hát nối câu 3+4 Cho HS hát nối câu 1-4 + Câu 5: Vào rừng … vui ca. + Câu 6: Tìm vài … về nhà. Hát nối câu 5+6 - Hát cả bài 1 vài lần. | - HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV. - HS hát câu 1. - HS hát câu 2. - HS hát câu 1+2 - HS hát câu 3. - HS hát câu 4. - HS hát nối câu 3+4 - HS hát nối câu 1- 4. - HS hát câu 5 - HS hát câu 6. - HS hát nối câu 5+6 - HS hát cả bài. |
* Hát với nhạc đệm: - Hát kết hợp vỗ tay theo phách. | - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách: - GV hát vỗ tay mẫu. - Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách. - GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách. | - HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV. - HS theo dõi. - HS hát và vỗ tay theo phách. - HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm. |
- Hát với nhạc đệm. | - GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm. - GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân. - GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần) - GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân. | - HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm. - HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân. - HS nhận xét - HS lắng nghe. |
- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát. - Giáo dục HS qua nội dung bài hát. | - GV đặt câu hỏi: + Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn nhỏ vào rừng chơi) + Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? (thấy hoa và nghe tiếng chim hót). + Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ? (vào rừng dạo chơi, ngắm hoa, hái hoa). + Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? (nghe tiếng chim). - GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành. | - HS nghe và trả lời. - HS nghe và trả lời. - HS nghe và trả lời. - HS nghe và trả lời. - HS nghe và ghi nhớ |
* Củng cố | - GV yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 3 trong vở bài tập và giới thiệu về các nhân vật trong câu chuyện Âm thanh kì diệu. - Có những âm thanh nào vang lên trong khu rừng kì diệu? Hãy thể hiện lại âm thanh đó. | - HS quan sát và trả lời. - HS trả lời. |
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Tiết 2:
- Ôn tập bài hát:
VÀO RỪNG HOA
(Nhạc và lời: Việt Anh)
- Đọc nhạc:
BẬC THANG ĐÔ – RÊ - MI
- Vận dụng – Sáng tạo:
TO – NHỎ
I. MỤC TIÊU:
1. Phẩm chất:
- Biết lắng nghe, bước đầu biết điều chỉnh giọng nói to - nhỏ phù hợp với yêu cầu của bài học và một vài tình huống thường gặp trong giao tiếp, sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng.
2. Năng lực:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).
- Bước đầu biết hát kết hợp vỗ tay/ gõ theo nhịp/ vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức tốp ca, song ca, đơn ca, ...
- Nhớ tên 3 nốt Đô - Rê - Mi và kí hiệu bàn tay. Bước đầu nghe, cảm nhận cao độ và trường độ và đọc theo file âm thanh bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi.
- Phân biệt được yếu tố to – nhỏ, bước đầu thể hiện được trong nội dung đọc nhạc và trò chơi âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm
- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.
- Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.
2. Học sinh:
- SGK Âm nhạc 1
- Vở bài tập âm nhạc 1.
- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học
3. Bài mới:
Nội dung (Thời lượng) | Hoạt động của GV | Hoạt động của HS |
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Vào rừng hoa (10’) * Khởi động: - Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Vào rừng hoa | - GV cho HS quan sát tranh và nghe giai điệu đàn. ? Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học? - GV nhận xét – tuyên dương. - GV cho HS nghe lại bài hát mẫu. - GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm. - GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách. - GV cho HS lên hát đơn ca, song ca, tốp ca. - GV yêu cầu HS nhận xét - GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS. | - HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS nghe lại bài hát. - HS hát bài hát theo nhạc đệm. - HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách. - HS lên hát theo yêu cầu của GV. - HS nhận xét. - HS nghe và sửa sai (nếu có). |
- Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp. | - GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp: - GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp. - GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp. - GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - GV cho HS luyện thực hành theo dãy – tổ – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhịp. - GV chia nhóm HS theo khả năng để giao nhiệm vụ phù hợp hoặc hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức bài học. - GV nhận xét - khen ngợi và sửa sai cho HS (nếu cần) | - HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV. - HS nghe và theo dõi. - HS hát vỗ tay theo nhịp. - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp. - HS hát theo hướng dẫn của GV. - HS thực hiện. - HS nghe và sửa sai (nếu có) |
- Hướng dẫn hát kết hợp vận động nhún chân theo nhịp. | - GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp. - GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún. (GV hướng dẫn sau đó quy định đếm 1 thì cả lớp bước chân sang trái và nhún, đếm 2 cả lớp bước sang phải và nhún đến khi các em bước được). - GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp. - GV cho 1 nhóm 3 em lên biểu diễn trước lớp. - GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác. - GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng mới (nếu có) - GV nhận xét – sửa sai – khen. - GV cho HS nhận xét giai điệu bài hát vui hay buồn. - GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm. | - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ. - HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp. - HS lên biểu diễn. - HS nghe. - HS nhận xét giai điệu bài hát. - HS nghe. |
Hoạt động 2: Đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi (15 phút) * Khởi động. | - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp. + GV hướng dẫn: Khi nghe GV đọc “cây cao” thì các em đứng lên, GV đọc “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc GV đọc “cây cao” các em giơ hai tay lên cao, GV đọc “bóng thấp” thì các em để hai tay trên bàn. - GV cho HS thực hiên trò chơi. - GV có thể khuyến khích HS phát biểu các ý tưởng mới. | - HS nghe hướng dẫn. - HS thực hiện trò chơi. - HS thể hiện ý tưởng (nếu có). |
* Đọc tên nốt. | - GV cho HS xem 3 bạn Đô, Rê, Mi đứng trên bậc thang và hỏi: + Bạn Đô đứng trên bậc như thế nào cao hay thấp? + Bạn Mi đứng trên bậc như thế nào? + Bạn Mi đứng trên bậc thang như thế nào? - GV chốt: Vậy bạn Đô đứng thấp nhất, rồi đến bạn Rê và đứng cao nhất là bạn Mi. - GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe. - GV cho HS đọc theo đàn từng đoạn ngắn (chia 4 đoạn ngắn) - GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân. - GV nhận xét – sửa sai – khen và khuyến khích HS mạnh dạn trả lời/ nói mạch lạc. - GV hỏi: + Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài nhạc vừa đọc (Đô, Rê, Mi). + Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều lần (nốt Mi, Đô) | - HS trả lời câu hỏi. - HS quan sát SGK/ Power Point nghe và ghi nhớ. - HS nghe đàn. - HS đọc nhạc theo đàn. - HS luyện đọc nhạc - HS nghe. - HS nghe và trả lời câu hỏi. |
* Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. - GV hướng dẫn | - GV hướng dẫn các kí hiệu bàn tay theo nốt nhạc. - GV đọc và làm mẫu. - GV cho HS đọc từng nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay. - GV cho HS đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay. - GV cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách. - GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các bạn. - GV chốt các ý kiến ( sửa sai - nếu cần) - GV nhận xét – khen HS. | - HS nghe hướng dẫn và thực hiện. - HS lắng nghe và nhẩm theo. - HS đọc từng nốt và làm theo kí hiệu bàn tay. - HS đọc nhạc cả bài và làm kí hiệu bàn tay. - HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách. - HS nhận xét. - HS nghe. - HS lắng nghe. |
Vận dụng – Sáng tạo: To – Nhỏ (10 phút) - Trò chơi sắm vai thể hiện giọng nói to nhỏ. | - GV hướng dẫn HS sắm vai bạn Thỏ và bác Gấu - GV cho 2 em lên sắm vai giọng nói của Thỏ (nhỏ nên giọng nói nhỏ), bác gấu (to khỏe nên giọng nói khỏe, to). Cách thứ 2 sắm vai Thỏ (còn trẻ nên nói to), bác Gấu (già yếu nên giọng nói nhỏ). - Giáo dục HS về cách sử dụng giọng nói to nhỏ đúng nơi, đúng lúc và phù hợp với từng hoàn cảnh. - GV nhận xét – khen. | - HS lắng nghe. - HS lên sắm vai bác Gấu và bạn Thỏ. - HS ghi nhớ. - HS nghe. |
* Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ. | - GV hướng dẫn chỉ vào nốt nhạc to thì đọc to, chỉ vào nốt nhạc nhỏ thì đọc nhỏ. - GV cho HS đọc bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ/ lớp. - GV chỉ lần lượt cho HS đọc, có thể chỉ tự do cho HS đọc. - GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn. | - HS đọc nốt nhạc To – Nhỏ theo tay cô. - HS thực hiện theo yêu cầu. - HS đọc theo. - HS đọc nốt. |
* Củng cố: | - GV hướng dẫn HS tô màu theo ý thích vào bông hoa nốt nhạc ở bài tập 2 trong vở bài tập. - Đọc lại bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi và vỗ tay theo hình bài tập 5 trong vở bài tập. | - HS thực hành tô màu. - HS thực hiện |
Điều chỉnh:
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................