Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

Giáo án lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm năm 2020 - 2021

Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm năm 2020 - 2021, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết và dùng máy tính để tải về.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chủ đề: KHÁM PHÁ BÀN TAY KỲ DIỆU (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Học sinh thực hiện được một số việc làm yêu thương dành cho người thân, thầy cô, bạn bè.

- Học sinh thực hiện được một số việc làm từ thiện và phát huy truyền thống.

II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

- GV+HS: Sách giáo khoa bộ môn HĐTN

III. CÁC HĐ HỌC TẬP

NỘI DUNG

HĐ CỦA HỌC SINH

1. HĐ khởi động

Bài hát: Năm ngón tay ngoan

2. HĐ khám phá:

HĐ1: Quan sát tranh SGK(44)

*Tất cả mọi người ai cũng sẽ rất vui khi được quan tâm, chăm sóc…

HĐ2: Kể những hành động yêu thương làm em vui

3. HĐ thực hành

*GV chốt ý: Bàn tay kỳ diệu có thể làm được nhiều việc khác nhau, trao yêu thương đến với mọi người

4. HĐ Mở rộng:

- Hát cả lớp

- Vừa hát vừa vận động

- Thảo luận ND bài hát vào bài mới

- Nghe GV HD- Giao việc

- Nhắc lại nhiệm vụ (2 em)

- Thảo luận (N4)

- Quan sát SGK- trình bày nêu ND tranh

- Đại diện trình bày trước lớp (4H)

- Nhận xét, đánh giá

- Nghe GV chốt ý, chuyển HĐ

- Học sinh tham gia kể (CN)

- Nhận xét, đánh giá

- Dùng vòng tay của mình trao yêu thương đến với bạn, cô,…

- Thể hiện,…(ôm, sửa cổ áo, sửa mái tóc,…cho bạn)

- Lắng nghe

- Cùng người thân dùng bàn tay, trao yêu thương đến những người thân yêu, bè bạn.

- Chuẩn bị cho giờ học sau

CHỦ ĐỀ 4: TỰ HÀO TRƯỜNG EM

I. MỤC TIÊU CHUNG

Sau chủ đề này HS:

- Nêu được những hoạt động tự phục vụ ở trường.

- Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong học tập và sinh hoat ở trường góp phần giữ gìn truyền thống nhà trường.

- Chia sẻ được với bạn về những việc em có thể làm.

Chủ đề này góp phần hình thành và phát triển cho HS:

- Năng lực tự nhận thức bản thân thông qua việc tự lực, tự giác trong học tập và rèn luyện thể hiện ở việc tự làm được 1 số công việc tự phục vụ ở trường.

- Năng lực thích ứng với cuộc sống thông qua việc thích nghi với công việc tự phục vụ tại trường.

- Phẩm chất chăm chỉ qua việc thực hiện đều đặn thường xuyên các hoạt động tự phục vụ ở trường.

II. CHUẨN BỊ

-GV: Giấy A0, A4, bút màu, hồ dán, mẫu đánh giá HS… sách giáo viên. Tài liệu lịch sử địa lý địa phương.

-HS: SGK HĐTN

TUẦN 13

Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

1. Tham gia lễ phát động chủ đề “Tự hào trường em”

- GV kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm HS tham gia văn nghệ về chủ đề “ Tự hào trường em”

- Trước khi cho HS cả lớp ra sân tham gia sinh hoạt dưới cờ, GV yêu cầu HS có thái độ nghiêm túc, tập trung và động viên các bạn khi có tiết mục biểu diễn bằng cách vỗ tay tán thưởng.

- GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động văn nghệ về chủ đề “ Tự hào trường em”

- Tham gia các hoạt động do trường phát động như: Giữ gìn môi trường tự nhiên quanh sân trường, tham gia các phong trào của trường phát động trong tháng, khuyến khích tất cả HS tham gia và nhắc nhở các em thực hiện đúng các hoạt động trong tháng.

- Tích hợp dạy Lịch sử địa lý địa phương:

Tiết 2: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ

2. Hoạt động 1: Nghe và hát bài Em làm trực nhật nhật ( Sáng tác: Phạm Tuyên)

- GV mở nhạc cho HS nghe bài hát, sau đó hướng dẫn cho các em hát theo

- GV cho cả lớp hát bài Em làm trực nhật, sáng tác Phạm Tuyên.

-GV khai thác nội dung bài.

* Bạn nhỏ trong bài hát đến trường sớm để làm gì?

* Bạn nhỏ đã làm những việc gì?

* Em có thích việc làm của bạn nhỏ không?

* GV chốt: Làm trực nhật là việc làm tốt, giúp chúng ta giữ gìn môi trường cũng như lớp học sạch sẽ. Vì vậy mà tất cả chúng ta đều phải biết. Để giúp các em biết việc mà các em cần phải làm là những việc gì chúng ta vào hoạt động tiếp theo.

3. Hoạt động 2: Xác định những hoạt động tự phục vụ ở trường.

3.1 Chỉ ra các hoạt động tự phục vụ ở trường của các bạn nhỏ trong tranh.

- Gv cho HS quan sát tranh.

- Hỏi em nhìn thấy các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì?

-GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm đôi (3 phút), chia sẻ với bạn về các em nhìn thấy gì trong tranh theo các câu hỏi gợi ý sau:

+ Các bạn nhỏ đang làm gì?

+ Việc làm của các bạn có tác dụng như thế nào?

+ Em có thích việc làm đó không?

-GV gọi vài em lên trình bày trước lớp.

-GV nhận xét, tống kết hoạt động.

3.2 Nêu những hoạt động tự phục vụ ở trường mà em đã thực hiện.

- GV cho HS chia sẽ nhóm 4 về những việc mà các em cho là tự phục vụ ở trường.

- GV cho HS chia sẽ những việc các em đã làm.

- GV nhận xét tổng kết những việc tự phục vụ ở trường: Xếp sách vở, treo mũ bảo hiểm, sắp xếp sách vở trong ngăn bàn, lau bàn ghế….

* GV tổng kết: Tự phục vụ ở trường là một trong những kĩ năng quan trọng giúp các em hoàn thiện bản thân, trở nên độc lập và tự chủ trong cuộc sống. Vì vậy các em hãy cố gắng thực hiện thật tốt các hoạt động tự phục vụ ở trường nhé.

Tiết 3: SINH HOẠT LỚP

4. Tập hát các bài về nhà trường.

- Gv chuẩn bị cho HS một số bài hát có chủ đề về trường học: Em yêu trường em, Mái trường mến yêu (Lưu ý có sẵn bang đĩa hoặc bài hát có nhạc để các em hát theo).

- GV hướng dẫn cho HS hát cá nhân, nhóm, cả lớp. Có hướng dẫn cho HS múa minh họa.

-GV khen ngợi những bạn hát thuộc lời bài hát tích cực tham gia các hoạt động biểu diễn.

- Cho HS thực hiện nhiều lần trước lớp

-GV nhận xét và tổng kết.

5. Củng cố dặn dò

- Củng cố lại nội dung bài học các việc tự phục vụ ở trường.

- Dặn dò chuẩn bị bài cho tiết sau.

TUẦN 14

Tiết 1: SINH HOẠT DƯỚI CỜ

I. MỤC TIÊU:

Học sinh có lòng tự hào về trường em qua lời kể của cô giáo

Có ý thức giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhà trường.

II. PHƯƠNG TIỆN:

- GV: chuẩn bị câu chuyện kể về truyền thống nhà trường cùng với những hình ảnh về các hoạt động của nhà trường trong những năm học trước (hình ảnh về người anh hùng các mạng Nguyễn Thị minh khai, về học sinh đã đạt giải cao trong học tập cấp huyện, cấp tỉnh, cấp bộ; các giải về hoạt động thể dục thể thao; giải về các phong trào, hội thi,...)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN:

(khoảng 15 - 20 phút)

* Bước 1: Khởi động (Giới thiệu về chủ điểm) “ Tuần trước lớp mình đã phát động chủ đề “Tự hào trường em”; Vậy các con đã làm được những gì thể hiện tinh thần “Tự hào trường em” các con hãy chia sẻ cho các bạn trong lớp cùng nghe nhé!

- Học sinh lần lượt chia sẻ: + Con đã bảng lớp sạch sẽ đầu buổi học;

+ Con đã nhặt giấy loại trong lớp và ngoài hành lang lớp;

+ Con đã tưới cây mỗi ngày; …

- Giáo viên nhận xét giá: Như vậy là lớp mình đã biết làm những việc để giữ gìn lớp học sạch đẹp góp phần tô điểm cho ngôi trường truyền thống Nguyễn Thị Minh khai của chúng ta đấy. Để các con hiểu thêm về truyền thống tốt đẹp của trường mình, hôm nay các con cùng nghe cô giới thiều qua một số hoạt động của nhà trường trong những năm qua nhé!

* Bước 2: Xem hình ảnh (trình chiếu trên Powe Point) kết hợp với lời giới thiệu của Giáo viên và Tìm hiểu về truyền thống nhà trường:

- GV cho học sinh xem Hình anh trên bảng kết hợp lời kể về truyền thống nhà trường: “từ khi thành lập năm 1991 đến này; Từ việc trường mang tên nữ Anh hùng Cách mạng Nguyễn Thị Minh Khai đến những thành tích ấn tượng mà các thế hệ học sinh trước đạt được, Những đóng góp của các thế hệ ban giám hiệu, thầy cô đã góp công tạo nên những thành tích của nhà trường trong năm gần đây,…”

- Giáo viên đưa ra một số câu hỏi gợi mở:

+ Tên trường em mang tên gì?

+ Tên đó gợi cho em nhớ đến ai?

+ Trường em đã có những điểm gì nổi bật cho em phải học tập và noi theo?

+ Em có cảm nhận gì về ngôi trường mình đang học? …

Mỗi câu hỏi GV có thể mời một vài học sinh chia sẻ và ghi nhận những (không đánh giá đúng hay sai)

- Gv nhận xét đánh giá chung về sự ghi nhớ tích cực của học sinh.

* Bước 3: Liên hệ

- Tổ chức cho một số học sinh kể lại một việc em có thể làm để góp phần tạo nên ấn tượng tốt đẹp cho trường mình.

- Học sinh lần lượt kể trước lớp:

+ Em sẽ cố gắng chăm, ngoan và học tập thật tốt để trở thành con ngoan, trò giỏ;

+ Con sẽ vâng lời thầy cô, tích cực tham gia phong trào của nhà trường, …

* Bước 4: Giáo dục, vận dụng

- Nêu câu hỏi:

+ Em có ấn tượng gì về truyền thống trường em?

+ Em phải làm gì để giữ gìn những nét đẹp truyền thống của trường em?

- Nhận xét đánh giá chung, tuyên dương sự chú ý lắng nghe tích cực của học sinh; …

Tiết 2: SINH HOẠT THEO CHỦ ĐỀ (hoạt động trên lớp)

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được cách thực hiện một số hoạt động trong học tập ở trường;

- Thực hiện được một số việc tự phục vụ trong học tập, trong vui chơi và sinh hoạt ở trường góp phần giữ gìn truyền thống nhà trường.

II. CHUẨN BỊ:

GV: Nhạc bài hát: “Lớp chúng mình”; Máy chiếu; bài giảng Powe Point;

HS: Dụng cụ học tập: tập vở, sách giáo khoa các môn học; bút chì, đồ gọt bút; giẻ lau bảng; bảng con; …

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

1. Khởi động: (Giới thiệu bài)

- GV mở nhạc cho học sinh cùng hát bài: Lớp chúng mình, sau đó nêu câu hỏi:

+ bài hát nói đến điều gì?

+ Các bạn trong lớp đã cùng làm gì để thể hiện tình yêu thương và tinh thần đoàn kết?

+ Những việc các bạn đã làm trong bài hát có thể hiện được truyền thống tốt đẹp của nhà trường không?

- Vậy để góp phần giữ gìn truyền thống của nhà trường chúng mình sẽ phải làm gì, bài học hôm nay sẽ giúp các con hiểu thêm nhé!

2. Trải nghiệm:

a) Hoạt động 3: Chia sẻ với bạn cách thực hiện các hoạt động trong học tập

* Bước 1: GV Nêu yêu cầu hoạt động, gọi học sinh nhắc lại.

- GV trình chiếu các tranh có trong sách giáo khoa trang 39 lên bảng, yêu cầu quan sát và nêu câu hỏi:

+ Các bạn trong mỗi tranh đang làm gì? (Gọt bút chì; xóa bảng; Sắp xếp sách vở bỏ vào cặp).

- GV nhận xét và hỏi thêm:

+ Những việc này các con có thể tự làm được mỗi ngày không? Và chúng ta sẽ thực hiện như thế nào?

- Gọi HS sinh chia sẻ trước lớp, nhận xét và chuyển ý.

* Bước 2: Tổ chức hoạt động nhóm đôi.

- GV yêu cầu các nhóm lấy những dụng cụ đã chuẩn bị đặt trên bàn, kiểm tra, nhận xét và giao nhiệm vụ:

- Các thành viên ở các nhóm chia sẻ với bạn về cách thực hiện các việc: Gọt bút chì; xóa bảng; sắp xếp sách vở bỏ vào cặp. Ví dụ:

+ Cách thực hiện gọt bút chì: Bước 1: Tay phải cầm bút; tay trái cầm đồ gọt bút;

Bước 2: Cho đầu bút vào đầu gọt;

Bước 3: Xoạy nhẹ đàu bút cho đến khi được như ý;

Bước 4: Đổ vỏ bút chì vào thùng rác.

+ Cách thực hiện lau bảng; Sắp xếp sách vở (tương tự)

* Bước 3: Chia sẻ trước lớp

- Gv gọi một số nhóm đại diện chia sẻ trước lớp, các nhóm khác lắng nghe, bổ sung.

* Bước 4: Thực hành

- GV yêu cầu các nhóm thực hiện gọt bút chì; lau bảng; sắp xếp sách vở trước lớp

- HS theo dõi, nhận xét bạn về (thao tác, kĩ năng, thái độ khi thực hiện )

* Bước 5: GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động.

b) Hoạt động 4: Nêu các hoạt động tự phục vụ trong giờ chơi và sinh hoạt ở trường

* Bước 1: Gv nêu yêu cầu của hoạt động 4 cho học sinh nhắc lại tên hoạt động

- GV trình chiếu các tranh thể hiện các hoạt động như sách giáo khoa trang 40;

- Cho học sinh quan sát tranh và nêu câu hỏi:

+ Các bạn đã tự làm gì trong mỗi tranh?

- HS trả lời và có ý kiến bổ sung của các bạn trong lớp, Vd:

+ Tranh 1: Bạn trai đang tự cột giày của mình khi tham gia chơi đá bóng;

+ Tranh 2: Các bạn đang tự rửa tay sạch sẽ dưới vòi nước

+ Tranh 3: Các bạn đang tự xúc cơm ăn trong giờ ăn

+ Tranh 4: Các bạn đang tự lau bàn học.

* Bước 2: GV gọi một số học sinh mô tả lại việc cột giày; việc lau bàn;

* Bước 3: Tổ chức thảo luận nhóm 4, kể cho nhau nghe những việc mà em đã tự làm ở trường trong học tập, trong giờ chơi và trong sinh hoạt.

* Bước 4: Tổ chức chia sẻ việc đã làm qua trò chơi: “ Quả bóng bí mật”

- GV chuẩn bị một chùm bóng nhiều màu sắc trên màn hình máy chiếu (trong mỗi quả bóng sẽ có điều bí mật, có thể là: bạn sẽ được tặng một tràng pháo tay của cả lớp; hay bạn sẽ nhận được lời khen từ bạn bên cạnh về điều bạn sẽ chia sẻ; bạn đã tự mình làm việc gì trong sinh hoạt ở trường; …)

- GV giải thích luật chơi: Học sinh sẽ chọn quả bóng mình thích, cô sẽ giúp tìm điều bí mật trong mỗi quả bóng (Học sinh phải thực hiện yêu cầu được ghi ở mỗi quả bóng mình chọn)

- Cả lớp theo dõi khen tặng và tuyên dương bạn bằng những tràng pháo tay,..

* Bước 5: GV nhận xét đánh giá chung hoạt động.

3. Nhận xét đánh giá tiết học

4.. Nhắc nhở chuẩn bị cho hoạt động trải nghiệm tuần sau “Tham gia tết trồng cây”.

Còn tiếp

SGK Hoạt động trải nghiệm 1 được biên soạn bám sát với chương trình Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Nội dung sách được viết theo chủ đề, mỗi chủ đề được thực hiện từ 3 - 4 tiết. Chín chủ đề trải nghiệm thường xuyên hướng tới 3 mạch nội dung: hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội và hoạt động hướng đến tự nhiên. Bên cạnh chín chủ đề thường xuyên, SGK Hoạt động trải nghiệm còn chỉ ra những kĩ năng HS có thể phát triển và rèn luyện trong những không gian khác như trong giờ Sinh hoạt dưới cờ và Sinh hoạt lớp.

Ngoài Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Đánh giá bài viết
9 33.599
Sắp xếp theo

    Giáo án Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục

    Xem thêm