Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 Kết nối tri thức (cả năm)

Giáo án lớp 1 môn Âm nhạc

Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 môn Âm nhạc, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 1, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 1 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 1 hay Nhóm Sách Kết nối Tri thức với cuộc sống: Giáo án, tài liệu học tập và giảng dạy. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chủ đề 1: ÂM THANH KÌ DIỆU

Tiết 1:

- Thường thức âm nhạc:

ÂM THANH KÌ DIỆU

- Học hát:

VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

- Học sinh cảm nhận được âm thanh, cảnh đẹp và hình ảnh các bạn nhỏ cùng vui chơi trong rừng hoa.

- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, cây cối ở gia đình và nơi công cộng.

2. Năng lực:

- Nói được tên bài hát, bước đầu thuộc lời ca, hát với giọng tự nhiên đúng theo giai điệu của bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

- Bước đầu hát kết hợp vỗ tay theo phách ở hình thức đồng ca, tốp ca kết hợp với nhạc đệm.

- Nhận biết được âm thanh tự nhiên và âm thanh âm nhạc qua nhạc cụ sáo trúc. Bước đầu biết quan sát, lắng nghe, nhận xét và tương tác với giáo viên để khám phá nội dung câu chuyện Khu rừng kì diệu, biết thể hiện các âm thanh to - nhỏ theo yêu cầu của trò chơi cùng với nhóm/ cặp đôi.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Trình chiếu Powerpoint/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm.

- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

- Chuẩn bị một số chất liệu như: giấy, ly. Muỗng, …

3. Học sinh:

- SGK Âm nhạc 1.

- Vở bài tập âm nhạc 1.

- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức: (1’)

1. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Thường thức âm nhạc: Âm thanh kì diệu (10)

* Khởi động:

- Tạo các loại âm thanh đã chuẩn bị như: giấy, ly, muỗng, bàn học.

- Mô tả các chất liệu khác nhau để dẫn dắt vào câu chuyện Âm thanh kì diệu.

- GV thực hiện và đặt câu hỏi: Âm thanh phát ra từ đâu?

- GV tổng hợp lại các âm thanh và giới thiệu vào câu chuyện.

- HS nghe , cảm nhận và trả lời.

- HS lắng nghe.

* Tìm hiểu câu chuyện:

- Hướng dẫn HS quan sát 4 bức tranh và cùng trao đổi nội dung câu chuyện.

- GV gợi ý tranh 1 có mấy nhân vật.

- GV giới thiệu tên 3 bạn: Đô, rê, mi và cô giáo khóa son.

- GV gợi ý tranh 2 cho HS nhận xét cảnh vật trong bức tranh và con đường đến khu rừng kì diệu.

- GV cho HS khám phá, trải nghiệm âm thanh trong khu rừng như: tiếng suối, các con vật.

- GV cho HS nghe tiếng sáo trúc và hướng dẫn HS quan sát nhân vật chú bé thổi sáo.

- GV đưa ra nhận xét: Tiếng sáo trúc du dương, réo rắt tạo cho chúng ta tưởng tượng cảnh yên bình của đồng quê Việt Nam.

- GV chốt: Những âm thanh trong khu rừng kì diệu tạo thành bản nhạc lôi cuốn và hấp dẫn.

- HS quan sát và trả lời.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS xem tranh và nhận xét.

- HS khám phá cảm nhận, thể hiện tiếng suối, con vật.

- HS nghe, quan sát và tương tác với giáo viên.

- HS nghe, cảm nhận và ghi nhớ.

- HS nghe và ghi nhớ.

* Cảm thụ và thể hiện:

- Cho HS làm việc nhóm 4: Thể hiện các âm thanh to nhỏ:

+ Tiếng suối chảy mạnh: ào ào ào.

+ Tiếng suối chảy hiền hòa: róc rách, róc rách.

+ Tiếng mưa to: rào rào rào rào.

+ Tiếng mưa nhỏ: Tí tách, tí tách.

- GV chia nhóm và yêu cầu HS làm việc nhóm 4. GV hướng dẫn cách thể hiện một vài âm thanh.

- Cho đại diện/ các nhóm đứng lên thể hiện âm thanh to, nhỏ.

- HS làm việc nhóm tập thể hiện âm thanh to, nhỏ.

- HS thể hiên âm thanh to, nhỏ.

Hoạt động 2:

Học hát:

Vào rừng hoa ( 25 phút)

* Khởi động:

- Tổ chức trò chơi: Thi hát âm “La”. Đàn cao độ nốt Son cho HS cả lớp, dãy, bàn thể hiện cao độ bằng từ tượng thanh “La”.

- GV đàn.

- GV cho HS thi theo dãy, bàn

- GV nhận xét – động viên, khen ngợi và nhắc nhở ( nếu cần)

- HS thể hiện theo yêu cầu.

- HS thể hiện theo dãy, bàn.

- HS nghe.

* Giới thiệu và nghe hát mẫu:

- Hướng dẫn HS quan sát bức tranh.

- Nghe hát mẫu.

- GV cho HS quan sát tranh và hỏi: Bức tranh vẽ gì?

- HS nhận xét

- GV nhận xét – khen.

- Giới thiệu: Trong rừng có rất nhiều loài hoa đẹp, có nhiều tiếng chim hót hay. Hôm nay chúng ta cùng vào rừng nghe chim hót và hái hoa qua bài hát “Vào rừng hoa” của nhạc sĩ Việt Anh nhé.

- GV mở bài hát mẫu cho HS nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời.

- HS nhận xét bạn

- HS lắng nghe.

- HS chú ý lắng nghe.

- HS lắng nghe và nhẩm theo.

* Đọc lời ca:

- Hướng dẫn đọc lời ca.

- GV chia câu (bài hát chia thành 6 câu hát ngắn)

- GV đọc mẫu từng câu và học sinh đọc theo.

- Hướng dẫn học sinh đọc theo tiết tấu.

- HS theo dõi

- HS đọc từng câu theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện.

* Tập hát:

- Hướng dẫn hát từng câu.

- GV đàn giai điệu từng câu (mỗi câu đàn 2 lần cho HS nghe) sau đó hát mẫu và bắt nhịp cho HS hát.

+ Câu 1: Cầm tay nhau cùng đi chơi

+ Câu 2: đi khắp nơi hái bông hoa tươi.

Hát nối câu 1+2

+ Câu 3: Vào đây chơi rừng hoa tươi

+ Câu 4: chim líu lo hót nghe vui vui.

Hát nối câu 3+4

Cho HS hát nối câu 1-4

+ Câu 5: Vào rừng … vui ca.

+ Câu 6: Tìm vài … về nhà.

Hát nối câu 5+6

- Hát cả bài 1 vài lần.

- HS nghe và hát từng câu theo hướng dẫn của GV.

- HS hát câu 1.

- HS hát câu 2.

- HS hát câu 1+2

- HS hát câu 3.

- HS hát câu 4.

- HS hát nối câu 3+4

- HS hát nối câu 1- 4.

- HS hát câu 5

- HS hát câu 6.

- HS hát nối câu 5+6

- HS hát cả bài.

* Hát với nhạc đệm:

- Hát kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV hướng dẫn HS hát kết hợp vỗ tay theo phách:

- GV hát vỗ tay mẫu.

- Hướng dẫn HS hát vỗ tay theo phách.

- GV cho HS luyện hát đồng thanh kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS hát vỗ tay theo phách theo hướng dẫn của GV.

- HS theo dõi.

- HS hát và vỗ tay theo phách.

- HS luyện hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm.

- Hát với nhạc đệm.

- GV cho HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo nhạc đệm.

- GV cho HS luyện hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: Hát dãy – tổ – cá nhân.

- GV khuyến khích HS nhận xét và sửa sai (nếu cần)

- GV nhận xét, khen ngợi và động viên HS tập luyện thêm, kể về nội dung học hát cho người thân.

- HS hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách với nhạc đệm.

- HS hát vỗ tay, gõ đệm theo nhạc: dãy – tổ – cá nhân.

- HS nhận xét

- HS lắng nghe.

- Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài hát.

- Giáo dục HS qua nội dung bài hát.

- GV đặt câu hỏi:

+ Các bạn nhỏ đi đâu? (các bạn nhỏ vào rừng chơi)

+ Các bạn nhìn và nghe thấy những gì? (thấy hoa và nghe tiếng chim hót).

+ Trong bài hát các bạn nhỏ đang cùng nhau làm gỉ? (vào rừng dạo chơi, ngắm hoa, hái hoa).

+ Các bạn nhỏ nghe thấy âm thanh nào trong rừng hoa? (nghe tiếng chim).

- GV giáo dục HS: Qua nội dung bài hát tác giả muốn nhắc nhở chúng ta đi đến rừng hoa, công viên hay ở nhà chúng ta phải biết giữ gìn và bảo vệ cây cối không ngắt hoa, bẻ cành.

- HS nghe và trả lời.

- HS nghe và trả lời.

- HS nghe và trả lời.

- HS nghe và trả lời.

- HS nghe và ghi nhớ

* Củng cố

- GV yêu cầu học sinh quan sát tranh bài tập 3 trong vở bài tập và giới thiệu về các nhân vật trong câu chuyện Âm thanh kì diệu.

- Có những âm thanh nào vang lên trong khu rừng kì diệu? Hãy thể hiện lại âm thanh đó.

- HS quan sát và trả lời.

- HS trả lời.

Điều chỉnh:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Tiết 2:

- Ôn tập bài hát:

VÀO RỪNG HOA

(Nhạc và lời: Việt Anh)

- Đọc nhạc:

BẬC THANG ĐÔ – RÊ - MI

- Vận dụng – Sáng tạo:

TO – NHỎ

I. MỤC TIÊU:

1. Phẩm chất:

- Biết lắng nghe, bước đầu biết điều chỉnh giọng nói to - nhỏ phù hợp với yêu cầu của bài học và một vài tình huống thường gặp trong giao tiếp, sinh hoạt ở gia đình và cộng đồng.

2. Năng lực:

- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu bài hát Vào rừng hoa (nhạc và lời: Việt Anh).

- Bước đầu biết hát kết hợp vỗ tay/ gõ theo nhịp/ vận động theo nhịp điệu cùng với nhạc đệm ở hình thức tốp ca, song ca, đơn ca, ...

- Nhớ tên 3 nốt Đô - Rê - Mi và kí hiệu bàn tay. Bước đầu nghe, cảm nhận cao độ và trường độ và đọc theo file âm thanh bài đọc nhạc: Bậc thang Đô - Rê – Mi.

- Phân biệt được yếu tố to – nhỏ, bước đầu thể hiện được trong nội dung đọc nhạc và trò chơi âm nhạc.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Trình chiếu Power Point/ Đàn phím điện tử – Loa Blutooth – nhạc hát, nhạc đệm

- Chơi đàn và hát thuần thục bài hát: Vào rừng hoa.

- Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

2. Học sinh:

- SGK Âm nhạc 1

- Vở bài tập âm nhạc 1.

- Thanh phách, song loan hoặc nhạc cụ tự chế (nếu có).

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ: Đan xen trong tiết học

3. Bài mới:

Nội dung (Thời lượng)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Hoạt động 1:

Ôn tập bài hát

Vào rừng hoa (10)

* Khởi động:

- Đưa tranh và đàn giai điệu 1 câu hát trong bài hát Vào rừng hoa

- GV cho HS quan sát tranh và nghe giai điệu đàn.

? Bức tranh và câu nhạc đó gợi cho chúng ta nhớ đến bài hát nào đã học?

- GV nhận xét – tuyên dương.

- GV cho HS nghe lại bài hát mẫu.

- GV cho HS hát lại bài hát theo nhạc đệm.

- GV cho HS ôn hát lại bài hát kết hợp với gõ đệm theo phách.

- GV cho HS lên hát đơn ca, song ca, tốp ca.

- GV yêu cầu HS nhận xét

- GV nhận xét, khen ngợi động viên/ sửa sai/ chốt các ý kiến của HS.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS nghe lại bài hát.

- HS hát bài hát theo nhạc đệm.

- HS hát ôn kết hợp gõ đệm theo phách.

- HS lên hát theo yêu cầu của GV.

- HS nhận xét.

- HS nghe và sửa sai (nếu có).

- Hướng dẫn hát kết hợp vỗ tay gõ đệm theo nhịp.

- GV hướng dẫn hát vỗ tay, gõ đệm theo nhịp:

- GV hát và vỗ tay mẫu theo nhịp.

- GV cho HS hát vỗ tay theo nhịp.

- GV cho HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- GV cho HS luyện thực hành theo dãy – tổ – cá nhân kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- GV chia nhóm HS theo khả năng để giao nhiệm vụ phù hợp hoặc hỗ trợ HS tiếp thu kiến thức bài học.

- GV nhận xét - khen ngợi và sửa sai cho HS (nếu cần)

- HS hát vỗ tay theo hướng dẫn của GV.

- HS nghe và theo dõi.

- HS hát vỗ tay theo nhịp.

- HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.

- HS hát theo hướng dẫn của GV.

- HS thực hiện.

- HS nghe và sửa sai (nếu có)

- Hướng dẫn hát kết hợp vận động nhún chân theo nhịp.

- GV hướng dẫn HS hát nhún chân vỗ tay theo nhịp.

- GV hướng dẫn cách nhún chân: chân trái bước sang trái chụm chân phải và nhún, sau đó chân phải bước sang phải chân trái chụm và nhún. (GV hướng dẫn sau đó quy định đếm 1 thì cả lớp bước chân sang trái và nhún, đếm 2 cả lớp bước sang phải và nhún đến khi các em bước được).

- GV cho HS kết hợp hát và nhún chân, vỗ tay theo nhịp.

- GV cho 1 nhóm 3 em lên biểu diễn trước lớp.

- GV khuyến khích HS đưa ra các cách thể hiện vận động minh họa khác.

- GV khuyến khích HS thể hiện các ý tưởng mới (nếu có)

- GV nhận xét – sửa sai – khen.

- GV cho HS nhận xét giai điệu bài hát vui hay buồn.

- GV nhận xét – khen ngợi, động viên, khuyến khích HS tự tập luyện thêm.

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS nghe GV hướng dẫn và ghi nhớ.

- HS hát kết hợp nhún chân vỗ tay theo nhịp.

- HS lên biểu diễn.

- HS nghe.

- HS nhận xét giai điệu bài hát.

- HS nghe.

Hoạt động 2:

Đọc nhạc

Bậc thang Đô – Rê – Mi (15 phút)

* Khởi động.

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Cây cao – bóng thấp.

+ GV hướng dẫn: Khi nghe GV đọc “cây cao” thì các em đứng lên, GV đọc “bóng thấp” thì các em ngồi xuống. Hoặc GV đọc “cây cao” các em giơ hai tay lên cao, GV đọc “bóng thấp” thì các em để hai tay trên bàn.

- GV cho HS thực hiên trò chơi.

- GV có thể khuyến khích HS phát biểu các ý tưởng mới.

- HS nghe hướng dẫn.

- HS thực hiện trò chơi.

- HS thể hiện ý tưởng (nếu có).

* Đọc tên nốt.

- GV cho HS xem 3 bạn Đô, Rê, Mi đứng trên bậc thang và hỏi:

+ Bạn Đô đứng trên bậc như thế nào cao hay thấp?

+ Bạn Mi đứng trên bậc như thế nào?

+ Bạn Mi đứng trên bậc thang như thế nào?

- GV chốt: Vậy bạn Đô đứng thấp nhất, rồi đến bạn Rê và đứng cao nhất là bạn Mi.

- GV đàn từng nốt nhạc cho HS nghe.

- GV cho HS đọc theo đàn từng đoạn ngắn (chia 4 đoạn ngắn)

- GV cho HS luyện đọc theo: dãy – tổ – cá nhân.

- GV nhận xét – sửa sai – khen và khuyến khích HS mạnh dạn trả lời/ nói mạch lạc.

- GV hỏi:

+ Em hãy nhắc lại tên các nốt nhạc trong bài nhạc vừa đọc (Đô, Rê, Mi).

+ Nốt nhạc nào được nhắc lại nhiều lần (nốt Mi, Đô)

- HS trả lời câu hỏi.

- HS quan sát SGK/ Power Point nghe và ghi nhớ.

- HS nghe đàn.

- HS đọc nhạc theo đàn.

- HS luyện đọc nhạc

- HS nghe.

- HS nghe và trả lời câu hỏi.

* Tập đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

- GV hướng dẫn

- GV hướng dẫn các kí hiệu bàn tay theo nốt nhạc.

- GV đọc và làm mẫu.

- GV cho HS đọc từng nốt nhạc theo kí hiệu bàn tay.

- GV cho HS đọc bài đọc nhạc theo kí hiệu bàn tay.

- GV cho HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

- GV khuyến khích HS tự nhận xét/ nhận xét các bạn.

- GV chốt các ý kiến ( sửa sai - nếu cần)

- GV nhận xét – khen HS.

- HS nghe hướng dẫn và thực hiện.

- HS lắng nghe và nhẩm theo.

- HS đọc từng nốt và làm theo kí hiệu bàn tay.

- HS đọc nhạc cả bài và làm kí hiệu bàn tay.

- HS đọc nhạc kết hợp vỗ tay theo phách.

- HS nhận xét.

- HS nghe.

- HS lắng nghe.

Vận dụng – Sáng tạo:

To – Nhỏ

(10 phút)

- Trò chơi sắm vai thể hiện giọng nói to nhỏ.

- GV hướng dẫn HS sắm vai bạn Thỏ và bác Gấu

- GV cho 2 em lên sắm vai giọng nói của Thỏ (nhỏ nên giọng nói nhỏ), bác gấu (to khỏe nên giọng nói khỏe, to). Cách thứ 2 sắm vai Thỏ (còn trẻ nên nói to), bác Gấu (già yếu nên giọng nói nhỏ).

- Giáo dục HS về cách sử dụng giọng nói to nhỏ đúng nơi, đúng lúc và phù hợp với từng hoàn cảnh.

- GV nhận xét – khen.

- HS lắng nghe.

- HS lên sắm vai bác Gấu và bạn Thỏ.

- HS ghi nhớ.

- HS nghe.

* Trò chơi đọc nốt nhạc to, nhỏ.

- GV hướng dẫn chỉ vào nốt nhạc to thì đọc to, chỉ vào nốt nhạc nhỏ thì đọc nhỏ.

- GV cho HS đọc bằng nhiều hình thức cá nhân/ nhóm/ tổ/ lớp.

- GV chỉ lần lượt cho HS đọc, có thể chỉ tự do cho HS đọc.

- GV cho dãy, nhóm thi đua nhau đọc xem dãy, nhóm nào thể hiện tốt hơn.

- HS đọc nốt nhạc To – Nhỏ theo tay cô.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

- HS đọc theo.

- HS đọc nốt.

* Củng cố:

- GV hướng dẫn HS tô màu theo ý thích vào bông hoa nốt nhạc ở bài tập 2 trong vở bài tập.

- Đọc lại bài đọc nhạc Bậc thang Đô – Rê – Mi và vỗ tay theo hình bài tập 5 trong vở bài tập.

- HS thực hành tô màu.

- HS thực hiện

Điều chỉnh:

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Ngoài Giáo án môn Âm nhạc lớp 1 bộ sách Kết Nối Tri Thức Với Cuộc Sống trên, các bạn có thể tham khảo các tài liệu khác của tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 để củng cố và nắm chắc kiến thức, đào sâu các dạng bài, giúp các em tự tin bước vào các kỳ thi quan trọng. Các em học sinh lớp 1 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 1 hay đề thi học kì 2 lớp 1 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Tin Học lớp 1, Tiếng Việt lớp 1, Tiếng Anh lớp 1, Toán lớp 1 hơn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
33
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Kết nối tri thức với cuộc sống

    Xem thêm