Kế hoạch giáo dục lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018
Kế hoạch giáo dục lớp 1
Kế hoạch giáo dục lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 nhằm xây dựng kế hoạch giáo dục lớp 1 trường tiểu học, mời các thầy cô tham khảo.
Kế hoạch về việc tổ chức dạy học lớp 1 mẫu 1
PHÒNG GD & ĐT .......... TRƯỜNG TIỂU HỌC ............ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: .... | ......., ngày ... tháng ... năm .... |
KẾ HOẠCH
V/v tổ chức dạy học lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018
Năm học 2021-2022
-------------------
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là chương trình giáo dục phổ thông năm 2018);
Thực hiện Công văn số 164/GDĐT-TH ngày 25 tháng 9 năm 2019 của Phòng GD&ĐT .... về việc hướng dẫn chuẩn bị tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2021-2022;
Trường Tiểu học .... xây dựng Kế hoạch tổ chức dạy học lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 năm học 2021-2022 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, đảm bảo thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, vui chơi, tham gia hoạt động cộng đồng.
- Thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 (sau đây gọi tắt là CTGDPT 2018).
- Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục và quản lý học sinh.
- Coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm công dân của học sinh đối với cộng đồng, xã hội; gắn giáo dục tri thức, đạo đức với giáo dục truyền thống văn hóa, giáo dục thể chất, rèn luyện con người về lý tưởng, phẩm chất, nhân cách, lối sống.
2. Yêu cầu
- Đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.
- Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày.
- Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
- Đảm bảo các điều kiện tổ chức thực hiện nội dung, chương trình theo quy định.
II. SỐ LIỆU HỌC SINH, LỚP HỌC, ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Số liệu lớp học và học sinh
Lớp học | Tổng số học sinh | Trong đó | Điểm trường | |||
Nữ | Tuyển sinh | Lưu ban | Khuyết tật | |||
1A | 26 | 13 | 26 | - | Thạch Long 1 | |
1B | 26 | 11 | 25 | 01 | Thạch Long 1 | |
1C | 26 | 11 | 26 | - | Thạch Long 1 | |
3 lớp | 78 | 35 | 77 | 01 | ||
2. Điều kiện tổ chức thực hiện chương trình
- Sĩ số học sinh/lớp không vượt quá quy định tại Điều lệ trường tiểu học.
- Giáo viên đảm bảo tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp và cơ cấu giáo viên để dạy đủ các môn học và hoạt động giáo dục theo quy định. Giáo viên thực hiện hoàn thành công tác tập huấn Chương trình GDPT 2018 và tập huấn thay sách lớp 1.
- Phòng học đảm bảo tỉ lệ 01 phòng học/lớp.
- Trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 4 năm 2019 về Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo đầy đủ cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh.
II. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường.
- Lực lượng giáo viên đa số đều trẻ, nhiệt tình, tự giác trong khi tham gia các hoạt động giáo dục.
- Tất cả giáo viên tham gia giảng dạy lớp 1 đều hoàn thành chương trình tập huấn về Chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình sách giáo khoa trường chon giảng dạy cho năm học 2021-2022.
- Học sinh đã có đủ sách để học.
2. Khó khăn
- Năm học đầu tiên thực hiện dạy lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 cho nên còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong việc chỉ đạo và tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục.
- Học sinh các lớp hầu hết là con em người nông dân có đời sống kinh tế khó khăn, nhiều phụ huynh ít quan tâm phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục con em tại gia đình.
- Trường nằm trên địa bàn xã khó khăn việc thực hiện cho mượn sách đối tượng chính sách chưa thực hiện được.
- Thiết bị dạy học cho giáo viên và học sinh lớp 1 đến thời điểm hiện tại chưa có.
- Học sinh học ngày nhưng chưa có điều kiện tổ chức bán trú cho học sinh.
II. NỘI DUNG, THỜI LƯỢNG VÀ KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
1. Nội dung và thời lượng giáo dục
1.1. Nội dung
- Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc quy định tại CTGDPT 2018 (gọi chung là các môn học bắt buộc): Tiếng Việt, Toán, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật), Hoạt động trải nghiệm.
- Các môn học tự chọn: Ngoại ngữ 1 ( Tiếng Anh)
- Củng cố hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
- Các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh.
- Các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương ... (gọi chung là các hoạt động giáo dục khác).
1.2. Thời lượng giáo dục
- Tổ chức dạỵ học 2 buổi/ ngày; mỗi ngày không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút; thực hiện 9 buổi/ tuần (32 tiết/ tuần).
2. Kế hoạch giáo dục
2.1. Số tiết dạy
Nội dung giáo dục | Số tiết/năm học | Số tiết/tuần | Ghi chú |
1. Môn học bắt buộc | |||
Tiếng Việt | 420 | 12 | |
Toán | 105 | 3 | |
Đạo đức | 35 | 1 | |
Tự nhiên và Xã hội | 70 | 2 | |
Giáo dục thể chất | 70 | 2 | |
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) | 70 | 2 | |
2. Hoạt động giáo dục bắt buộc | |||
Hoạt động trải nghiệm: | 105 | 3 | |
3. Môn học tự chọn | |||
Ngoại ngữ 1 ( Tiếng Anh) | 70 | 2 | |
4. Ôn luyện | |||
Ôn luyên Toán, Tiếng Việt, Âm nhạc, Mĩ thuật | 175 | 5 | |
Tổng số tiết/năm học | 1120 | ||
Số tiết trung bình/tuần | 32 |
2.2. Thời khóa biểu giảng dạy
(Ban hành theo từng thời điểm, có thời khóa biểu kèm theo)
3. Kế hoạch giáo dục 2 buổi/ngày
Kế hoạch giáo dục của nhà trường được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt. Nhà trường chủ động xác định nội dung, hình thức tổ chức, phân bổ thời lượng cho các nội dung dạy học trên cơ sở thực hiện đầy đủ nội dung, thời lượng các môn học bắt buộc theo quy định của chương trình, phù hợp đặc điểm, đối tượng học sinh điều của kiện nhà trường và địa phương.
- Kế hoạch giáo dục đảm bảo phân bổ hợp lý giữa các nội dung giáo dục giúp học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, yêu câu cần đạt của chương trình, tạo điều kiện cho học sinh được học tập các môn học tự chọn và tham gia các hoạt động giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện ở tiểu học.
- Thời khóa biểu cần sắp xếp khoa học, đảm bảo tỉ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và hoạt động giáo dục, phân bồ hợp lý về thời lượng thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
4. Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa
- Hoạt động cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày là hoạt động theo nhu cầu sở thích của học sinh trong khoảng thời gian từ sau giờ học chính thức cho đến thời điểm được cha mẹ học sinh đón về nhà.
- Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh có thể tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ hoặc sử dụng cơ sở vật chất của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, nhà đa năng...) tạo điều kiện đề học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày.
- Việc tổ chức hoạt động sau giờ học chính thức trong ngày dưới hình thức câu lạc bộ được thực hiện trên cơ sở thống nhất, tự nguyện của học sinh và cha mẹ học sinh và được cấp có thấm quyền phê duyệt. Việc tổ chức các hoạt động này phải được xây dựng kế hoạch, phân công trách nhiệm cụ thể với yêu cầu đảm bảo an toàn, hiệu quả theo đúng mục tiêu đã đề ra.
- Việc tổ chức các hoạt động giáo dục kĩ năng sống, ngoài giờ chính khóa không thuộc chương trình, kế hoạch giáo dục do các cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt, thực hiện theo quy định của Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/2/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về Quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khóa.
II. PHÂN CÔNG, BỐ TRÍ GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY LỚP 1
STT | Họ và tên giáo viên | Năm sinh | Trình độ chuyên môn | Lớp dạy, môn dạy | Kết quả bồi dưỡng sử dụng SGK | Ghi chú |
1 | Mai Thị Mơ | 1976 | ĐHSP | 1A | Đạt | TTCM |
2 | Nguyễn Thị Giang | 1969 | ĐHSP | 1B | Đạt | |
3 | Trần Thị Thúy Huê | 1970 | ĐHSP | 1C | Đạt | |
4 | Lê Nguyễn Thánh Vi | 1978 | ĐHSP | Một số môn | Đạt | |
5 | Nguyễn Thị Xuân Thảo | 1982 | ĐHSP ÂN | Hát nhạc | Đạt | |
6 | Võ Ngọc Hải | 1968 | ĐHTDTT | GDTC | Đạt | |
7 | Lê Thị Ánh Tuyên | 1980 | ĐHSPMT | Mỹ thuật | Đạt | |
8 | Phan Khắc Đáp | 1985 | ĐHSP NN | Tiếng Anh | Đạt | PTTCM |
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
- Nhà trường xây dựng phương án, kế hoạch đảm bảo kinh phí cho các hoạt động của nhà trường nói chung và đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục nói riêng, trong đó xác định cụ thể các hoạt động được đảm bảo kinh phí từ ngân sách, sự đóng góp của cha mẹ học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Việc quản lý thu, chi tài chính của nhà trường thực hiện đúng các quy định tài chính hiện hành, đảm bảo công khai, minh bạch.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Hiệu trưởng quản lý, tổ chức kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với các hoạt động chung của nhà trường
- Huy động các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch dạy học của trường.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng
- Cùng Hiệu trưởng quản lý kế hoạch và nội dung dạy học, hoạt động giáo dục.
- Tham mưu hiệu trưởng phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên theo đúng với các quy định của ngành.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các tổ chuyên môn thực hiện kế hoạch dạy học.
3. Trách nhiệm của tổ chuyên môn
- Triển khai đầy đủ, chính xác kế hoạch dạy học của nhà trường cho các thành viên trong tổ
- Xây dựng phân phối chương trình, nội dung giáo dục, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học sinh, lập thời khóa biểu hàng tuần trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
- Cùng với Ban giám hiệu kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục của giáo viên trong tổ đã được lãnh đạo phê duyệt
4. Đối với giáo viên giảng dạy
- Phối hợp cùng tổ chuyên môn xây dựng phân phối chương trình, nội dung giáo dục, lựa chọn phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học sinh
- Trên cơ sở nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục quy đinh, phối hợp cùng với tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, tổ chức giảng dạy và các hoạt động giáo dục cho lớp, môn phân công phù hợp với điều kiện với học sinh của lớp giảng dạy.
- Thực hiện đánh giá học sinh theo quy định.
- Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, phụ huynh học sinh thực hiện đảm bảo việc tổ chức chực hiện gảng dạy lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018.
Trên đây là Kế hoạch dạy học lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 năm học 2021-2022 của Trường Tiểu học ............, đề nghị các bộ phận, giáo viên có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng theo kế hoạch của nhà trường đã đề ra. Trong quá trình thực hiện kế hoạch dạy học có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (Báo cáo); - Lãnh đạo trường; - Tổ CM, GV (thực hiện); - Lưu: VT. | HIỆU TRƯỞNG |
Kế hoạch về việc tổ chức dạy học lớp 1 mẫu 2
PHÒNG GD&ĐT ... | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TRƯỜNG TH ....... | Độc lập - Tự do - Hạnh phúc |
Số: ... | ......., ngày ... tháng... năm .... |
KẾ HOẠCH
Thực hiện dạy học và các hoạt động giáo dục lớp 1
Năm học ............
Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là chương trình giáo dục phổ thông năm 2018);
Căn cứ Kế hoạch số 55/KH-PGDĐT ngày 15 tháng 09 năm 2020 của Phòng GD&ĐT Nho Quan về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2021-2022;
Căn cứ Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2021-2022;
Căn cứ Kế hoạch số 18/KH-PGDĐT ngày 16 tháng 9 năm 2020 của trường Tiểu học ....... về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022;
Trường Tiểu học .......xây dựng kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2021-2022 với những nội dung sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Kế hoạch phải bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học 2021 - 2022 theo đúng hướng dẫn của Phòng GD&ĐT Nho Quan và tình hình thực tế của nhà trường để thực hiện mục tiêu, yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
Thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh tiểu học, bảo đảm thời lượng học tập, sinh hoạt tập thể, trải nghiệm thực tế, tham gia hoạt động cộng đồng.
Đáp ứng nhu cầu của gia đình và xã hội trong việc giáo dục, quản lí học sinh.
2. Yêu cầu
Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.
Đảm bảo tính linh hoạt, chủ động của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục dạy học 2 buổi/ngày.
Tuân thủ các nguyên tắc, phương pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 1.
Kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học, được bàn bạc, đóng góp ý kiến dân chủ công khai của tập thể giáo viên trong tổ và giáo viên dạy môn chuyên.
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH, THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
1. Đặc điểm tình hình
Thông tin chi tiết về lớp học, học sinh, đội ngũ và cơ sở vật chất nhà trường năm học 2020-2021 cụ thể như sau:
* Tổng số lớp 1: 04 lớp
* Học sinh:
Thông tin | Lớp 1A | Lớp 1B | Lớp 1C | Lớp 1D | Tổng |
Số HS | 35 | 34 | 36 | 33 | 138 |
Nữ | 18 | 19 | 16 | 16 | 69 |
D. tộc | 1 | 0 | 0 | 2 | 3 |
K. Tật | 1 | 0 | 1 | 0 | 2 |
Lưu ban | 1 | 0 | 2 | 1 | 4 |
Con hộ nghèo | 2 | 1 | 2 | 1 | 6 |
Vùng 135 | 11 | 7 | 12 | 7 | 37 |
Công giáo | 9 | 7 | 12 | 7 | 43 |
* Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1
TT | Họ và tên | Dạy lớp (môn) | Giới tính | Trình độ đào tạo | Tin học | Ngoại ngữ | Ghi chú | |||||
ĐH | CĐ | TC | A | B | A | B | ||||||
1 | Nguyễn Lan Chinh | 1A | Nữ | 1 | 1 | 1 | ||||||
2 | Đinh Ánh Tuyết | 1B | Nữ | 1 | 1 | 1 | ||||||
3 | Đinh Thị Dung | 1C | Nữ | 1 | 1 | 1 | ||||||
4 | Màn Thị Hiền | 1D | Nữ | 1 | 1 | 1 | ||||||
5 | Lê Anh Tuấn | Thể chất | Nam | 1 | 1 | 1 | ||||||
6 | Lương Văn Phúc | Âm nhạc | Nam | 1 | 1 | 1 | ||||||
7 | Trương Việt Hoàng | T.Anh | Nam | 1 | ||||||||
8 | Đặng Thị Thùy Linh | Mĩ Thuật | Nữ | 1 | 1 | 1 | ||||||
Tổng | 5 | 3 | 7 | 7 |
- Tỉ lệ giáo viên/lớp: 1,5 GV/lớp (Đủ theo quy định tại Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT)
Trong đó:
+ Giáo viên chủ nhiệm: 4/4 (nữ)
+ Số GVCN đạt chuẩn đào tạo trở lên: 4/4 (nữ), đạt tỉ lệ 100%
+ Giáo viên chuyên: 4
* Cơ sở vật chất
- Phòng học: 4 phòng/4 lớp. Trong đó phòng học kiên cố: 4 phòng.
- Bàn ghế HS: 70 bộ bàn đúng tiêu chuẩn (Bàn 2 chỗ ngồi, ghế rời có lưng tựa)
- Bàn ghế GV: 4 bộ
- Bảng chống lóa: 4 cái (cấp mới)
- Đồ dùng dạy học: Giáo viên: 04 bộ; học sinh 138 bộ
- Ti vi màn hình 50 icnh: 04 chiếc.
- Có đường truyền Internet tới 04 lớp
2. Thuận lợi
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo, của cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương cùng sự kết hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể trong nhà trường và phụ huynh học sinh.
Lực lượng giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020-2020 đa số đều trẻ khỏe, nhiệt tình, tận tâm, tự giác trong công tác.
Cơ sở vật chất cho dạy học lớp 1 được nhà trường quan tâm đầu tư, hỗ trợ ở mức tốt nhất với tình hình điều kiện của nhà trường.
3. Khó khăn
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn rất nhiều chưa đáp ứng tốt cho yêu cầu đổi mới hình thức dạy học, phương pháp dạy học.
Giáo viên được phân công dạy lớp 1 năm học 2020-2021 đa số đều mới nên gặp khá nhiều khó khăn khi tổ chức các hoạt động dạy học, hoạt động giáo dục.
Học sinh các lớp hầu hết là con em nông dân, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, học sinh vùng 135, học sinh con em đồng bào công giáo khá đông nên phụ huynh bận mưu sinh ít quan tâm phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục con em tại gia đình.
Số học sinh lưu ban trong năm học trước vẫn còn 04 em.
Số giáo viên chuyên chưa đạt trình độ đào tạo theo chuẩn mới của Luật giáo dục 2019 còn 03 người.
4. Đánh giá chung
Nhà trường đã làm tốt công tác tuyển sinh, huy động 134/134 trẻ 6 tuổi vào lớp 1, đạt tỉ lệ 100%. Đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 đảm bảo về trình độ và cơ cấu. Cơ sở vật chất dành cho lớp 1 tương đối đảm bảo cho dạy và học theo chương trình mới.
I. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
1. Thời lượng giáo dục:
- Tổ chức dạy học 09 buổi/tuần (Có 4 ngày học 2 buổi/ngày từ thứ hai đến thứ năm và 01 ngày chỉ học 1 buổi sáng thứ sáu.)
- Các ngày học 2 buổi/ngày bố trí không quá sô tiết học một cách khoa học, hợp lí. Cụ thể như sau:
* Buổi sáng:
Tổ chức dạy 4 tiết (140 phút); mỗi tiết bình quân 35 phút; thời gian còn lại dành cho nghỉ giữa tiết và tổ chức hoạt động ngoại khoá (Giờ ra chơi).
* Buổi chiều:
Tổ chức dạy 3 tiết (105 phút); mỗi tiết bình quân 35 phút; thời gian còn lại dành cho nghỉ giữa tiết và tổ chức hoạt động ngoại khoá (CLB, đọc sách, vui chơi, tự học …)
2. Kế hoạch dạy học
2.1. Số tiết dạy/năm học
Nội dung giáo dục | Số tiết/năm học | Học kỳ I | Học kỳ II | ||||
Số tiết dạy học trên lớp | Số tiết dạy học theo chủ đề | Số tiết dạy học trải nghiệm | Số tiết dạy học trên lớp | Số tiết dạy học theo chủ đề | Số tiết dạy học trải nghiệm | ||
I. Môn học bắt buộc |
|
|
| ||||
1. Tiếng Việt | 420 | 216 | 216 | 0 | 204 | 80 | 8 |
2. Toán | 105 | 54 | 52 | 2 | 51 | 49 | 2 |
3. Đạo đức | 35 | 17 | 17 | 0 | 18 | 18 | 0 |
4. Tự nhiên và Xã hội | 70 | 36 | 36 | 0 | 34 | 34 | 0 |
5. Giáo dục thể chất | 70 | 36 | 36 | 0 | 34 | 34 | 0 |
6. Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) | 70 | 36 | 36 | 0 | 34 | 34 | 0 |
II. Hoạt động giáo dục bắt buộc | |||||||
Hoạt động trải nghiệm | 105 | 54 | 54 | 0 | 51 | 51 | 0 |
III. Môn học tự chọn |
| ||||||
Ngoại ngữ 1(Tiếng Anh) | 70 | 36 | 36 | 0 | 34 | 34 | 0 |
IV. Các hoạt động giáo dục khác | |||||||
1. Ôn Tiếng Việt | 105 | 54 | 54 | 0 | 51 | 51 | 0 |
2. Ôn Toán | 70 | 36 | 34 | 0 | 36 | 34 | 0 |
3. Luyện chữ | 35 | 18 | 18 | 0 | 17 | 17 | 0 |
4. Đọc sách | 35 | 18 | 18 | 0 | 17 | 17 | 0 |
2.2. Kế hoạch dạy học các môn học và HĐGD cụ thể từng tuần.
(Có phụ lục kèm theo)
2.3. Thời khóa biểu giảng dạy
(Ban hành theo từng thời điểm, có phụ lục kèm theo)
3. Nội dung dạy học
3.1. Dạy Môn học bắt buộc, Hoạt động giáo dục bắt buộc: Thực hiện dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.2. Dạy các môn tự chọn: Ngoại ngữ 1 (Tiếng Anh)
3.3. Dạy các tiết bổ sung: Ngoài việc thực hiện dạy chương trình chính khoá lớp 1 sẽ dạy thêm một số tiết củng cố hoàn thành các nội dung học tập theo mục tiêu, yêu cầu của CTGDPT 2018 và bồi dưỡng, phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh.
3.4. Dạy nội dung GD địa phương và lồng ghép các HĐGD khác:
- Tài liệu giáo dục địa phương theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Ninh Bình. Tổ chức các hoạt động giáo dục địa phương thông qua tích hợp, lồng ghép trong các môn học và HĐGD, HĐTN.
- Thực hiện tổ chức các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh; các hoạt động tìm hiểu tự nhiên, xã hội, văn hóa, lịch sử, truyền thống của địa phương… (gọi chung là các hoạt động giáo dục khác) theo các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Nâng cao chất lượng đội ngũ.
1.1. Chỉ tiêu
* Giáo viên:
- 100% giáo viên dạy lớp 1 chấp hành tốt Quy định đạo đức nhà giáo; Luật Công chức; Luật Viên chức; chủ trường, đường lối, Điều lệ, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quy định của ngành.
- 100% giáo viên có và thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách theo quy định.
- 100% giáo viên áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Tổ chuyên môn xây dựng được kế hoạch hoạt động chuyên môn trong năm học và thực hiện tốt kế hoạch. Tổ chức được 09 chuyên đề chuyên môn cấp tổ; 01 chuyên đề chuyên môn liên trường (TH Thanh Lạc và TH Sơn Thành); 02 chuyên đề cấp trường và 09 chuyên đề cấp tổ về chương trình.
- Tổ chuyên môn có kế hoạch BDTX đầy đủ, xây dựng chi tiết từng tháng, tuần cụ thể.
- 100% giáo viên dự sinh hoạt chuyên môn đầy đủ, giáo viên chuyên dự SHCM cụm nghiêm túc, đầy đủ.
- Tham gia đầy đủ 2 đợt hội giảng trong năm học.
- Giáo viên dạy Giỏi cấp trường 3 đồng chí, giáo viên giỏi cấp huyện 01 đồng chí.
- 100% giáo viên dự hội nghị, hội thảo, chuyên đề, tập huấn, bồi dưỡng đúng, đủ thành phần, thời gian và tham gia tích cực các hoạt động.
* Học sinh
Chất lượng giáo dục | Lớp 1 | ||
Số lượng | Tỉ lệ (%) | ||
I. Các MH và HĐGD | |||
1. Tiếng Việt | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 48 | 34.78 | |
Hoàn thành | 86 | 62.32 | |
Chưa hoàn thành | 4 | 2.90 | |
2. Toán | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 56 | 40.58 | |
Hoàn thành | 78 | 56.52 | |
Chưa hoàn thành | 4 | 2.90 | |
3. Đạo đức | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 60 | 43.48 | |
Hoàn thành | 78 | 56.52 | |
Chưa hoàn thành | 0 | 0.00 | |
4. TN và XH | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 58 | 42.03 | |
Hoàn thành | 80 | 57.97 | |
Chưa hoàn thành | 0 | 0.00 | |
5. GD thể chất | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 48 | 34.78 | |
Hoàn thành | 90 | 65.22 | |
Chưa hoàn thành | 0 | 0.00 | |
6. Âm nhạc | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 30 | 21.74 | |
Hoàn thành | 108 | 78.26 | |
Chưa hoàn thành | 0 | 0.00 | |
7. Mĩ thuật | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 36 | 26.09 | |
Hoàn thành | 102 | 73.91 | |
Chưa hoàn thành | 0 | 0.00 | |
8. Hoạt động trải nghiệm | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 66 | 47.83 | |
Hoàn thành | 72 | 52.17 | |
Chưa hoàn thành | 0 | 0.00 | |
9. Ngoại ngữ | 138 | ||
Hoàn Thành tốt | 30 | 21.74 | |
Hoàn thành | 104 | 75.36 | |
Chưa hoàn thành | 4 | 2.90 | |
II. Phẩm chất chủ yếu | 138 | ||
Yêu nước | T | 90 | 65.22 |
Đ | 48 | 34.78 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
Nhân ái | 138 | ||
T | 85 | 61.59 | |
Đ | 53 | 38.41 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
Chăm chỉ | 138 | ||
T | 70 | 50.72 | |
Đ | 68 | 49.28 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
Trung thực | 138 | ||
T | 70 | 50.72 | |
Đ | 68 | 49.28 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
Trách nhiệm | 138 | ||
T | 66 | 47.83 | |
Đ | 72 | 52.17 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
III. Năng lực | |||
1. Năm lực chung | |||
Tự chủ và tự học | 138 | ||
T | 63 | 45.65 | |
Đ | 75 | 54.35 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
Giao tiếp và hợp tác | 138 | ||
T | 63 | 45.65 | |
Đ | 75 | 54.35 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
GQVĐ và sáng tạo | 138 | ||
T | 56 | 40.58 | |
Đ | 82 | 59.42 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
2. Năng lực đặc thù | |||
Ngôn ngữ | 138 | ||
T | 48 | 34.78 | |
Đ | 89 | 64.49 | |
CCG | 1 | 0.72 | |
Tính toán | 138 | ||
T | 56 | 40.58 | |
Đ | 81 | 58.70 | |
CCG | 1 | 0.72 | |
Thẩm mĩ | 138 | ||
T | 50 | 36.23 | |
Đ | 88 | 63.77 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
Thể chất | 138 | ||
T | 66 | 47.83 | |
Đ | 72 | 52.17 | |
CCG | 0 | 0.00 | |
IV. Khen thưởng | |||
1. Giấy khen cấp trường | 78 | 56.52 | |
Xuất sắc | 20 | 14.49 | |
Tiêu biểu | 58 | 42.03 | |
- Giấy khen cấp trên | 15 | 10.87 | |
V. Chương trình lớp học | |||
Hoàn thành | 134 | 97.10 | |
Chưa hoàn thành | 4 | 2.90 |
1.2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể
- BGH chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục lớp 1, kí duyệt Đăng ký giảng dạy, giáo án của từng GV trước khi giảng dạy một tuần (vào thứ sáu hàng tuần), đảm bảo việc dạy đúng, đủ chương trình và theo kế hoạch thời gian quy định;
- Tổ chức các đợt hội giảng nhân các ngày lễ lớn trong năm học, lồng ghép các chuyên đề do giáo viên dạy tốt thực hiện. Thông qua đó rút kinh nghiệm, đưa ra hình thức tổ chức học tập và phương pháp dạy học phù hợp với từng phân môn. Từ đó giáo viên được học hỏi kinh nghiệm, nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng GD;
- BGH thường xuyên dự giờ, thăm lớp, trải nghiệm cùng giáo viên và học sinh để kịp thời đưa ra những góp ý, tư vấn kịp thời về phương pháp dạy học, hình thức tổ chức học tập và nền nếp chuyên môn ...
- BGH phối hợp với BCH công đoàn, trưởng các đoàn thể tổ chức xét duyệt, công nhận, khen thưởng và đề nghị cấp trên khen thưởng công bằng, công khai, dân chủ những giáo viên có thành tích trong năm học.
- Tổ chức các chuyên đề, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn (SHCM) cấp tổ (2 lần vào tuần 2, 4 hàng tháng) vào chiều thứ 6. Thông qua hoạt động dự giờ, nghiên cứu bài học, khuyến khích 100% giáo viên tham gia SHCM qua trang mạng; tổ chức sinh hoạt chuyên môn liên trường với trường tiểu học Thanh Lạc và tiểu học Sơn Thành, dự kiến tổ chức các chuyên đề như sau:
Thời gian thực hiện | Tên chuyên đề | Cấp thực hiện | Người chỉ đạo |
Tháng 9/2021 | Triển khai công tác chuyên môn năm học 2020-2021 tổ 1 | Cấp tổ | TTCM |
Tháng 10/2021 | CĐ PPDH Tiếng Việt 1 (Mẫu âm) | Cấp tổ | PHT+TTCM |
CĐ PPDH môn Tiếng Việt 1 theo CTGDPT 2018 | Liên trường (T. Lạc, S.Thành) | PHT | |
Tháng 11/2021 | CĐ PPDH Tiếng Việt (Mẫu vần) | Cấp tổ | TTCM |
CĐ SHCM theo hướng nghiên cứu bài học; Tập huấn Thông tư 27/2020/BGDĐT về đánh giá HS tiểu học | Cấp trường | PHT, TTCM | |
Tháng 12/2021 | CĐ PPDH Hoạt động trải nghiệm | Cấp tổ | TTCM |
CĐ PPDH môn Toán 1 theo CTGDPT 2018 | Liên trường (T. Lạc, S.Thành) | TTCM | |
Tháng 01/2022 | CĐ PPDH môn Tiếng Việt 1 (tập viết) theo CTGDPT 2018 | Cấp tổ | TTCM |
CĐ PPDH môn Đạo đức 1 | Liên trường (T. Lạc, S.Thành) | PHT | |
Tháng 2/2022 | CĐ PPDH môn Tiếng Việt 1 (Mẫu LT) theo CTGDPT 2018 | Cấp tổ | TTCM |
Tháng 3/2022 | CĐ PPDH môn TNXH 1 | Cấp tổ | TTCM |
Tháng 4/2022 | PPDH Toán 1 dạng bài cộng trừ số có hai chữ số | Cấp tổ | TTCM |
Tổng kết công tác chuyên môn tổ NH 2021-2022 | Cấp tổ | TTCM |
- Triển khai kịp thời đến GV các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp và thực hiện nghiêm túc.
- BGH thông qua các buổi hội thảo chuyên đề, các lớp tập huấn, các phiên trực ban để bồi dưỡng cho giáo viên các kiến thức, kỹ năng xây dựng, nghiệp vụ kiểm tra như kiểm tra hồ sơ, việc thực hiện chương trình; kỹ năng tổ chức, sắp xếp nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn qua cả năm học; năng lực tổ chức, điều hành một buổi sinh hoạt chuyên môn; tổ chức một chuyên đề, một cuộc thi trong tổ; kỹ năng ra đề kiểm tra cho học sinh trong các đợt kiểm tra định kỳ, khảo sát hằng tháng; kỹ năng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ đúng người, đúng việc; kiểm tra, đôn đốc để điều chỉnh và giúp đỡ giáo viên một cách kịp thời.
- Chỉ đạo tổ trưởng khi xây dựng kế hoạch hoạt động năm học cho tổ chuyên môn phải dựa trên cơ sở cụ thể hóa kế hoạch năm học, kế hoạch kiểm tra nội bộ, kế hoạch chuyên môn nhà trường.
- Cuối năm học, tổ chức cuộc họp để tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm cho công tác sinh hoạt tổ chuyên môn.
2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
2.1. Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học
Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục dạy học lớp 1 theo hướng dẫn tại Công văn số 3866/BGDĐT-GDTH ngày 26/8/2019 và các văn bản hướng dẫn chuyên môn của các cấp quản lý giáo dục. Đảm bảo 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Trong đó, tập trung vào các vấn đề cụ thể như sau:
- Nội dung dạy học: Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc theo quy định của Chương trình 2018; các môn học tự chọn; các hoạt động củng cố; các hoạt động giáo dục đáp ứng nhu cầu, sở thích, năng khiếu của học sinh.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Ninh Bình lớp 1 theo hướng dẫn tại Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019.
2.2. Thực hiện dạy học 2 buổi trong ngày
Xây dựng KH dạy học 2 buổi/ngày trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu sau:
- Về kế hoạch giáo dục:
+ Xây dựng kế hoạch giáo dục đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc đối với lớp 1, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.
+ Thời khóa biểu được sắp xếp một cách khoa học, đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa các nội dung dạy học và HĐGD, phân bổ hợp lý về thời lượng, thời điểm trong ngày học và tuần học phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1.
- Về điều kiện thực hiện:
+ Đảm bảo tỷ lệ 01 phòng học/lớp, cơ sở vật chất, sĩ số học sinh/lớp theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học; có đủ thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định;
- Về tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh sau giờ học chính thức trong ngày: Căn cứ vào nhu cầu, sở thích của học sinh, nhà trường có tổ chức các hoạt động dưới hình thức sinh hoạt câu lạc bộ và sử dụng cơ sở vật chất hiện có của nhà trường (thư viện, sân chơi, bãi tập, ...) tạo điều kiện để học sinh vui chơi, giải trí sau giờ học chính thức trong ngày.
- Làm tốt công tác tuyên truyền các bậc phụ huynh về việc đảm bảo an toàn giao thông theo quy định của Bộ GD&ĐT.
2.3. Ðổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và đánh giá học sinh tiểu học
2.3.1. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; vận dụng phù hợp những thành tố tích cực của các mô hình, phương thức giáo dục tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, đặc biệt là đổi mới tổ chức hoạt động giáo dục trên lớp học.
Tích cực tổ chức sinh hoạt chuyên môn thông qua dự giờ, nghiên cứu bài học theo Công văn số 1315/BGDĐT-GDTH ngày 16/4/2020.
2.3.2. Tiếp tục thực hiện đổi mới đánh giá học sinh tiểu học
- Đối với học sinh lớp 1 thực hiện theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, được đánh giá theo quy định tại Thông tư số 27/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ GD&ĐT.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý kết quả giáo dục và học tập của học sinh để giảm áp lực về hồ sơ, sổ sách, dành nhiều thời gian cho giáo viên quan tâm đến học sinh và đổi mới phương pháp dạy học.
- Thực hiện bàn giao chất lượng giáo dục cuối năm học một cách nghiêm túc, kiên quyết không để học sinh “ngồi nhầm lớp”; thực hiện khen thưởng học sinh thực chất, đúng quy định.
- Tham gia nghiêm túc các buổi tập huấn do các cấp tổ chức; tổ chức tập huấn cấp trường, cấp tổ để nâng cao năng lực cho cán bộ, giáo viên, tập trung vào việc đánh giá thường xuyên, thiết kế đề kiểm tra định kì.
- Tăng cường trao đổi việc học tập và rèn luyện của học sinh giữa nhà trường và gia đình thông qua sổ liên lạc và trong các buổi họp phụ huynh ...
2.4. Thực hiện nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh
- Triển khai Chương trình môn Tiếng Anh tự chọn lớp 1 đảm bảo các yêu cầu được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và Công văn số 681/BGDĐT-GDTH ngày 04/3/2010.
- Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo lớp 1: Tiếng Anh 1- I Learn Smart Start.
- Giáo viên Tiếng Anh thường xuyên học tập, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo dạy học Tiếng Anh; tài liệu hướng dẫn phương pháp dạy học, phần mềm hỗ trợ giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh.
- Tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện cho giáo viên Tiếng Anh giao lưu chia sẻ, học hỏi nâng cao chuyên môn. Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm tạo môi trường giao tiếp, thực hành tiếng Anh cho học sinh thiết thực, hiệu quả.
2.5. Đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, gắn giáo dục nhà trường với thực tiễn cuộc sống; tổ chức các hoạt động trải nghiệm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực học sinh
- Xây dựng kế hoạch dạy học các môn học và HĐGD phù hợp với thực tiễn và tâm sinh lý học sinh. Thực hiện dạy học gắn kết giữa lý thuyết với thực hành; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh.
- Tăng cường thực hiện tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm theo hướng dẫn tại Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019.
- Triển khai dạy học trực tuyến đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định; phù hợp với kĩ năng của giáo viên, khả năng lĩnh hội và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.
- Đổi mới tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần; có thể tổ chức cho học sinh giao lưu với toàn trường qua các tiết mục văn nghệ, kể chuyện, câu đố, trò chơi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh; tạo điều kiện để học sinh chủ động điều hành.
2.6. Giáo dục đối với học sinh khuyết tật
- Thực hiện nghiêm túc Thông tư số 03/2018/TT-BGDĐT ngày 29/01/2018 Quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, chế độ cho người giảng dạy và người học đảm bảo đầy đủ đúng quy định.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật theo mẫu tại Công văn 1096/SGDĐT-GDTH ngày 28/8/2019 về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh khuyết tật. Đảm bảo yêu cầu tất cả học sinh khuyết tật học hòa nhập đều được đánh giá theo quy định.
- Số trẻ em khuyết tật trong độ tuổi tiểu học theo từng dạng khuyết tật, huy động trẻ khuyết tật học hòa nhập 100%. (2/2 em)
2.7. Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt các CLB môn học
- Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động trải nghiệm.
- Tổ chức cho học sinh tham gia các sân chơi trí tuệ, các hội thi giao lưu để tạo điều kiện học sinh có năng khiếu phát triển.
- Hình thành thói quen đọc sách, ý thức tự học, tự nghiên cứu và phát triển ngôn ngữ tiếng Việt cho học sinh.
2.8. Tổ chức Bồi dưỡng HS năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa đạt chuẩn và đạt chuẩn chưa vững chắc.
- Khuyến khích và tạo điều kiện để học sinh tự nguyện tham gia các câu lạc bộ, các cuộc thi và giao lưu do các cấp tổ chức.
- Thực hiện khảo sát học sinh năng khiếu ở các lớp, động viên, khuyến khích các em đăng kí tham gia tha các hội thi. Cử giáo viên có chuyên môn hướng dẫn học sinh ôn tập để tham gia thi các cấp.
- BGH thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở GV việc kết hợp bồi dưỡng HS năng khiếu trong các buổi học. Tạo điều kiện về thời gian, CSVC như máy tính, máy chiếu, phòng học để các em luyện tập.
- Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh, phân hóa theo từng đối tượng (đặc biệt ở buổi 2).
- Trong quá trình dạy học cần quan tâm, có biện pháp và phương pháp dạy học phù hợp đối với những học sinh học không chuyên cần, có hoàn cảnh khó khăn.
- Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách và theo dõi những học sinh Chưa đạt chuẩn và Đạt chuẩn chưa vững chắc của lớp mình. Có kế hoạch phụ đạo một cụ thể.
2.9. Giáo dục cho học sinh có nền nếp, thói quen, kỉ luật trong học tập
- Chú trọng rèn cho học sinh thực hiện tốt nền nếp tự học, nền nếp phát biểu xây dựng bài, hoạt động nhóm, cách chia sẻ bài trước lớp, thói quen rèn chữ, giữ vở, tư thế ngồi học, tư thế cầm bút …
- Giáo dục cho HS có những chuẩn mực hành vi đạo đức ngoan ngoãn, lễ phép, biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô và người lớn tuổi, biết yêu thương giúp đỡ bạn bè và các em nhỏ. Có ý thức giữ gìn môi trường, thực hiện nếp sống văn minh qua các bài học chính khóa và hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Sách, thiết bị, đồ dùng dạy học
1.3. Chỉ tiêu phấn đấu
- 100% học sinh có đầy đủ sách giáo khoa, vở viết theo quy định.
- 100% học sinh diện chính sách được mượn sách trong thư viện nhà trường.
- 100% số lớp có đủ bộ đồ dùng dạy học tối thiểu theo quy định.
- 100% giáo viên có thói quen sử dụng ĐDDH một cách khoa học.
- 100% giáo viên có ít nhất 01 ĐDDH tự làm phù hợp trong năm học.
3.2. Biện pháp
- Thực hiện nghiêm túc việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học lớp 1 chương trình phổ thông 2018 theo Thông tư 05/TT-BGDĐT ngày 05 tháng 04 năm 2019 về việc Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1.
- Chỉ đạo CBGV và học sinh mượn trả sách theo quy định để phục vụ giảng dạy và học tập. Sử dụng bộ SGK Cánh diều; Môn Mĩ thuật và Hoạt động trải nghiệm sử dụng bộ sách Vì sự bình đẳng trong giáo dục.
- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục & Đào tạo; Sở GDĐT; Bộ GDĐT về việc sử dụng sách, vở tài liệu tham khảo các môn Tiếng Việt, Toán ở buổi 2.
- Khuyến khích học sinh để sách vở, đồ dùng học tập tại lớp.
- Tham mưu với BGH có kế hoạch mua bổ sung thêm đầu sách giáo khoa để cho HS chính sách mượn theo quy định.
- Tổ chức hội thi sử dụng thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học một cách thiết thực.
- Tổ chức tốt ngày hội đọc sách nhằm nâng cao ý học ham đọc sách cho HS.
- Tiếp tục sử dụng hiệu quả thư viện lớp học nhằm hình thành và phát triển văn hóa đọc cho học sinh.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
Hiệu trưởng quản lý, tổ chức kế hoạch dạy học đảm bảo phù hợp với các hoạt động chung của nhà trường
- Huy động các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường và ngoài xã hội, CMHS cùng tham gia hỗ trợ thực hiện kế hoạch dạy học lớp 1 của nhà trường.
Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng:
- Cùng Hiệu trưởng quản lý kế hoạch và nội dung dạy học và HĐGD.
- Tham mưu với Hiệu trưởng phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên theo đúng với các quy định của ngành.
- Căn cứ kế hoạch dạy học lập thời khóa biểu chi tiết cho việc tổ chức dạy học của từng lớp.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc Tổ chuyên môn khối 1 thực hiện kế hoạch dạy học.
Trách nhiệm của tổ chuyên môn
- Triển khai đầy đủ, chính xác kế hoạch dạy học của nhà trường.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên trong tổ. Không để xảy ra tình trạng bỏ buổi, bỏ tiết; không được đổi buổi hoặc thay đổi thời gian, thời lượng dạy học đã quy định trong kế hoạch dạy học khi chưa có sự đồng ý của hiệu trưởng.
Trên đây là kế hoạch dạy học lớp 1 năm học 2020-2021 của trường Tiểu học Thượng Hòa. Đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng theo kế hoạch của nhà trường đã đề ra.
Trong quá trình thực hiện Kế hoạch dạy học có thể điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế./.
Nơi nhận : - Phòng GD&ĐT (Báo cáo); - Phó HT (thực hiện); - Tổ CM, tổ VP (thực hiện); - Lưu VT/C. | NGƯỜI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH |
Trên đây là nội dung chi tiết của Kế hoạch giáo dục lớp 1 theo Chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018. Như vậy, xây dựng kế hoạch giáo dục phải đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, lựa chọn nội dung giáo dục tự chọn và xây dựng các hoạt động giáo dục phù hợp với nhu cầu của học sinh và điều kiện của nhà trường, địa phương.