Mục tiêu, chương trình, kế hoạch, định hướng phương pháp giáo dục và kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông mới
Câu hỏi Module 4 và đáp án
Mục tiêu, chương trình, kế hoạch, định hướng phương pháp giáo dục và kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông mới là câu hỏi trong tài liệu Mô đun 4 được VnDoc gợi ý chi tiết cho các thầy cô tham khảo chi tiết. Mời các thầy cô cùng theo dõi.
>> Tham khảo: Phân tích đặc trưng cơ bản của dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh
Lưu ý: Nội dung tài liệu bao gồm 13 trang. Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.
Câu hỏi: Trình bày khái quát về mục tiêu, chương trình, kế hoạch, định hướng phương pháp giáo dục và kiểm tra, đánh giá của chương trình giáo dục phổ thông mới (2018)
Khái quát về chương trình giáo dục phổ thông mới
Đề án đổi mới chương trình giáo dục và sách giáo khoa phổ thông ở nước ta hiện nay là thực hiện dạy học phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, được thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết 29/NQ-TW. Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26/12/2018 của Bộ GDĐT.
1. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông mới
- Chương trình giáo dục phổ thông cụ thể hóa mục tiêu giáo dục học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.
- Chương trình giáo dục tiểu giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
- Chương trình giáo dục THCS giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học, tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có những hiểu biết ban đầu về cách ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
- Chương trình giáo dục THPT giúp học sinh tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, khả năng lực chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động, khả năng thích ứng với những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới.
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh thcs
- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
- Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi sau:
+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.
- Bên cạnh việc hình thành, phát triển các năng lực cốt lõi, chương trình giáo dục phổ thông còn góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh.
- Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục.
+ Những yêu cầu về phẩm chất
Tham khảo các tài liệu Mô đun 4