Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo các môn

Giáo án lớp 1 sách Chân Trời Sáng Tạo các môn: Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Đạo Đức, Hoạt động trải nghiệm, Âm nhạc, Mỹ thuật... là tài liệu được biên soạn theo quy định dành cho các thầy cô tham khảo, lên kế hoạch giảng dạy cụ thể, chuẩn bị hiệu quả cho các Bài giảng lớp 1 năm 2024, với nội dung được biên soạn kỹ lưỡng cùng cách trình bày khoa học.

Chi tiết:

Giáo án Toán lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

CHỦ ĐỀ: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH

BÀI : VỊ TRÍ 2 tiết)

I. MỤC TIÊU

- Nhận biết và sử dụng đúng các thuật ngữ về vị trí, định hướng trong không gian: phải - trái (đối với bản thân), trên - dưới, trước - sau, ở giữa.

- Năng lực chú trọng: tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.

- Tích hợp: Toán học và cuộc sống, Tự nhiên và Xã hội.

II. CHUẨN BỊ

- HS: bảng con, hộp bút (hoặc một dụng cụ học tập tuỳ ý).

- GV: 1 hình tam giác (hoặc một dụng cụ tuỳ ý), 2 bảng chỉ đường (rễ trái, rẽ phải). Tranh minh họa

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

TIẾT 1

* HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

a.Mục tiêu: Tạo tâm thế cho hoạt động mới

b.Phương pháp: Trò chơi

c.Cách tiến hành:

HS vận động theo hiệu lệnh của GV (Khi thao tác mẫu, GV đứng cùng chiều với HS hoặc chọn 1 em HS nhanh nhạy, đưa tay đúng theo hiệu lệnh): đưa tay sang trái, đưa tay sang phải, vỗ tay bên trái, vỗ tay bên phải, vỗ tay lên trên…

* HOẠT ĐỘNG 2: BÀI MỚI VÀ THỰC HÀNH

1.Bài mới

a. Mục tiêu: HS nhận biết và nói đúng vị trí cần dùng.

b. Phương pháp: Thảo luận

c. Cách tiến hành

- Tìm hiểu bài: HS quan sát tranh, GV giúp các em nhận biết và chọn đúng từ cần dùng (phải - trái đối với bản thân, trên - dưới, trước - sau, ở giữa) đề mô tả vị trí giữa các đôi tượng.

- Tìm cách làm bài: HS làm việc theo nhóm đôi, nêu vị trí một số đối tượng hoặc vị trí của 2 bạn nhỏ trong tranh (dựa vào trái, phải của bản thân).

- Khuyến khích nhiều HS trình bày.

Ví dụ:

· Máy bay ở trên, tàu thuỷ ở dưới.

· Bạn trai đứng bên phải, bạn gái đứng bên trái.

· Xe màu hồng chạy trước, xe màu vàng chạy sau, xe màu xanh chạy ở giữa.

· Kiểm tra: HS nhận xét, đánh giá phần trình bày của các bạn.

Lưu ý, HS có thể nói vị trí máy bay và đám mây, ...

GV chốt (có thể kết hợp với thao tác tay): trái - phải, trên - dưới, trước - sau, ở giữa (Chú trọng phát triển năng lực giao tiếp cho HS).

2. Thực hành - trải nghiệm để khắc sâu kiến thức

a. Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức của các em học sinh

b. Phương pháp: Trò chơi, thảo luận

c. Cách tiến hành:

v HS tham gia trò chơi: Cô bảo

- GV dùng bảng con và l hình tam giác ( hoặc DCTQ) đặt lên bảng lớp, HS quan sát rồi nói vị trí.

- Ví dụ: GV: Cô bảo, cô bảo

- HS: Bảo gì? Bảo gì?

- GV: Cô bảo hãy nói vị trí của hình tam giác và bảng con.

- HS đặt theo yêu cầu của GV.

Vào vườn thú (tích hợp an toàn giao thông)

- GV đưa biển báo hiệu lệnh và giới thiệu tên gọi (rẽ trái, rẽ phải) - HS lặp lại.

- GV thao tác mẫu (vừa chỉ tay, vừa nói) và hướng dẫn HS thực hiện.

- Ví dụ: Rẽ phải đến chuồng voi trước,...

- Liên hệ: Em hãy chỉ đường về nhà em hoặc đường về nhà người thân…

TIẾT 2

* HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP

1.Mục tiêu:

- GV giúp HS xác định bên trái - bên phải (bằng cách yêu cầu HS giơ tay theo lệnh của GV).

- GV giúp HS nhận biết cần dùng từ ngữ nào để mô tả vị trí.

2. Phương pháp: Thực hành, thảo luận

3. Cách tiến hành:

BT1:Quan sát rồi nói về vị trí

HS tập nói theo nhóm đôi.

- HS trình bày.

Ví dụ: Bên phải của chú hề màu đỏ, bên trái màu xanh.

Tay phải chú hề cầm bóng bay, tay trái chú hề đang tung hứng bóng.

Quả bóng ở trên màu xanh, quả bóng ở dưới màu hồng.

- HS nhận xét.

HS có thể trình bày

- Con diều ở giữa: màu xanh lá.

HS có thể trình bày thêm:

- Con diều ở bên trái: màu vàng.

- Con diều ở bên phải: màu hồng.

BT2: Nói vị trí các con vật

- HS có thể trình bày

a) Con chim màu xanh ở bên trái - cơn chim màu hồng ở bên phải.

b) Con khi ở trên - con sói ở dưới.

c) Con chó phía trước (đứng đầu) - con mèo ở giữa (đứng giữa) - con heo phía sau
(đứng cuối).

d) Gấu nâu phía trước - gầu vàng phía sau.

IV. CỦNG CỐ

1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học.

2. Phương pháp: Trò chơi

3. Cách tiến hành

- GV tổ chức trò chơi Xếp hàng hoặc trò chơi quay phải, quay trái….

- HS tạo nhóm ba, một vài nhóm lên thực hiện trước lớp theo yêu cầu của GV:

- Xếp hàng dọc rồi tự giới thiệu (ví dụ: A đứng trước, B đứng giữa, C đứng sau).

- Mở rộng:

Xếp hàng ngang quay mặt xuống lớp, bạn đứng giữa giới thiệu (ví dụ: bên phải em là A, bên trái em là C).

Nếu đúng, cả lớp vỗ tay.

V. HOẠT ĐỘNG Ở NHÀ

1. Mục tiêu: Ôn lại kiến thức vừa học. Giúp học sinh kết nối thực tiễn với cuộc sống.

2. Phương pháp: Thực hành, vấn đáp

3. Cách tiến hành

- Mỗi HS sưu tầm I đồ vật có dạng khối chữ nhật (khối hộp chữ nhật) và 1 đồ vật dạng khối vuông (khối lập phương). Ví dụ: vỏ hộp bánh, hộp thuốc, hộp sữa,....

- Lưu ý: ở mẫu giáo các em gọi tên khối hộp chữ nhật là khối chữ nhật và khối lập phương là khối vuông.

- Nhận xét

- HS vận động

- HS quan sát tranh

- HS làm việc nhóm đôi

- Nêu ý kiến

- HS chơi cả lớp

- HS: Bảng con ở bên trái, hình tam giác ở bên phải

- QS tranh

- HS làm việc nhóm đôi

- HS làm việc theo nhóm đôi.

- HS chỉ vào tranh vẽ rồi tập nói theo yêu cầu của từng bài tập

- HS làm việc nhóm.

- Mỗi nhóm nêu 1 tranh

- HSHTT: QS và nêu hết 4 tranh

- HS vui chơi

- HS lắng nghe và về nhà thực hiện.

BÀI 2:

KHỐI HỘP CHỮ NHẬT. KHỐI LẬP PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức, kĩ năng:

  • Nhận dạng, gọi tên khối hộp chữ nhật, khối lập phương thông qua việc sử dụng đồ dùng học tập hoặc vật thật có trong cuộc sống.
  • Sử dụng bộ đồ dùng học tập môn Toán để nhận dạng hình khối hộp chữ nhật – khối lập phương thông qua việc ghép đôi mô hình với vật thật.

2. Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.
  • Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề

3. Năng lực đặc thù:

  • Tư duy và lập luận toán học: dựa vào các tranh, nêu được tên các hình.
  • Giao tiếp toán học: Trình bày, trao đổi được về các vấn đề trong bài.
  • Mô hình hoá toán học: Thông qua việc sử dụng mô hình để hình thành nhận dạng và gọi tên khối hộp chữ nhật, khối hộp lập phương.

4. Phẩm chất:

  • Trung thực: Thật thà, ngay thẳng trong việc học tập và làm bài.
  • Chăm chỉ: Chăm học, có tinh thần tự giác tham gia các hoạt động học tập.
  • Biết chia sẻ với bạn.

II. CHUẨN BỊ

- Giáo viên:

+ Tranh ảnh minh hoạ

+ Mô hình mẫu có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật (3 khối)

+ Giáo án điện tử

- Học sinh: Sách, bút, 5 khối lập phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo,…) có dạng khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC

Hoạt động giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Hoạt động khởi động: Trò chơi: “Trái – phải – trên – dưới”. (3 phút)

a. Mục tiêu: Tạo bầu không khí hứng khởi để bắt đầu bài học. Ôn lại kiến thức bài trước.

b.Phương pháp: Trò chơi.

c. Cách tiến hành:

- HS sử dụng một khối hộp lập phương hoặc một khối hộp chữ nhật cầm trên tay của mình và làm theo yêu cầu của GV:

+ Đưa khối hộp lên trên đầu.

+ Đưa khối hộp xuống dưới bụng.

+ Đưa khối hộp sang trái.

+ Đưa khối hộp sang phải.

- Khi GV nói thì hành động của GV ngược với lời nói, HS làm theo lời nói của GV, không làm theo hành động của GV. - GV nhận xét trò chơi, giới thiệu bài học.

- HS tham gia trò chơi.

- HS quan sát và làm theo GV nói, không làm theo GV làm.

- HS lắng nghe.

2. Bài học và thực hành:

* Hoạt động 1: Nhận dạng khối hộp chữ nhật – khối lập phương: (12 phút)

a. Mục tiêu: Từ tranh vẽ, vật thật, mô hình học sinh nhận ra và gọi tên các đồ vật có dạng hình khối hộp chữ nhật – khối lập phương.

b. Phương pháp: Thảo luận, thực hành

c. Cách tiến hành:

- GV cho HS thảo luận nhóm 4, dùng các vỏ hộp đã sưu tầm:

+ HS xếp nhóm đồ vật theo dạng khối chữ nhật, khối vuông.

+ GV dùng các mô hình khối hộp chữ nhật đặt ở các vị trí khác nhau rồi giới thiệu: Đây là các khối hộp chữ nhật. HS gọi tên.

- Thực hiện tương tự với khối lập phương.

- GV đến từng nhóm quan sát và hỗ trợ khi cần thiết.

· Hoạt động với SGK/ 14: GV yêu cầu HS chỉ vào các hình vẽ khối hộp chữ nhật, khối lập phương ở phần bài học theo nhóm đôi.

- GV gọi 3 đến 4 cặp đôi lên bảng chỉ và nói khối hộp chữ nhật, khối lập phương.

- GV nhận xét.

* Nghỉ giữa giờ: HS hát và vận động theo nhạc bài hát. (3 phút)

* Hoạt động 2: Thực hành (14 phút)

a. Mục tiêu: HS nhận dạng được các đồ vật có hình khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

b.Phương pháp: Thảo luận

c. Cách tiến hành:

+ HS thảo luận nhóm đôi:

- GV hướng dẫn HS dùng 5 khối lập phương, 5 khối hộp chữ nhật (như SGK/15) rồi chơi.

- GV: Đồ vật nào trong tranh có dạng khối lập phương?

Đồ vật nào trong tranh có dạng khối hộp chữ nhật?

- Tương tự như vậy, GV cho các cặp đôi lần lượt chơi trong nhóm: 1 em hỏi – 1 em trả lời và đặt hình tương ứng.

- GV nhận xét.

- HS thảo luận nhóm 4.

+ HS giới thiệu với các bạn trong nhóm các đồ vật mà mình sưu tầm được, ví dụ:

. Hộp sữa của mình có dạng khối hộp chữ nhật.

. Đồ chơi rubik của mình có dạng khối hộp lập phương…

- 3 – 4 cặp đôi thực hành.

- HS nhận xét.

- HS hát và vận động theo bài hát.

- HS làm việc theo nhóm.

- HS: trả lời đồng thời thao tác đặt các mô hình lập phương, khối hộp chữ nhật vào đồ vật có hình dạng tương ứng trong tranh.

- HS tham gia chơi.

3. Củng cố - Dặn dò: (3 phút)

a. Mục tiêu: HS củng cố lại khối hình lập phương – hình hộp chữ nhật.

b.Phương pháp: Vấn đáp

b. Cách tiến hành:

- GV: Các em vừa được học dạng hình nào?

- GV: Em hãy kể thêm một số đồ vật quanh em có dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

- Các em về nhà kể cho người thân các đồ vật có hình dạng khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

- Chuẩn bị bài: Hình tròn – Hình tam giác – Hình vuông – Hình chữ nhật.

- HS: Khối lập phương, khối hộp chữ nhật.

- HS tự trả lời.

Giáo án Tiếng Việt lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG CHỮ CÁI ĐẦU TIÊN

BÀI 1: A a

Các hoạt động chủ yếu:

1. Hoạt động 1: Khởi động (5 - 7 phút)

  • Mục tiêu: Nói được những tiếng có chứa âm a
  • Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm.
  • Hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm đôi.
  • HS quan sát tranh, thảo luận theo nhóm và tìm những tiếng có chứa âm a theo gợi ý của GV "Tranh vẽ ai/cái gì?".
  • GV chiếu các tiếng (hoặc các thẻ từ) mà HS tìm được.
  • HS tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được (VD: bà, ba, má, lá,...- đều có âm a) àHS phát hiện âm chữ mới sẽ học.
  • HS lắng nghe GV giới thiệu vào bài học và quan sát chữ ghi tên bài.
  • Thiết bị dạy học: Tranh trong SGK/10.
  • Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.

2. Hoạt động 2: Nhận diện âm a (5 phút)

  • Mục tiêu: Đọc được chữ a.
  • Phương pháp: trực quan, làm mẫu.
  • Hình thức tổ chức: Trò chơi "Ai nhanh hơn"
  • GV chiếu slide bảng chữ cái in thường, yêu cầu HS tìm chữ a trong vòng 5 giây.
  • GV hướng dẫn HS cách đọc âm a.
  • HS đọc theo hình thức cá nhân, nhóm, lớp.
  • GV giới thiệu chữ A in hoa.
  • Thiết bị dạy học: Bảng chữ cái, thẻ chữ a in thường, A in hoa.
  • Phương pháp, hình thức kiểm tra đánh giá: GV đánh giá HS, HS đánh giá lẫn nhau.

3. Hoạt động 3: Tập viết chữ a, số 1 (7- 10 phút)

  • Mục tiêu: Viết được chữ a, số 1 đúng yêu cầu vào bảng con và vở tập viết (VTV)
  • Phương pháp: Làm mẫu, thực hành - luyện tập.
  • Hình thức tổ chức: cá nhân.
  • GV giới thiệu con chữ a.
  • HS so sánh a in thường và a viết thường.
  • Gv hướng dẫn quy trình viết.

a) Viết vào bảng con:

  • HS viết không trung.
  • HS viết chữ, số vào bảng con.
  • HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.

b) Viết vào VTV:

  • HS viết chữ a, số 1 vào VTV.
  • HS nhận xét bài viết của mình và bạn, sửa lỗi nếu có.
  • Thiết bị dạy học: bảng chữ viết mẫu.

4. Hoạt động 4: Luyện tập

  • Nhóm 1: Nói được tên các đối tượng có chứa âm a trong bài.
  • Nhóm 2: Nói được tên các đối tượng có chứa âm a trong bài, ngoài bài.
  • Nhóm 3: Nói được câu có chứa âm a dựa vào các đối tượng trong bài.

5. Hoạt động 5: Mở rộng

  • Trò chơi: “Đoàn tàu lửa”
  • HS nối tiếp nhau nói được câu có chứa âm a.

Bài EO - AO

Chuyên đề 2. Chủ đề 7 . Bài: EO - AO Thời lượng: 2 tiết

I. MỤC TIÊU

Giúp HS:

a) Biết trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ khóa sẽ xuất hiện trong bài học thuộc chủ đề Thể thao (nhảy cao , kéo co, đi đều, đấu cờ…)

b) Quan sát tranh khởi động, biết trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ao,eo (nhảy sào, đi cà kheo, leo núi nhân tạo…)

  • Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ao, eo. Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có bản âm cuối “o”, hiểu nghĩa của các từ đó.
  • Viết được các vần ao, eo và các tiếng, từ ngữ có các vần eo, ao.
  • Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng: đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ dơn giản.
  • Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có vần được học có nội dung liên quan với nội dung bài học.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH

Giáo viên:

SHS, SGV , VTV

Thẻ từ các vần ao, eo

Một số tranh ảnh minh họa kèo theo thẻ từ (chào, chèo, sào, kéo co..)

GV có thểc huẩn bị thêm bản nhạc bài hát Con cào cào hoặc bài Tập thể dục buổi sáng

Tranh chủ đề Thể thao.

Học sinh:

- Thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu giáo viên giao từ tiết học trước.

- Sách học sinh.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Tiết 1.

1. Ổn định

  • Hs hát .

2. Kiểm tra bài cũ:

Gọi hs đọc đoạn văn sgk trang 68.

Gọi 2 Hs nói câu chứa tiếng có vần ia, ua

Y/cầu Hs kể các con vật có trong sở thú.

Hs nhận xét bạn.

GV nhận xét kiểm tra bài cũ.

3. Bài mới:

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Ghi chú

a) Nhận diện vần từ khóa:

- Cho Hs xem tranh ảnh các hoạt động thể dục thể thao.

- Gv Rút ra chủ đề : Thể thao.

- Yêu cầu hs tìm vần có trong từ chủ đề Thể thao.

- Gv rút ra vần mới học: Ao, eo

- Gv Ghi bảng Ao, eo

+ Phân tích vần ao.

+ Gọi Hs đánh vần

+ Gv theo dõi sửa sai cho hs.

+ Gv đọc mẫu

+ Giới thiệu tranh hs đang chào nhau

+ Gv theo dõi nhận xét.

+ Gọi Hs đánh vàn , phân tích , đọc trơn

“chào”

*Vần eo:

+ Giới thiệu tranh chèo thuyền

+ Y/c HS tìm vần có trong tiếng “chèo”

+ Gv giới thiệu vần “eo”

+ Gọi HS phân tích vần eo

+ So sánh vần eo và vần ao

+ GV chốt vần eo và vần ao

Giống nhau đều có âm o đứng cuối vần

Khác nhau: vần eo có âm e đứng trước vần ao có âm a đứng trước.

+ Y/c hs đánh vần, phân tích , đọc trơn tiếng chèo.

Nghỉ giữa tiết

b) Viết vần

+ ao –chào

Gv Hướng dẫn Hs viết vần ao – chào trong bảng con.

Gv theo dõi sửa sai cho hs.

+ Vần eo- chèo tương tự.

HS viết vở tập viết.

+ Gv thu 5 vở nhận xét.

- Hs xem tranh và nêu tên các hoạt động thể thao theo tranh.

- Hs lắng nghe.

- Hs tìm vần trong từ Thể thao.

- Hs đọc .

- Hs phân tích vàn ao.(âm a đứng trước âm o đứng sau)

- Hs đọc (a - o – ao )

+ Hs đọc cá nhân, tổ, đồng thanh.

+ Hs quan sát nêu nội dung tranh “chào”

Rút ra từ ứng dụng “chào”

+ Hs trả lời.

+ HS nhận xét bạn.

+ Hs đọc cá nhân tổ, đồng thanh.

+ Hs nêu nội dung tranh “chèo”

+ Hs trả lời.

+ HS trả lời.

+ Hs nhận xét bạn.

+ Hs trả lời.

+ Hs trả lời

+ Hs nhận xét bạn.

Học sinh hát, hoạt động tại chỗ

+ Hs viết bảng con.

+ Hs viết

+ Hs đổi vở nhận xét bài bạn.

4. Củng cố:

Gọi Hs đọc lại bài,

5. Dặn dò:

Chuẩn bị tiết 2.

Tiết 2

1 .Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ:

Gọi Hs đọc lại bài.

3. Bài mới:

Giáo án Hoạt động trải nghiệm lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN

TUẦN 1: HÌNH DÁNG BÊN NGOÀI CỦA EM VÀ CỦA BẠN

A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ

B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ

I. Mục tiêu:

1. Năng lực:

- Mô tả được những đặc điểm cơ bản về hình dáng bên ngoài của mình và của bạn.

- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

- Bước đầu biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

2. Phẩm chất:

- Thể hiện sự tự tin, yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Hình ảnh, máy chiếu.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

- Bút chì

- Bộ thẻ cảm xúc.

III. Hoạt động dạy học:

Thời gianBướcHoạt động của GVHoạt động của HS

3p

1. Khởi động

- GV tổ chức trò chơi Chuyền hoa để học sinh làm quen với nhau. Cả lớp sẽ đứng thành vòng tròn. GV sẽ bắt nhịp một bài hát quen thuộc, cả lớp cùng hát theo và chuyền bông hoa đi. Khi bài hát kết thúc, bông hoa được chuyền đến bạn nào thì bạn đó sẽ giới thiệu về tên của mình cho cả lớp nghe.

- HS tham gia trò chơi và thực hiện nhiệm vụ.

9p

2. Khám phá

+ GV hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm đôi quan sát mình trong gương và gợi ý bằng những câu hỏi như: Em thấy hình dáng mình thế nào? Mái tóc, khuôn mặt, màu da, mũi, miệng, nụ cười,… trông ra sao?

+ Sau khi HS soi gương, GV hướng dẫn HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

+ GV yêu cầu HS vẽ lại khuôn mặt kèm mái tóc của em vào Vở bài tập.

+ GV kết hợp mời một vài HS lên bảng giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

- HS quan sát mình trong gương.

- HS trong từng nhóm mô tả hình dáng của mình cho người kia và ngược lại.

- HS vẽ theo yêu cầu.

- HS giới thiệu sản phẩm và mô tả hình dáng bên ngoài của mình.

10p

3. Luyện tập

a. Quan sát và mô tả hình dáng bên ngoài của một bạn trong lớp.

- GV hướng dẫn cả lớp tham gia trò chơi kết bạn. HV sẽ nói: Kết bạn, kết bạn. HS sẽ trả lời Kết mấy? Kết mấy? Lúc này GV sẽ yêu cầu HS kết hai để tạo thành những nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ bạn của mình trong từng nhóm đôi.

- GV hướng dẫn HS thảo luận và góp ý cho nhau để chuẩn bị phần trình bày của mình.

- GV mời một vài cặp HS để trình bày trước lớp.

b. Hình dáng của em và của bạn có điểm gì giống nhau và khác nhau?

- GV tổ chức làm nhóm đôi đánh dấu x vào những đặc điểm khác nhau của em và bạn mình để giúp HS nhận ra sự khác nhau, giống nhau về hình dáng bên ngoài của các em.

- HS tham gia trò chơi

- HS làm việc theo nhóm đôi.

+ HS chú ý lắng nghe.

- HS trình bày.

- HS đánh dấu x vào những đặc điểm khác nhau của em và bạn mình để giúp HS nhận ra sự khác nhau, giống nhau về hình dáng bên ngoài của các em.

10p

4. Mở rộng

- GV hướng dẫn HS thử làm MC nhí và đi phỏng vấn các bạn trong lớp về việc thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

- GV gợi ý cho những HS còn lại trong lớp trả lời phỏng vấn về những việc bản thân thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn.

- HS thử làm MC.

- HS trình bày.

3p

5. Đánh giá

GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá.

- HS thực hiện.

1p

* Kết nối:

- GV cho HS xem một đoạn clip ngắn về phim Doraemon và yêu cầu HS về nhà tìm hiểu xem bạn Nobita và Doraemon có sở thích gì?

- HS lắng nghe nhiệm vụ

TUẦN 2: SỞ THÍCH CỦA EM VÀ CỦA BẠN

A. SINH HOẠT DƯỚI CỜ

B. SINH HOẠT CHỦ ĐỀ

I. Mục tiêu:

1. Năng lực:

- Nêu được sở thích của mình và biết được sở thích của bạn.

- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.

- Bước đầu biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.

2. Phẩm chất:

- Thể hiện sự yêu quý bản thân và tôn trọng bạn bè.

- Trung thực trong tự đánh giá bản thân và đánh giá bạn bè.

II. Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Hình ảnh, máy chiếu, bông hoa, rổ đựng bông hoa.

2. Học sinh:

- Sách giáo khoa

- Bút chì

- Bộ thẻ cảm xúc.

III. Hoạt động dạy học:

Thời gianBướcHoạt động của GVHoạt động của HS

3p

1. Khởi động

- GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật để giới thiệu về một số sở thích của học sinh.

- HS tham gia trò chơi

9p

2. Khám phá

+ GV thiết kế slide có bức tranh trong SGK thể hiện 8 nhóm sở thích.

+ GV yêu cầu HS đánh dấu x vào sở thích của mình ứng với tranh trong SGK.

+ GV kết hợp mời một vài HS lên bảng chọn trực tiếp sở thích.

+ GV đưa ra thêm một vài hình ảnh, clip để giới thiệu thêm một vài sở thích khác.

+ HS quan sát tranh

+ HS đánh dấu x vào sở thích của mình ứng với tranh trong SGK.

+ HS lên bảng trả lời.

+ HS chú ý quan sát.

10p

3. Luyện tập

- GV hướng dẫn HS thảo luận chia sẻ sở thích của mình trong nhóm 4.

- GV mời một số HS trình bày sở thích cá nhân và giới thiệu sở thích của một vài bạn trong nhóm.

- HS thảo luận nhóm 4.

+ HS trình bày.

10p

4. Mở rộng

- GV yêu cầu HS chọn một bông hoa mà thích trong rổ và tạo thành nhóm mới theo màu bông hoa đã chọn.

- GV đặt câu hỏi: Em thấy ấn tượng nhất với sở thích của bạn nào trong nhóm.

- GV mời HS được bạn chia sẻ nêu cảm xúc của mình.

- HS chọn một bông hoa mà thích trong rổ và di chuyển qua nhóm mới.

- HS trình bày.

- HS trình bày.

3p

5. Đánh giá

GV hướng dẫn từng nội dung của phần tự đánh giá để học sinh làm quen với việc đánh giá.

1p

* Kết nối:

- GV yêu cầu HS tự quan sát mình trong gương.

- HS lắng nghe nhiệm vụ

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

BÀI 1: GIA ĐÌNH CỦA EM (sách học sinh, trang 7, 8)

I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh:

1. Yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng:

- MT1: - Các em có thể kể tên các thành viên trong gia đình mình.

- MT2: - Các em thể hiện được tình cảm với thành viên trong gia đình.

2. Phẩm chất, năng lực:

2.1. Phẩm chất:

- Nhân ái:Biết yêu thương mọi người trong gia đình mình.

- Chăm chỉ:Tích cực tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Trung thực: Ghi nhận kết quả việc làm của mình một cách trung thực.

- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong gia đình.

2.2. Năng lực:

- Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, tham gia vào các hoạt động.

- Giao tiếp và hợp tác: Có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:Biết thu nhận thông tin từ tình huống, nhận ra những vấn đề đơn giản và giải quyết được vấn đề.

3. Năng lực đặc thù:

- Nhận thức khoa học:Biết được mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Vận dụng được kiến thức, kỹ năng đã học: Biết gọi tên các thành viên trong gia đình và tình cảm trong gia đình.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Màn hình chiếu, bài giảng điện tử, bài hát “Ba ngọn nến lung linh” sáng tác Ngọc Lễ.Tranh ảnh minh họa, video về gia đình.Bảng mặt cười mặt mếu.

Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; tranh ảnh gia đình mình.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC DẠY HỌC:

Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, vấn đáp, giải quyết vấn đề, trò chơi.

Hình thức dạy học: Sách TNXH, vở bài tập TNXH . Cá nhân, nhóm, lớp.

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (3 phút):

* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi trước khi bắt đầu vào tiết học. Tạo tình huống dẫn vào bài mới

* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.

* Cách tiến hành:

- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Xin chào”.

- Giáo viên phổ biến luật chơi:Nếu Gv chỉ tay vào mình các em sẽ nói “ Chào cô”, nếu cô giơ tay sang bên thì các em sẽ quay sang bạn mình và nói “ Chào bạn”.

- Gv làm động tác cho Hs chơi trò chơi.

- Gv nhận xét:Cô thấy các em chơi rất tốt, cô tuyên dương cả lớp.

- Nãy giờ cô cho các em chào hỏi bạn mình nhưng các em chỉ dùng từ Chào bạn vì đa số các em chưa biết được tên của các bạn trong lớp mình. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem bạn bên cạnh tên gì và bạn thích điều gì các em nhé.

- Gv ghi tựa bài.

- Học sinh tham gia trò chơi

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ BẢN THÂN (6 phút):

* Mục tiêu: Tạo tình huống cho Hs tự giới thiệu tên và sở thích của bản thân một cách đơn giản.

-Tạo tình huống dẫn vào bài.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Đàm thoại,thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- GV cho Hs thảo luận nhóm đôi để giới thiệu tên và sở thích của bản thân.

- Gọi ngẫu nhiên một số cặp đôi lên giới thiệu lại.

- Gv nhận xét, giáo dục Hs hãy mở rộng tình bạn của mình bằng việc tự làm quen , giới thiệu và tìm hiểu về sở thích các bạn còn lại trong lớp vào những giờ ra chơi.

Bây giờ cô sẽ giới thiệu cho các em 2 người bạn nữa sẽ cùng đồng hành với chúng ta trong suốt môn học TNXH . Đó là Bạn An và bạn Nam.

- Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận

3. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI: (8 phút)

* Mục tiêu :

- Giúp Hs nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn An.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm đôi.

* Cách tiến hành:

- Gv giới thiệu tranh gia đình An SGK/8

- Gv yêu cầu Hs thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau :

+ Gia đình bạn An gồm những ai ? Chỉ và gọi tên từng người trong hình.

+ Mọi người trong gia đình đang làm gì ?

+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào?

- Gv nhận xét, tuyên dương.

- Gv chốt ý:Qua hình vẽ, có 4 người đó là bố, mẹ, chị gái và An. Mọi người đang chúc mừng sinh nhật An rất vui vẻ. Cô gọi đây là một GIA ĐÌNH và những người này là những thành viên trong gia đình bạn An.

Học sinh chia nhóm đôi ( hai bạn một nhóm ) thảo luận

- Hs thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp:

+ Gia đình bạn An gồm có ba, mẹ, An và chị gái.

+ Gia đình bạn An đang tổ chức sinh nhật cho An.

+ Vui vẻ/ Hạnh phúc/ Ấm cúng/….

- Các hs khác nhận xét và đóng góp ý kiến .

Nghỉ giữa tiết

4 . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8 phút):

* Mục tiêu:

- Giúp Hs tự nhận ra được các thành viên trong gia đình của bạn Nam.

- Nhận ra điểm giống và khác nhau trong các gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:Trực quan, đàm thoại, thảo luận nhóm 4

* Cách tiến hành:

- Trước khi xem hình gia đình bạn Nam, Gv cho Hs điểm số từ 1 đến 4.

- Gv chia Hs theo nhóm 4 và giới thiệu tranh gia đình Nam SGK/9

- Gv yêu cầu hs trả lời phần câu hỏi vừa thảo luận . Lần lượt với các câu hỏi sau:

+ Chỉ và gọi tên từng người trong hình.

+ Mọi người trong gia đình đang làm gì ?

+ Theo em thì mọi người trong gia đình cảm thấy như thế nào ?

+ Gia đình bạn Nam có gì giống và khác với gia đình bạn An ?

- Gv nhận xét.

- Gv chốt ý:Gia đình bạn Nam có ông , bà , mẹ và bạn Nam. Những Người này cô gọi là những thành viên trong gia đình bạn Nam. Gia đình Nam thì đang làm vườn nhưng mọi người đều rất vui vẻ, hạnh phúc.

5. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (8 phút) :

* Mục tiêu:

- Hs nêu ra được các thành viên trong gia đình mình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:PP vấn đáp, trò chơi phỏng vấn .

* Cách tiến hành:

- Gv hỏi:Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì cô gọi là gì ?

Gv yêu cầu Hs nói cho các bạn trong nhóm nghe về gia đình mình trong vòng 2-3 phút.

- Gv cho Hs chơi trò chơi quay số ngẫu nhiên và yêu cầu hs đó trả lời phỏng vấn của cô .

+ Giới thiệu về bản thân của mình nhé.

+ Gia đình em gồm những ai ?

- Gv thực hiện lại với một số bạn.

- Gv nhận xét , tuyên dương.

- Gv hỏi:Khi đi chơi xa hoặc mỗi ngày khi đi học về thì các em sẽ cảm thấy như thế nào ?

- Hs đọc số 1,2,3,4 tiếp tục 1,2,3,4….cho hết cả lớp.

- Hs nghe khẩu lệnh chia nhóm 4 ( một nhóm 4 bạn ) thảo luận.

Mỗi nhóm đại diện lên trình bày chỉ vào bức tranh và gọi tên từng người trong hình.

+ Gia đình bạn Nam có ông, bà, mẹ và bạn Nam.

+ Mọi người trong gia đình đang trồng cây , tưới cây, chăm sóc cây.

+ Theo em mọi người trong gia đình rất vui vẻ.

+ Gia đình bạn An giống bạn Nam là đều có 4 thành viên trong gia đình. Khác nhau là mỗi gia đình có cách sinh hoạt gia đình riêng

- Hs nhận xét, đóng góp ý kiến.

- Hs trả lời Những người sống và sinh hoạt trong cùng một nhà thì em gọi đó là Gia đình .

- Hs thảo luận trong 3 phút. Kể về gia đình mình

- Thực hiện trò chơi quay số , phỏng vấn

- Hs trả lời phỏng vấn.

Ví dụ:

+ Gia đình em sống rất vui vẻ, hạnh phúc .

+ Gia đình em gồm có ba, mẹ , chị em, em ….

- Hs nhận xét , đóng góp ý kiến .

- Hs trả lời theo cảm giác của mình .

- Gv chốt ý:Bất kì ai trong chúng ta cũng có gia đình. Gia đình có thể có nhiều người như ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em nhưng cũng có những gia đình chỉ có ba, mẹ và mình . Gia đình là mái ấm của mỗi người, là nơi mọi người yêu thương, quan tâm và chăm sóc nhau.

6. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ - DẶN DÒ: (2 phút):

*Mục tiêu:

- Nhấn mạnh cho học sinh thấy gia đình là một mái ấm, biết quan tâm , chia sẻ những người trong gia đình.

* Phương pháp, hình thức tổ chức:trực quan, quan sát,thu thập tranh ảnh gia đình mình.

* Cách tiến hành:

Gv có thể cho Hs trang trí ảnh chụp gia đình mình, Gv chuẩn bị giấy A3 cho hs dán vào để giới thiệu sản phẩm gia đình mình.

- Các em hãy về nhà và quan sát xem những thành viên trong gia đình của mình thường sẽ đối xử với nhau như thế nào, quan tâm, chăm sóc nhau như tế nào!

- Cô muốn nghe phần trình bày của các em vào tiết học Gia đình của em ( tiết 2).

- Dặn dò:Chuẩn bị bài cho tiết học sau.

Giáo án môn Mỹ thuật lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

Giáo án môn Đạo Đức lớp 1 Chân Trời Sáng Tạo

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án sách Chân trời sáng tạo

    Xem thêm