Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 37: Thực hành phân tích về tình hình phát triển của ngành thủy sản ở đồng vằng sông Cửu Long

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 37: Thực hành phân tích về tình hình phát triển của ngành thủy sản ở đồng vằng sông Cửu Long được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp)

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 30: Thực hành so sánh sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Tây Bắc Bộ với Tây Nguyên

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 40: Thực hành đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và ngành công nghiệp dầu khí

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

  • Hs cần hiểu được đầy đủ hơn ngoài thể mạnh lương thực, vùng còn thế mạnh về thuỷ sản.
  • Biết phân tích tình hình phát triển ngành thuỷ sản, hải sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

2. Kĩ năng:

  • Củng cố và phát triển kĩ năng xử lí số liệu thống kê và phân tích biểu đồ
  • Xác lập mối quan hệ giữa các điều kiện với phát triển sản xuất của ngành thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long.

3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long
  • Bản đồ nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam

2. Học sinh: Sách giáo khoa, thước kẻ, bút chì, bút mực…

III. Tổ chức hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ:

  • Tình hình phát triển kinh tế ở vùng đồng bằng sông Cửu Long như thế nào so với các vùng đã học?
  • Cho biết những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long.

2. Bài mới:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long không chỉ có thế mạnh về lương thực mà vùng còn có thế mạnh khác nữa. Vậy đó là thế mạnh nào?

Hoạt độngcủa thầy và trò

Kiến thức cơ bản

+ Hoạt động 1: Bài tập 1- 20 phút

- HS đọc yêu cầu bài tập – nhận xét bảng số liệu

- Nhận xét về sản lượng thủy sản ở hai đồng bằng

- Cách tính tỉ lệ % của các sản lượng dựa vào bảng 37.1- lập bảng số liệu

- Hs chọn biểu đồ phù hợp – vẽ biểu đồ hình cột .

- Hs khá lên vẽ biểu đồ cả lớp tự vẽ và đối chiếu với nhau,nhận xét

- Hs dựa vào biểu đồ đã vẽ nhận xét

Hoạt động 2: Bài tập 2- 15 phút

- Hoạt động nhóm 6 nhóm – 3 phút

- Căn cứ vào biểu đồ đã vẽ và bài học 35,36 cho biết

- Nhóm1- 2: làm ý a sgk tr 134

- Nhóm 3-4: làm ý b sgk tr 134

- Nhóm 5-6: là ý c sgk tr 134

- Các nhóm báo cáo kết quả

- Các cá nhân góp ý kiến bổ sung

- Gv: chuẩn xác kiến thức ghi bảng

Cần nhấn mạnh: Có diện tích vùng nước rộng lớn đặc biệt là trên bán đảo Cà Mau. Do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn nên người dân sẵn sàng đầu tư, tiếp thu khoa học kĩ thuật công nghệ mới.

Bài tập 1:

- Lập bảng: Sản lượng thuỷ sản ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 (cả nước bằng 100%.)

Sản lượng

ĐB sông

Cửu Long

ĐB Sông Hồng

Cả nước

Cá biển khai thác

41.5%

4.6%

100%

Cá nuôi

58.3%

22.8%

100%

Tôm nuôi

76.7%

3.9%

100%

Nhận xét:

-Tỉ trọng sản lượng cá biển cá nuôi, tôm nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vượt xa đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước với tỉ trọng sản lượng các ngành rất cao.

- Các sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi tỉ trọng sản lượng 76,7%.

Bài tập 2

a. Các thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản ở vùng đồng bằng sông Cửu Long

-Về điều kiện tự nhiên

+Có diện tích vùng nước trên cạn(đồng ruộng, kênh rạch, hệ thống sông Cửu Long…) và trên biển rộng lớn, bờ biển dài nông rộng có bãi tôm bãi cá.

+Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm ....

+ Có diện tích rừng ngập mặn rộng lớn ...

+ Có nguồn cá tôm dồi dào (nước mặn, nước lợ, nước ngọt)

- Nguồn lao động:

+ Có kinh nghiệm và tay nghề đánh bắt thuỷ hải sản đông đảo.

+ Người dân thích ứng linh hoạt với nền KT thị trường năng động và nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh

+ Có một bộ phận làm nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ hải sản

- Vùng có nhiều cơ sở chế biến thuỷ hải sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu

- Sản phẩn thuỷ hải sản của vùng có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Trong nước, trong khu vực, nhật Bản, Bắc Mĩ, EU

b. Thế mạnh của nghề nuôi tôm xuất khẩu

Về điều kiện tự nhiên

Nguồn lao động

Cơ sở chế biến

Thị trường tiêu thụ

=> trình bày tại mục a

c. Khó khăn:

- Việc đầu tư cho đánh bắt xa bờ...

- Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao chưa được đầu ntư nhiều.

- Chủ động nguồn giống an toàn, năng suất cao, chất lượng tốt, chủ động thị trường, chủ động tránh né các hàng rào cản của các nước nhập khẩu các sản phẩm (hàng rào thuế quan)

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Củng cố:

  • Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nào để khai thác thủy sản?
  • Vấn đề khai thác ,sử dụng như thế nào?

Dặn dò:

  • Hoàn chỉnh bài thực hành
  • Chuẩn bị ôn lại những kiến thức đã học từ bài 31-37 xem lại các bài tập sgk.
  • Tiết sau ôn tập
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm