Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 30: Thực hành so sánh sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Tây Bắc Bộ với Tây Nguyên

Giáo án điện tử môn Địa lớp 9

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 30: Thực hành so sánh sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Tây Bắc Bộ với Tây Nguyên được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 27: Thực hành kinh tế biển của Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp)

Giáo án Địa lý lớp 9 bài 37: Thực hành phân tích về tình hình phát triển của ngành thủy sản ở đồng vằng sông Cửu Long

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Biết phân tích sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng:Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi,khó khăn và giải pháp phát triển bền vững.

2. Kĩ năng:

  • Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê.
  • Có kĩ năng viết và trình bày văn bản trước lớp

Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

1. Giáo viên:

  • Bản đồ tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam
  • Một số tranh ảnh vùng

2. Học sinh: Sách giáo khoa.

III. Tổ chức hoạt động dạy và học

1. Kiểm tra bài cũ:

  • Điều kiện tự nhiên của Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế – xã hội?
  • Vùng Tây Nguyên cà phê trồng nhiều nhất ở tỉnh nào?

2. Bài mới:

Giáo viên giới thiệu yêu cầu bài thực hành.

Hoạt động của thầy và trò

Kiến thức cơ bản

Hoạt động 1: Bài tập 1

- Đọc bảng số liệu 30.1. Nêu tổng diện tích và một số cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng.

- Cho biết cây công nghiệp lâu năm nào được trồng ở cả hai vùng?

- Thảo luận 4 nhóm – 4 phút

- Nhóm 1,2,: Cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng được ở Tây Nguyên, không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vì sao chỉ phát triển ở vùng đó?

- Nhóm 3, 4: Cây công nghiệp nào chỉ trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ mà không trồng được ở Tây Nguyên? Vì sao chỉ phát triển ở vùng đó?

- Tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm vùng nào chiếm nhiều so với cả nước?

- Sản lượng và diện tích cà phê ở Tây Nguyên so với Trung du và miền núi Bắc Bộ?

- Diện tích và sản lượng chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Tây Nguyên?

- Vì sao diện tích và sản lượng của chè, cà phê giữa hai vùng có sự khác biệt đó?

- Hoạt động 2: Bài tập 2

- Chia lớp thành 6 nhóm.

+ Nhóm 1,2,3: Cây chè

+ Nhóm 4, 5, 6: Cây cà phê

-Giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh thái của cây chè, cây cà phê yêu cầu học sinh viết đoạn văn tổng hợp tình hình sản xuất, phân bố tiêu thụ sản phẩm một trong hai loại cây.

- Kết luận.

- Tây Nguyên và Trung du, miền núi Bắc Bộ có đặc điểm riêng về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng và sự đa dạng sinh học.

- Cả hai vùng đều phát triển cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao. Điều đó chứng minh rằng: Sự thống nhất trong đa dạng thiên nhiên của đất nước và tiềm năng phát triển kinh tế hai vùng rất lớn.

Bài tập 1 :

- Cây công nghiệp lâu năm trồng được ở cả hai vùng: cà phê, chè.

- Cây công nghiệp lâu năm trồng được ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: cao su, hồ tiêu, điều.

- Sản lượng và diện tích cà phê ở Tây Nguyên nhiều hơn so với Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Sản lượng và diện tích chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ nhiều hơn so với Tây Nguyên.

Bài tập 2:

- Viết báo cáo ngắn gọn.

- Cà phê: Không chịu sương muối, cần có lượng mưa 1500 – 2000 mm. Độ ẩm không khí 78 – 80%, không chịu được gió mạnh. Đặc biệt thích hợp là đất đỏ badan , có tầng canh tác trên 70cm, tơi xốp, thoát nước. Tây Nguyên có đầy đủ khả năng phát triển cây cà phê theo vùng chuyên canh lớn. Cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng thơm ngon trên thị trường trong và ngoài nước. Việt Nam (2003) đứng thứ hai trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu cà phê (sau Braxin)

- Chè: Cây thích hợp với nhiệt độ ôn ḥa (150C – 200C) chịu được lạnh dưới 100C, lượng mưa 1500 – 2000mm. Độ cao thích hợp 500 – 1000m. Khoảng 90% chè nước ta phân bố từ Nghệ An trở ra. Chè phát triển tốt, cho phẩm chất cao ở các tỉnh phía Bắc vĩ tuyến 18. Chè nổi tiếng thơm ngon là chè Tân Cương (Thái Nguyên), chè suối Giàng (Yên Bái), chè San (Hà Giang)

- Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta là: Nhật, CHLB Đức.

- Chè của nước ta đă được công nhận thương hiệu chè Việt, xuất sang nhiều nước EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc…

IV. Củng cố - hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:

Dặn dò:

  • Nêu đặc điểm thích nghi và phân bố cây chè và cây cà phê ở nước ta.
  • Hoàn thành hai bài tập vào vở.

Dặn dò:

  • Ôn lại bài 17 đến bài 30
  • Tiết sau ôn tập nội dung từ bài 17 đến bài 30.
  • Trả lời hệ thống câu hỏi tiết 35 (chuẩn bị trước)
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Địa lý lớp 9

    Xem thêm