Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án GDCD 8 Cánh diều bài 4

Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 4 Cánh diều

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án GDCD 8 bài 4: Bảo vệ lẽ phải sách Cánh diều. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 4:

BẢO VỆ LẼ PHẢI

Môn học: GDCD; lớp: 8 – Cánh diều

Thời gian thực hiện: 2 tiết

I. MỤC TIÊU.

1. Về kiến thức.

- HS hiểu được thế nào là lẽ phải, giải thích được một cách đơn giản về sự cần thiết, ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.

- Phân biệt được những hành vi bảo vệ lẽ phải và những hành vi không bảo vệ lẽ phải.

- Thực hiện được việc bảo vệ lẽ phải bằng những lời nói và hành động cụ thể, phù hợp với lứa tuổi. Lên án những hành vi không biết bảo vệ lẽ phải.

2. Về năng lực:

Học sinh được phát triển các năng lực:

-Tự chủ và tự học: Tự giác học tập, rèn luyện, quan sát cuộc sống để nhận biết được đâu là lẽ phải.

- Điều chỉnh hành vi: Có những việc làm cụ thể, phù hợp để bảo vệ lẽ phải, biết lên án những hành vi sai trái, không hợp với lẽ phải.

- Phát triển bản thân: Tích cực học tập và rèn luyện đạo đức, hướng đến những điều tốt đẹp, phù hợp với lẽ phải để nâng cao giá trị bản thân.

- Tư duy phê phán: Đánh giá, phê phán được những hành vi sai trái, đi ngược lại với lẽ phải.

3. Về phẩm chất:

- Chăm chỉ: HS có ý thức vận dụng bài học vào các tình huống, hoàn cảnh thực tế đời sống của bản thân, học tập, rèn luyện đạo đức theo chuẩn mực xã hội.

- Yêu nước: Biết bảo vệ lẽ phải để xây dựng một xã hội công bằng, văn minh.

- Trách nhiệm: Sống có trách nhiệm với bản thân và mọi người, không a dua theo cái xấu, trái với lẽ phải.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 8, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú học tập của học sinh với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết được thế nào là lẽ phải? Sự cần thiết của việc bảo vệ lẽ phải? Giải thích được một cách đơn giản ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải.

b. Nội dung:

* Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp,công bằng,văn minh. Để đạt được điều đó chúng ta cần tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc trả lời câu hỏi tình huống trong sgk.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Em hãy kể tên những việc làm đúng, làm sai của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học. Theo em với những việc làm đúng, làm sai

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. đó chúng ta cần có thái độ như thế nào?

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh trình bày câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

* Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học.

- Một số việc làm đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học:

+ Đi học đầy đủ, đúng giờ. Nghỉ học phải xin phép.

+ Không nói tục, chửi bậy và thực hiện các hành vi bạo lực học đường.

+ Trước khi đến lớp học: phải học và làm bài đầy đủ; có đầy đủ đồ dùng và phương tiện học tập.

+ Ngồi trong lớp học: Trật tự,chú ý nghe giảng, có ý thức tham gia xây dựng bài; không được phép ra ngoài khi chưa có sự đồng ý của giáo viên.

- Một số việc chưa đúng của học sinh trong việc thực hiện nội quy trường học:

+ Đi học muộn; tự ý nghỉ học mà không có lý do.

+ Nói tục, chửi bậy và thực hiện các hành vi bạo lực học đường.

+ Không học bài và làm bài tập trước khi đến lớp.

*Thái độ của HS:

Đối với những việc làm đúng chúng ta cần khuyến khích, cổ vũ và học tập theo. Trước những việc làm sai, chúng ta cần: nghiêm túc nhắc nhở, phê bình, góp ý sửa chữa.

*GV: Như vậy việc bảo vệ lẽ phải là việc làm cần thiết trong cuộc sống của con người. Vậy như thế nào là bảo vệ lẽ phải? Sự cần thiết của nó đối với đời sống và việc bảo vệ lẽ phải đem đến ý nghĩa gì trong cuộc sống của con người. Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay: Bảo vệ lẽ phải.

I.KHỞI ĐỘNG:

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

a. Mục tiêu:

- Nêu được khái niệm lẽ phải là gì?

- Lý giải được vì sao cần phải bảo vệ lẽ phải?

- Ý nghĩa của việc bảo vệ lẽ phải

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho hs quan sát tranh, đọc câu chuyện: “Chu Văn An và thất trảm sớ” (sgk)

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi trong sgk.

c. Sản phẩm: câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Nhiệm vụ 1: Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Theo dõi các hình ảnh trong sgk; đọc truyện “Chu Văn An và thất trảm sớ”

a) Em hãy chỉ rõ hành động, việc làm, lời nói thể hiện việc bảo vệ lẽ phải của các nhân vật trong mỗi hình ảnh trên.

b) Em hãy cho biết tại sao thầy giáo Chu Văn An lại dâng "Thất trảm sở"? Theo em, việc làm đó có phải là bảo vệ lẽ phải không?

c) Em hiểu lẽ phải là gì? Thế nào là bảo vệ lẽ phải? Vì sao chúng ta cần bảo vệ lẽ phải?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành bốn nhóm, viết vào 3 phiếu học tập, tương ứng với ba câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận:

- Các nhóm trình bày sản phẩm. Học sinh cử đại diện nhóm lần lượt trình bày các câu trả lời của nhóm mình.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhóm của bạn.

a. Hai hình ảnh trong sgk

- Ở hình một: hình ảnh các bạn học sinh đi học bằng xe máy điện, làm nhiệm vụ tuyên truyền về an toàn giao thông đường bộ. Các bạn đã tuân thủ quy định về luật giao thông đường bộ là: đi về phía bên phải; đội mũ bảo hiểm đầy đủ.

-> Tác dụng: Đem đến sự an toàn cho bản thân và cho những người cùng tham gia

giao thông trên đường.

- Ở hình 2: bạn hs nam đã khuyên bạn nữ đến cơ quan chức năng để khai báo về

vụ tai nạn giao thông mình đã chứng kiến, thể hiện bạn nam là người có trách

nhiệm, có ý thức bảo vệ lẽ phải. Còn bạn nữ thì thờ ơ , vô trách nhiệm đối với

những sự việc mà mình đã chứng kiến; không biết tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

-> Như vậy sẽ làm mất thời gian của cơ quan chức năng, ảnh hưởng đến

quyền lợi của những người thực hiện đúng quy định về an toàn giao thông và

ngược lại...

*GV phân tích thêm lí do vì sao hiện nay có một số người tìm cách lảng tránh sự

thật: là vì họ sợ bị liên đới, bị quy tội...

b. Thầy giáo Chu Văn An dâng “Thất trảm sớ” nhằm tố cáo tội ác hại dân, hại nước của những tên quan nịnh thần; mong muốn vua Trần Dụ Tông xử tội những tên gian thần này.

- Việc làm của thầy giáo Chu Văn An là một biểu hiện của sự tôn trọng và bảo vệ lẽ phải.

1. Sự cần thiết phải bảo vệ lẽ phải

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 4

Trên đây là Giáo án GDCD 8 Cánh diều bài 4 Bảo vệ lẽ phải. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm