Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án GDCD 8 Cánh diều bài 6

Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 6 Cánh diều

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án GDCD 8 bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình sách Cánh diều. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 6:

PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

I. MỤC TIÊU:

1. Về năng lực:

- Năng lực điều chỉnh hành vi: thực hiện và đánh giá được những hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc có ý thức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống, bạo lực gia đình.

- Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng chống, bạo lực gia đình.Nhận thức được tác hại của hành vy bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội

2. Về phẩm chất:

* Nhân ái: Có tinh yêu thương đối với người trong gia đình nói riêng và với mọi người xung quanh nói chung.

* Trách nhiệm: Chấp hành tốt các quy định của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, phiếu bài tập.

2. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Giáo dục công dân 8, tư liệu báo chí, các điều luật liên quan đến bài học.

Video trên Youtobe: https://www.youtube.com/watch?v=mpDzkQ3YcsI&t=28s

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tiết

Nội dung

Phương pháp/kĩ thuật

Hình thức/Công cụ KTĐG

* Hoạt động 1: Mở đầu

- Vấn đáp, giải quyết vấn đề

- Câu hỏi

* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

- vấn đáp, động não…

- Thảo luận nhóm…

- Phiếu học tập.

- Bảng đánh giá đồng đẳng giữa các nhóm.

* Hoạt động 3: Luyện tập

- Thảo luận nhóm.

- Bảng kiểm.

* Hoạt động 4: Vận dụng

- Vấn đáp, giải quyết vấn đề.

- Sản phẩm của học sinh.

1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh nhận biết về một số khẩu hiệu, mục tiêu của nhà trường và giáo dục.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Bạo lực gia đình đang là thực trạng đáng buồn xảy ra trong các nha trường hiện nay.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc xem một đoạn phóng sự về bạo lực gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh nhận thức được các hình thức và tác hại bạo lực gia đình

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò

Nội dung cần đạt

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua xem một đoạn phóng sự về vụ việc bạo lực gia đình và trả lời câu hỏi:

v Em có suy nghĩ gì sau khi xem đoạn video đó?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên: hướng dẫn học sinh trả lòi câu hỏi, gợi ý nếu cần.

- Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Bạo lực gia đình đang là vấn đề báo động hiện nay, không chỉ vi phạm đạo đức mà còn vi phạm kỉ luật, thậm chí là vi phạm pháp luật nó để lại những hậu quả nghiêm trọng cả với nạn nhân và người gây ra bạo lực. Vì vậy chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay để tìm hiểu bạo lực gia đình là gì, những biểu hiện của nó, nguyên nhân do đâu và gây ra những hậu quả gì!

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu nội dung: Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện bạo lực gia đình.

- GV giao nhiệm vụ cho đọc thông tin, tình huống.

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Pháp luật nước ta quy định bạo lực gia đình là ntn, biểu hiện của bạo lực gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số hình thức bạo lực gia đình và tác hại của bạo lực gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi.

Gv yêu cầu học sinh đọc thông tin, tình huống

Gv chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi (2 phút) và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những hành vi bạo lực gia đình được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên?

Câu 2: Ngoài những hành vi trên, em còn biết hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực gia đình nào khác?

Câu 3: Em hãy cho biết các biểu hiện của bạo lực gia đình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Học sinh hình thành kĩ năng khai thác thông tin trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh cử đại diện lần lượt trình bày các câu trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

I. Khám phá

1. Các hình thức và tác hại của bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Các hình thức

- Các hành vi bạo lực thể chất: hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

- Các hành vi bạo lực tinh thần: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hanh vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

- Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

- Các hành vi bạo lực trực tuyến: nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác; ...

b. Tác hại

- Bạo lực gia đình gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thể xác và tinh thần đối với phụ nữ và tất cả các thành viên khác trong gia đình

- Bạo lực gia đình chống lại phụ nữ tác động tiêu cực đến lực lượng lao động và do đó cũng tác động đến các hoạt động kinh tế của nạn nhân bạo hành.

- Bạo lực gia đình đã chất thêm gánh nặng cho hệ thống giáo dục.

- Bạo lực gia đình còn chất thêm gánh năng lên vai các cơ quan tư pháp

2. Hoạt động 2: Khám phá (Hình thành kiến thức mới)

Nhiệm vụ 2: Một số quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình.

a. Mục tiêu:

Nắm được một số quy định pháp luật về phòng chống bạ lực gia đình

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho đọc tình huống

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh: tìm được các nguyên nhân và hậu quả của bạo lực gia đình.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS đọc tình huống và trả lời câu hỏi thông qua thảo luận nhóm bàn (2 phút)

* Câu hỏi thảo luận nhóm bàn:

1. Theo em, những hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình?

2. Em hãy nêu một số quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Học sinh làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.

- Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

GV:

- Yêu cầu đại diện HS lên trình bày.

- Hướng dẫn HS cách trình bày (nếu cần).

HS:

- Trình bày kết quả làm việc nhóm

- Nhận xét và bổ sung cho nhóm bạn và đặt câu hỏi phản biện cho nhóm bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

-Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

Giáo viên: để phòng chống bạo lực gia đình chúng ta cần thực hiện tốt những biện pháp phòng ngừa tốt sẽ làm giảm những mâu thuẫn không đáng có, từ đó làm giảm tình trạng bạo lực gia đình để mỗi ngày đối với mỗi người thật sự ý nghĩa.

2. Một số quy định pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình

a) Các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong hai trường hợp trên:

Trường hợp 1: Vi phạm mục b khoản 1 điều 3; khoản 2 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022);

Trường hợp 2: Vi phạm mục a khoản 1 điều 3; khoản 4 điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 (sửa đổi, bổ sung năm 2022);

b) Các quy định khác của pháp luật Việt Nam về phòng chống bạo lực gia đình:

Người có hành vi bạo lực gia đình là người đã gây ra những tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại cho thành viên khác trong gia đình. Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình quy định rõ nghĩa vụ của họ, bao gồm:

1. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực.

2. Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

3. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

4. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 6

Trên đây là Giáo án GDCD 8 Cánh diều bài 6 Phòng, chống bạo lực gia đình. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm