Giáo án GDCD 8 Cánh diều bài 9

Giáo án Giáo dục công dân 8 bài 9 Cánh diều

VnDoc gửi tới các bạn Giáo án GDCD 8 bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại sách Cánh diều. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Giáo dục công dân được biên soạn chi tiết, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về tham khảo chi tiết.

BÀI 9: PHÒNG NGỪA TAI NẠN VŨ KHÍ, CHÁY, NỔ VÀ CÁC CHẤT ĐỘC HẠI

Môn: GDCD Lớp 8. Bộ sách CÁNH DIỀU

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kể tên được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại; nhận diện được một số nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Trình bày được hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhận biết được trách nhiệm của công dân trong việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Thực hiện được việc phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Nhắc nhở, tuyên truyền người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

2. Năng lực

- Năng lực điều chỉnh hành vi: Nhận biết được những kỹ năng cơ bản, phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

- Năng lực phát triển bản thân: Trang bị cho bản thân những kỹ năng cơ bản như để nhận biết hậu quả của tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại, từ đó có biện pháp phòng ngừa phù hợp.

- Năng lực tự chủ và tự học: Vận dụng được một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng cơ bản đã học hoặc kinh nghiệm đã có để giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và giải quyết được những tình huống phát sinh về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại trong cuộc sống hàng ngày.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Luôn có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào xử lí các tình huống phát sinh hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tìm hiểu và sẵn sàng tham gia các hoạt động tuyên truyền, nhắc nhở người thân, bạn bè chủ động phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. GV chuẩn bị: Tranh ảnh, video, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học; phiếu học tập.

2. HS chuẩn bị: SGK, vở ghi, đồ dùng học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

A. Hoạt động 1: Khởi động

a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Học sinh bước đầu nhận biết về tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào; chuẩn bị vào bài học mới.

- Nêu được một vài loại vũ khí, chất cháy, chất nổ, hoá chất độc hại và những tai nạn liên quan đến chúng.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng việc yêu cầu các học sinh trong lớp cùng nhau quan sát các hình ảnh trong SGK trang 55 và đoạn video GV cung cấp để trả lời câu hỏi sau:

Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh và video dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, quan sát các hình ảnh trong SGK trang 55 và đoạn video GV cung cấp để trả lời câu hỏi sau:

Em hãy cho biết những loại vũ khí, chất cháy, chất nổ và hoá chất độc hại trong các hình ảnh và video dưới đây có thể gây ra những tai nạn nào?

GDCD 8

GDCD 8

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiến hành quan sát tranh, theo dõi video và suy nghĩ trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

- GV mời một số học sinh đưa ra câu trả lời của mình;

- Các HS còn lại lắng nghe câu trả lời của bạn, để nhận xét, bổ sung cho bạn (nếu cần).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá thái độ làm việc của HS;

- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề: Những tai nạn có thể gây ra trong các hình ảnh và video trên là:

Hình ảnh 1: nổ bom mìn

Hình ảnh 2: cháy nhà, nổ pháo

Hình ảnh 3: rò khí ga

Hình ảnh 4: uống nhầm hoá chất

Hiện nay, nhiều vụ tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại đã xảy ra trong đời sống và gây thiệt hại nghiêm trọng cho cá nhân, gia đình và xã hội. Làm thế nào để phòng ngừa tai nạn vũ khí cháy, nổ và các chất độc hại; chúng ta cùng tìm hiểu trong nội dung bài học hôm nay: Bài 9: Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại.

B. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

1. Tìm hiểu nội dung: Một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại và nguy cơ dẫn đến tai nạn.

a. Mục tiêu:

- HS nhận biết được một số tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại thường xảy ra trong đời sống.

- HS xác định được nguy cơ dẫn đến tai nạn vũ khí, cháy, nổ và chất độc hại.

b. Nội dung:

- Nhiệm vụ 1: GV cho học sinh làm việc cá nhân, và thảo luận theo bàn, cùng nhau đọc các hộp thông tin trong sách giáo khoa để trả lời câu hỏi trong SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1.

- Nhiệm vụ 2: Liên hệ thực tiễn: Mức độ xảy ra tai nạn vũ khí, cháy, nổ, chất độc hại ở địa phương em là gì? (Không xảy ra/ Thỉnh thoảng xảy ra/ Thường xuyên xảy ra), cho ví dụ (nếu có).

- Học sinh đọc thông tin, suy nghĩ câu hỏi, thảo luận với bạn cùng bàn và đưa ra câu trả lời của mình về các câu hỏi trong SGK.

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 9

Trên đây là Giáo án GDCD 8 Cánh diều bài 9 Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô giáo tiết kiệm thời gian cũng như dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Đánh giá bài viết
1 279
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 7

    Xem thêm