Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1)

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Học sinh nắm được cộng đồng là gì và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người. Đồng thời nêu được thế nào là nhân nghĩa và biểu hiện được trưng của nhân nghĩa.

2. Về kĩ năng: Biết sống nhân nghĩa với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ: Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Học bài mới.

Giáo viên có thể bắt đầu bằng việc khẳng định: Con người chúng ta ai cũng sống, học tập và làm việc trong cộng đồng. Không ai có thể tách rời cộng đồng. Vậy cộng đồng là gi và chúng ta cần phải có trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng? Đó là nội dung của bài hôm nay...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên yêu cầu học sinh kể tên một số ví dụ về cộng đồng, từ đó giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát thành khái niệm cộng đồng.

Giáo viên giúp cho học sinh giải thích cùm từ cộng đồng.

«Cộng» là sự kết hợp, gộp lại

«Đồng» là cùng nhau, cùng nơi, cùng làm...

? Em hãy lấy ví dụ về cộng đồng mà em biết ? Con người có thể tham gia nhiều cộng đồng được không?

Ví dụ như tham gia nhiều cộng đồng như: cộng đồng gia đình; lớp học; nhà trường; dân cư...

? Theo em cộng đồng có những đặc điểm gì (hay là điểm giống và khác)?

Muốn duy trì cuộc sống của mình, con người phải lao động và liên hệ với những người khác, với cộng đồng. Không ai có thể sống bên ngoài cộng đồng và xã hội. Nên C.Mác nói Trong tính hiện thức của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội

Giáo viên nêu câu hỏi để học sinh cả lớp thảo luận.

? Cộng đồng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống của con người?

? Điều gì sẽ xảy ra nếu con người phải sống tách biệt với cộng đồng?

? Vậy chúng ta cần phải sống và ứng xử như thế nào trong cộng đồng, đặc biệt là tập thể lớp học, trường học và cộng đồng dân cư nơi cư trú?

Mỗi cộng đồng đều có chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử riêng và mỗi cá nhân sống trong đó phải có nghĩa vụ tuân thủ. Nhân nghĩa, hòa hợp, hợp tác là những chuẩn mực đạo đức quan trọng nhất mà công dân hiện nay phải có.

? Em hãy cho biết ý nghĩa của các câu tục ngữ dưới đây?

- Thương người như thể thương thân

- Lá lành đùm lá rách

? Em hãy cho biết biểu hiện của truyền thống nhân nghĩa Việt Nam?

? Vì sao nhân nghĩa lại là một yêu cầu về mặt đạo đức của người công dân trong quan hệ với cộng đồng?

? Học sinh cần làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nhân nghĩa của dân tộc?

Giáo viên hướng dẫn học sinh lấy ví dụ việc làm cụ thể, thể hiện lòng nhân nghĩa của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội.

- Lễ phép với thầy, cô giáo

- Vâng lời cha mẹ, chăm sóc cha mẹ khi ốm

- Giúp đỡ bạn trong lớp bị ốm

- Thăm nghĩa trang liệt sĩ

....

1. Cộng đồng và vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

a. Cộng đồng là gì?

- Cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có những đặc điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.

- Ví dụ: Cộng đồng dân cư, làng xã, ngôn ngữ, dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài...

- Đặc điểm của cộng đồng:

+ Giống nhau: Nguồn gốc, tiếng nói, chữ viết, đời sống, phong tục tập quán.

+ Khác nhau: Về quy mô, loại hình, tổ chức, hoạt động.

b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người.

- Chăm lo cuộc sống của cá nhân

- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển.

- Cộng đồng giải quyết hợp lý mối quan hệ lợi ích chung và riêng, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ.

- Cá nhân phát triển trong cộng đồng từ đó tạo nên sức mạnh của cộng đồng.

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

a. Nhân nghĩa.

- Nhân là lòng thương người

- Nghĩa là hợp với lẽ phải

- Như vậy: Nhân nghĩa là lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải.

- Biểu hiện:

+ Nhân ái, thương yêu, giúp đỡ nhau.

+ Nhường nhịn, đùm bọc lẫn nhau.

+ Vị tha, bao dung, độ lượng.

- Nhân nghĩa là yêu cầu về mặt đạo đức vì: Làm cho quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng thêm gần gũi, gắn bó, cuộc sống trở lên tốt đẹp và ý nghĩa hơn.

- Mỗi học sinh cần phải:

+ Kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà.

+ Quan tâm giúp đõ mọi người.

+ Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha.

+ Tích cực tham gia các hoạt động «Uống nước nhớ nguồn», «đền ơn đáp nghĩa»

+ Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc.

+ Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt điệp của dân tộc.

4. Củng cố.

  • Nhắc lại kiến thức trọng tâm của tiết học
  • Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, chuẩn bị tiết 2 của bài 13

Chia sẻ, đánh giá bài viết
7
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 10

    Xem thêm