Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 12: Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Học sinh nắm được thế nào là hòa nhập, hợp tác.
  • Nêu được các biểu hiện của hòa nhập, hợp tác

2. Về kĩ năng: Biết sống hòa nhập, hợp tác với mọi người xung quanh.

3. Về thái độ: Yêu quý gắn bó với lớp, với trường, với cộng đồng nơi ở.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
  • Bảng phụ

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy cho biết thế nào là cộng đồng? cộng đồng có vai trò gì đối với cuộc sống của con người? (có thể kiểm tra hoặc không kiểm tra)

3. Học bài mới.

Giáo viên có thể bắt đầu bằng việc khẳng định: Là con người, ai cũng sống, học tập và làm việc tromg cộng đồng nhất định. Tuy nhiên không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng. Vậy thế nào là sống hòa nhập và hợp tác? Đó là nội dung của bài hôm nay...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Như chúng ta đã biết, cộng đồng là môi trường xã hội để các cá nhân thực hiện liên kết, hợp tác với nhau, tạo nên đời sống của mình và cộng đồng. Tuy nhiên không phải ai cũng hòa nhập được với cộng đồng, xã hội. Vậy thế nào là hòa nhập, ý nghĩa của hòa nhập là gì ?

GV cho một học sinh đọc và học sinh cả lớp trao đổi hai tình huống sau (treo tình huống lên bảng) từ đó tìm hiểu thế nào là hòa nhập.

Tình huống 1: Bố Minh bị đi tù, mẹ đi lấy chồng khác, Minh ở với ông bà nội. Được sự quan tâm của thầy cô, bạn bè. Minh không mặc cảm, tự ti, sống vui vẻ, gần gũi với bạn bè, cố gắng học tập tốt, hiếu thuận với ông bà. Minh cảm thấy yêu cuộc đời, yêu mọi người hơn khi nhận được sự quan tâm ấy.

Tình huống 2: Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều nơi. Nhưng dù ở đâu Bác cũng luôn gần gũi, yêu thương mọi người. Quan tâm giúp đỡ đồng cam cộng khổ với nhân dân. Được nhân dân tin cậy và yêu mến.

- Học sinh trả lời ý kiến cá nhân

- Giáo viên liệt kê ý kiến của học sinh lên bảng

- Học sinh cả lớp trao đổi, góp ý kiến

- Giáo viên nhận xét, bổ xung, kết luận

Giáo viên giúp học nắm được kiến thức Hòa nhập bằng phương pháp đàm thoại theo các câu hỏi.

? Thế nào là sống hòa nhập?

? Khi chúng ta sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội sẽ đem lại ý nghĩa gì?

Giáo viên lưu ý: người sống không hòa nhập sẽ cảm thấy đơn độc, buồn tẻ, cuộc sống kém ý nghĩa.

? Học sinh cần phải làm gì để sống hòa nhập với cộng đồng, xã hội?

Chuyển ý: Trong cuộc sống con người cần phải biết hợp tác với nhau, vậy thế nào là hợp tác, hợp tác phải dựa trên nguyên tắc nào.

Giáo viên đưa ra một tình huống để học sinh cùng giải quyết, sau đó hỏi học sinh công việc các em vừa làm được gọi là gì ?

Tình huống: Giáo viên gọi 02 học sinh lên bảng và thực hiện trò chơi đó là một học mô tả đồ vật, học sinh còn lại đoán đồ vật đó là gì.

? Thế nào là hợp tác?

Giáo viên tổ chức cho học thảo luận nhóm, chia lớp ra làm bốn nhóm thực hiện bốn yêu cầu sau:

Nhóm 1

Theo em, hợp tác có những biểu hiện cơ bản nào?

Nhóm 2

Theo em, khi chúng ta thực hiện tốt hợp tác thì sẽ đem lại ý nghĩa gì?

Nhóm 3

Trong hợp tác chúng ta phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản nào?

Nhóm 4

Theo em, có các loại hợp tác cơ bản nào?

- Học sinh tiến hành thảo luận nhóm theo câu hỏi

- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả

- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung (nếu có)

- Giáo viên ghi ý kiến của học sinh lên bảng sau đó nhận xét, kết luận.

Từ khi ngồi trên nghế nhà trường, học sinh chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với mọi người trong các hoạt động học tập, lao động, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội.

? Vậy để thực hiện tốt tinh thần hợp tác học sinh cần phải làm gì?

2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng.

b. Hòa nhập

- Khái niệm: Sống hòa nhập là gần gũi, chan hòa, không xa lánh mọi người; không gây mâu thuẫn, bất hoàn với người khác; có ý thức tham gia các hoạt động chung của cộng đồng.

- Ý nghĩa: Sẽ có thêm niềm vui, niềm tin và sức mạnh vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

- Học sinh cần phải:

+ Tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ, vui vẻ, chan hòa với bạn, thầy cô, mọi người xung quanh.

+ Tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, vận động mọi người cùng tham gia.

c. Hợp tác

- Khái niệm: Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong một công việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung.

- Biểu hiện của hợp tác.

+ Cùng bàn bạc

+ Phối hợp nhịp nhàng

+ Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau

+ Sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ

- Ý nghĩa của hợp tác.

+ Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất

+ Đem lại chất lượng và hiệu quả công việc

+ Phẩm chất của con người mới đó là biết hợp tác

- Nguyên tắc hợp tác.

+ Tự nguyện, bình đẳng

+ Các bên cùng có lợi

- Các loại hợp tác.

+ Hợp tác song phương và đa phương

+ Hợp tác từng lĩnh vực hoặc hợp tác toàn diện

+ Hợp tác giữa các cá nhân, các nhóm, giữa các cộng đồng, dân tộc, quốc gia.

- Học sinh phải:

+ Cùng nhau bàn bạc, xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể.

+ Nghiêm túc thực hiện.

+ Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ, đóng góp sáng kiến cho nhau.

+ Đánh giá rút kinh nghiệm.

4. Cùng cố.

Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:

  • Em hiểu thế nào về quan điểm của đảng ta: «Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước»
  • Giải thích câu ca dao sau:

«Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao»

5. Dặn dò, nhắc nhở.

Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước bài 14.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 10

    Xem thêm