Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức.
Học sinh nắm được thế nào là nghĩa vụ và lương tâm
2. Về kĩ năng.
- Biết thực hiện các nghĩa vụ có liên quan đến bản thân
- Biết giữ gìn lương tâm của mình, biết phấn đấu cho hạnh của bản thân và xã hội.
3. Về thái độ.
- Coi trọng và giữ gìn lương tâm.
- Tôn trọng nhân phẩm của người khác
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Em hãy trình bày đạo đức là gì? đặc trưng của đạo đức? Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán?
3. Học bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức cần đạt |
Giáo viên sử dụng phương pháp vấn đáp, giải quyết vấn đề. Giáo viên sử ví dụ trong sách giáo khoa để giải quyết vấn đề. Cho học đọc và trao đổi hai ví dụ trong sách giáo khoa trang 68. Sói mẹ nuôi con Cha mẹ nuôi con => nhận xét hoạt động nuôi của sóii và của con người. ? Tại sao nghĩa vụ lại là đặc trưng riêng có chỉ có ở con người? ? Nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ đạo đức gì ? Giáo viên cho học sinh trao đổi ví dụ trong sách giáo khoa trang 68 ? Theo em nghĩa vụ ở đây đặt ra là gì? ? Khi lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể mâu thuẫn chúng ta cần phải làm gì? ? Xã hội phải có trách nhiệm gì đối với cá nhân? ? Cho học sinh đọc phần b, cùng trao đổi thảo luận các nghĩa vụ của người thanh niên Việt Nam hiện nay? Đối với phần 2 giáo viên sử dụng phương pháp giải quyết vấn đề, lấy dẫn chứng về lương tâm trong thực tế. Cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa trang 69 và trả lời câu hỏi. ? Cảm giác hối hận của bà A còn được gọi là gì ? nó có tác động như thế nào đến bà A? ? Theo em lương tâm tồn tại ở mấy trạng thái? ? Theo em lương tâm cắm rứt có ý nghĩa tích cực hay không? ? Cho học sinh đọc phần b sau đó cả lớp cùng trao đổi và thảo luận? ? Theo em là một học sinh trung học cần phải làm gì để có lương tâm trong sáng? | 1. Nghĩa vụ a. Nghĩa vụ là gì? - Nghĩa vụ là đặc trưng riêng có ở con người, vì chỉ ở con mới có tư duy, ý thức, ngôn ngữ. - Nghĩa vụ phản ánh mối quan hệ đạo đức đặc biệt giữa các nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. - Khái niệm nghĩa vụ: Là trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội. + Cá nhân phải biết đặt nhu cầu lợi ích xã hội lên trên. Đồng thời hi sinh lợi ích cá nhân vì lợi ích chung. + Xã hội phải có trách nhiệm đảm bảo nhu cầu lợi ích chính đáng đối với cá nhân. b. Nghĩa vụ của người thanh niên VN hiện nay. - Chăm lo rèn luyện đạo đức, chống cái ác, bảo vệ cái thiện. - Không ngừng học tập để nâng cao trình độ để đẩy mạnh sự nghiệp CNH - HĐH. - Tích cực lao động sản xuất của cải vật chất và tinh thần để thực hiện dân giầu nước mạnh. - Xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Nghĩa vụ học sinh + Rèn luyện đạo đức + Học tập + Giúp đỡ bố mẹ 2. Lương tâm. a. Lương tâm là gì? - Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. - Lương tâm tồn tại ở hai trạng thái. + Lương tâm thanh thản + Lương tâm cắn rứt. b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm. - Thường xuyên rèn luyện đạo đức theo quan điểm tiến bộ. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự giác - Bồi dưỡng tình cảm trong sáng trong quan hệ giữa người với người. - Đối với học sinh + Tự giác thực hiện nghĩa vụ học sinh + Có ý thức đạo đức, kỉ luật + Có lối sống lành mạnh + Biết quan tâm giúp đỡ người khác. |
4. Củng cố.
- Nhắc lại kiến tức trọng tâm của tiết
- Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa
5. Dặn dò nhắc nhở.
Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa và chuẩn bị tiết 2 bài 11