Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

Nêu được thế nào là đạo đức, phân biệt được sự giống nhau và khác nhau giữa đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán, hiểu được vai trò của đạo đức đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

2. Về kĩ năng.

Phân biệt được hành vi đạo đức với hành vi pháp luật và hành vi không phù hợp với phong tục tập quán.

3. Về thái độ.

Coi trọng vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy giải thích vì sao con người là mục tiêu phát triển của xã hội?

3. Học bài mới.

Giáo viên đưa ra hai tình huống để học sinh xác định đâu là hành vi đạo đức:

  • Không thờ cúng tổ tiên
  • Điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ

Vậy đạo đức là gì? hôm này thầy và các em cùng đi tìm hiểu bài 10...

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Giáo viên giúp học sinh năm được thế nào là đạo đức và nhấn mạnh ba vấn đề của của đạo đức.

? Em hãy lấy ví dụ về hành vi có đạo đức và hành vi không có đạo đức?

? Từ khái niệm đạo đức em hãy chỉ ra các đặc trưng của đạo đức?

? Theo em quy tắc, chuẩn mực đạo đức có biến đổi theo sự vận động và phát triển của xã hội không? lấy ví dụ minh họa?

Đây là một phương thức điều chỉnh hành vi cơ bản. Giáo viên cần làm cho học sinh nắm được rằng đạo đức không phải là phương thức điều chỉnh hành vi duy nhất. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau căn bản.

? Em hãy chỉ ra sự giống nhau giữa đạo đức với pháp luật, phong tục tập quán?

? Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa đạo đức với pháp luật, phong tục tập quán?

? Em hãy nêu một số phong tục, tập quán ở địa phương của em?

Giáo viên giúp học sinh nắm được đơn vị kiến thức để từ đó học sinh thấy được việc học tập, tu dưỡng đạo đức không chỉ là mục tiêu giáo dục trong nhà trường mà còn là mục tiêu của các nhân và xa hội. Để nắm được điều này giáo viên nêu ra các câu hỏi đàm thoại.

? Đạo đức có vai trò gì đối với mỗi các nhân? Ở mỗi cá nhân tài năng và đạo đức cái nào quan trọng hơn? vì sao?

(Phải phát triển hài hòa cả hai mặt nhưng phải lấy đạo đức làm gốc)

? Đạo đức có vai trò gì đối với gia đình? Theo em hạnh phúc gia đình có được nhờ có đạo đức hay tiền bạc? vì sao?

? Đạo đức có vai trò gì đối với xã hội? Hiện nay tình trạng trẻ em vị thành niên lao vào TNXH có phải do đạo đức xuống cấp? xã hội phải làm gì?

1. Quan niệm về đạo đức.

a. Đạo đức là gì?

- Khái niệm: Là hệ thống các quy tắc chuẩn mục xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng của xã hội.

- Đặc trưng.

+ Là quy tắc chuẩn mực xã hội (không phải của cá nhân)

+ Là tính tự giác

+ Phù hợp với lợi ích chân chính của con người.

- Cùng với sự phát triển của xã hội thì quy tắc, chuẩn mực đạo đức cũng thay đổi.

b. Phân biệt đạo đức với pháp luật và phong tục tập quán trong sự điều chỉnh hành vi của con người.

- Giống nhau: Đều là phương thức điều chỉnh hành vi con người.

- Khác nhau:

+ Đạo đức: Tự giác thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị xã hội lên án.

+ Pháp luật: Bắt buộc thực hiện → nếu không thực hiện sẽ bị PL cưỡng chế.

+ Phong tục tập quán: Con người phải tuân theo thói quen , tục lệ, nề nếp có từ lâu đời.

2. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội.

a. Đối với cá nhân.

- Góp phần hoàn thiện nhân cách

- Giáo dục lòng nhân ái, vị tha

- Có ý thức, năng lực và sống thiện.

b. Đối với gia đình.

- Đọa đức là nền tảng hạnh phúc của gia đình.

- Đạo đức tạo nên sự ổn định và phát triển của gia đình.

c. Đối với xã hội.

- XH sẽ phát triển bền vững nếu XH đó thực hiện đúng các quy tắc chuẩn mực đạo đức.

- XH sẽ mất ổn định nếu đạo đức xuống cấp.

4. Củng cố.

  • Nhắc lại kiến tức trọng tâm của bài
  • Cho sinh trả lời một số câu hỏi cuối sách giáo khoa

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà học bài cũ, trả lời các câu hỏi cuối sách giáo khoa và chuẩn bị bài 11

Tài liệu liên quan cùng bài viết Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 10:

Đánh giá bài viết
22 27.592
Sắp xếp theo

Giáo Án GDCD 10

Xem thêm