Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 2)

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 10: Quan niệm về đạo đức

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nắm được vì sao con người là mục tiêu phát triển của xã hội và chủ nghĩa xã hội với mục tiêu phát triển con người toàn diện như thế nào? Cũng như ở nước ta hiện nay Đảng và Nhà nước quan tâm đến phát triển con người như thế nào?

2. Về kĩ năng.

Thu thập thông tin và chứng minh được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự phát triển toàn diện của con người.

3. Về thái độ.

  • Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, mong muốn được góp sức vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
  • Đồng tình và tích cực tham gia vào các hoạt động về sự tiến bộ và phát triển của đát nước, của nhân loại.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10, bảng biểu…

III. Hoạt động dạy và họ.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy giải thích vì sao con người là chủ thể sáng tạo các giá trị vật chất và giá trị tinh thần? Lấy ví dụ minh hoạ?

3. Học bài mới.

Con người tư cách là một sinh vật có ý thức, có ý chí trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Cho nên sự phát triển của xã hội phải là vì con người và chủ nghĩa xã hội với mục tiêu phát triển con người toàn diện như thế nào? hôm nay thầy và các em đi tìm hiểu tiếp bài 9 – tiết 2:

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1:

Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận theo đơn vị nhóm để học sinh chủ động tìm ra nội dung kiến thức bằng câu hỏi lô gíc.

Nhóm 1

? Em mong muốn được sống trong một xã hội như thế nào?

Nhóm 2

? Em hãy kể những nhu cầu quan trọng của bản thân mà em mong ước gia đình và xã hội đem lại cho em.

Nhóm 3

? Hiện nay trên thế giới có những vấn đề gì tác động tiêu cực đến sự phát tiển của con người?

? Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục tình trạng đó?

Nhóm 4

? Theo em vì sao con người là mục tiêu phát triển của xã hội?

- Học sinh:

+ Nhóm thảo luận

+ Cử đại diện nhóm trình bày

+ Cả lớp nhận xét trao đổi

+ Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến

- Giáo viên: liệt kê ý kiến từng câu trả lời của học sinh

- Giáo viên: nhận xét bổ sung ý kiến

Hoạt động 2:

- Giáo viên: Dựa vào quy luật phát triển của lịch sử, giúp HS hiểu được trải qua 5 chế độ xã hội, chỉ có chế độ CNXH mới thực coi trọng con người là động lực, mục tiêu phát triển của xã hội.

Giáo viên sử dụng bảng biểu giúp cho học sinh so sánh sự tồn tại và phát triển của các chế độ xã hội. Từ đó rút ra mặt tiến bộ, ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Chế độ xã hội

Đặc trưng cơ bản

Công xã nguyên thủy

Mức sống rất thấp kém. Dựa trên nền kinh tế hái lượm, săn bắt, con người phụ thuộc vào tự nhiên

Chiếm hữu nô lệ

Trồng trọt, chăn nuôi bắt đầu xuất hiện. Cuộc sống nghèo nàn lạc hậu sản xuất chủ yếu dựa vào đồ đồng, đá. Con người bị áp bức bóc lột.

Phong kiến

Nhịp điệu biến đổi đã có những chậm chạp, nghèo khổ. ý thức tôn giáo chi phối đời sống tinh thần. Con người bị áp bức bóc lột.

Tư bản chủ nghĩa

Cơ khí hóa - điện khí hóa phát triển và đến ngày nay phát triển của cách mạng khoa học, công nghệ - năng xuất lao động của cải vật chất nhiều nhưng còn chưa khắc phục được quan hệ giữa con người. Những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản.

Chủ nghĩa xã hội

Không có áp bức bóc lột, có sự thống nhất giữa văn minh và nhân đạo. Con người tự do, hạnh phúc, được phát huy quyền làm chủ.

- Giáo viên: Cho HS trao đổi các câu hỏi sau:

? Từ các đặc trưng của các chế độ xã hội nêu lên mặt ưu việt của chế độ xã hội XHCN.

? Mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội là gì?

- Học sinh: Trả lời ý kiến cá nhân.

- Học sinh: Cả lớp trao đổi.

- Giáo viên: Nhận xét, bổ xung ý kiến.

? Vậy theo em mục tiêu của chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người như thế nào?

Hoạt động 3:

- Giáo viên: Liên hệ nước ta

Việt Nam là một nước nghèo đang trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng con người là vị trí trung tâm là mục tiêu phát triển của xã hội. Xây dựng một xã hội “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là mục tiêu cao cả nhất của nước ta hiện nay.

Phần liên hệ với nước ta giáo viên tổ chức cho học sinh cả lớp thảo luận các câu hỏi sau:

? Theo em Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách nào nhằm phát triển toàn diện con người?

? Ở địa phương em, chính quyền có và thực hiện những chính sách cụ thể nào?

2. Con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội

a. Vì sao nói con người là mục tiêu phát triển xã hội.

- Từ khi xuất hiện đến nay con người luôn khao khát được sống tự do hạnh phúc. Song vẫn tồn tại bất công, bóc lột và có nhiều yếu tố đe doạ tự do hạnh phúc và tính mạng con người.

=> Vì vậy con người không ngừng đấu tranh vì tự do hạnh phúc của chính mình.

- Mọi chính sách và hành động của các quốc gia và cộng đồng quốc tế phải nhằm mục tiêu phát triển con người.

=> Như vậy: Con người là chủ thể của lịch sử nên con người cần phải được tôn trọng, cần phải được đảm bảo quyền chính đáng của mình, phải là mục tiêu phát triển của mọi tiến bộ xã hội.

b. Chủ nghĩa xã hội với sự phát triển toàn diện của con người.

- Xã hội loài người đã và đang trải qua năm chế độ xã hội nhưng chỉ có CNXH mới thực sự coi con người là mục tiêu phát triển của xã hội.

- CNXH với mục tiêu:

+ Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

+ Con người có cuộc sống tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

- Liên hệ với nước ta

- Ví dụ:

+ Chính sách xoá đói giảm nghèo

+ Chính sách giáo dục, y tế

+ Chính sách với TB, LS, người tàn tật

+ Quan tâm đến phụ nữ, người già

- Như vậy: Mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều vì phát triển con người toàn diện với mục tiêui công bằng, dân chủ văn minh.

4. Củng cố.

  • Giáo viên hệ thống lại kiến thức trọng tâm của toàn bài.
  • Giáo viên tổ chức cho học sinh làm các bài tập sau:

Bài 1: Theo em chế độ XHCN ưu việt hơn so với chế độ PK ở nước ta ở chỗ nào?

  • Không còn áp bức bóc lột
  • Có cuộc sống tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện
  • Nhân dân được làm chủ đát nước
  • Nền kinh tế đát nước phát triển nhanh....

Bài 2: Trong các xã hội sau đây, sự phát triển của xã hội nào được coi là vì con người?

a. Xã hội chiếm hữu nô lệ b. Xã hội phong kiến

c. Xã hội tư bản chủ nghĩa d. Xã hội xã hội chủ nghĩa

5. Dặn dò.

Làm bài tập trong SGK, sưu tầm những tài liệu về chính sách mà Đảng và Nhà nước ta quan tâm đến phát triển con người.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 10

    Xem thêm