Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 1)

Giáo án môn GDCD lớp 10

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Thực hành quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong thực hiện chính sách thuế, pháp luật thuế

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài: Ôn tập học kì 1

Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử là mục tiêu phát triển của xã hội (tiết 2)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

Giúp học sinh nhận biết được con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo ra lịch sử, sáng tạo nên các giá trị vật chất, giá trị tinh thần, con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

2. Về kĩ năng.

  • Lấy được VD để chứng minh: Tầm quan trọng của việc chế tạo ra công cụ sản xuất đối với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người.
  • Chứng minh được mọi giá trị vật chất và tinh thần là do con người sáng tạo ra.

3. Về thái độ.

  • Biết quý trọng cuộc sống của mình, tôn trọng mọi người, mong muốn được góp sực vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.
  • Đồng tình và tích cực tham gia vào các hoạt động về sự tiến bộ và phát triển của đất nước, của nhân loại.

II. Tài liệu và phương tiện dạy học.

  • SGK, SGV GDCD lớp 10.
  • Tình huống GDCD 10, Thực hành GDCD 10
  • Máy chiếu

III. Hoạt động dạy và học.

1. Ổn định tổ chức.

2. Kiểm tra bài cũ.

? Em hãy vẽ sơ đồ phương thức sản xuất biểu thị mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất?

3. Học bài mới.

Khi nghiên cứu quá trình phát triển của lịch sử, các nhà triết học duy tâm, tôn giáo thường cho rằng: Thần thánh, thượng đế đã tạo ra và quyết định sự phát triển của lịch sử loài người.

Dựa trên kết quả nghiên cứu khảo cổ học và nhiều ngành khoa học khác, Triết học duy vật biện chứng đã khẳng định: Giới tự nhiên có trước con người, con người, xã hội là sản phẩm của tự nhiên. Con người là chủ thể của lịch sử, là mục tiêu phát triển của xã hội.

Để hiểu rõ vấn đề này, chúng ta tìm hiểu bài 9 tiết 1.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung kiến thức cần đạt

Hoạt động 1: Giáo viên tổ chức cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm). Giáo viên giao câu hỏi cho 4 nhóm.

Nhóm 1

Người tối cổ và người tinh khôn đã chế tạo ra những loại công cụ nào ? chúng có đặc điểm gì khác nhau?

Nhóm 2

Công cụ lao động đó có liên quan như thế nào với việc chuyển hoá vượn cổ thành người?

Nhóm 3

Việc chế tạo ra công cụ lao động của con người có ý nghĩa gì?

Nhóm 4

Từ khi xã hội loài người hình thành đến nay đã và đang trải qua mấy giai đoạn phát triển?

- Học sinh

+ Các nhóm thảo luận.

+ Cử đại diện nhóm trình bày

+ Cả lớp nhận xét trao đổi

- GV nhận xét, bổ sung ý kiến

- GV kết luận chuyển ý.

Lịch sử loài người được hình thành từ khi con người biết chế tạo công cụ sản xuất. Nhờ biết chế tạo và sử dụng công cụ sản xuất con người đã tự tách mình ra khỏi thế giới động vật chuyển sang thế giới loài người và lịch sử xã hội bắt đầu từ đó.

Hoạt động 2: Giáo viên sử dụng phương pháp giảng giải, phát vấn, nêu vấn đề, đàm thoại để học sinh chủ động tìm ra nội dung kiến thức bằng cách đưa ra các câu hỏi theo sự lô gíc.

? Theo em vì sao con người phải tạo ra của cải vật chất?

? Vì sao sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng có của con người?

? Theo em vì sao hoạt động lao động của con người là hoạt động có mục đích và sáng tạo?

? Những cái gì là đề tài sáng tác vô tận của con người?

? Theo em tại sao con người là chủ thể của các giá trị tinh thần?

Hoạt động 3: Giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận theo lớp để học sinh chủ động tìm ra nội dung kiến thức. Giáo viên đưa ra các câu hỏi để học sinh tìm hiểu.

? Vì sao con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội? Vậy ai là chủ thể của các cuộc cách mạng xã hội?

? Cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thời bằng quan hệ sản xuất như thế nào?

Cách mạng xã hội thay thế quan hệ sản xuất đã lỗi thời bằng quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. Khi quan hệ sản xuất mới ra đời kéo theo sự xuất hiện của phương thức sản xuất mới.

? Lịch sử xã hội từ công xã nguyên thuỷ đến nay đã và đang thay thế mấy phương thức sản xuất?

- Giáo viên:

+ Liệt kê các ý kiến

+ Nhận xét và bổ sung (nếu có) các ý kiến

Kết luận: Lịch sử phát triển của xã hội khác với lịch sử phát triển của tự nhiên. Sự phát triển của tự nhiên diễn ra một cách tự động, còn lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử của con người hoạt động theo mục đích của mình.

1. Con người là chủ thể của lịch sử.

a. Con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình.

Người tối cổ

Người tinh khôn

Công cụ lao động là cành cây, ghè đẽo hòn đá

Lúc đầu công cụ bằng đá, sau đó sử dụng kim loại

- Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp cho lịch sử xã hội loài người hình thành và phát triển.

- Việc chế tạo ra công cụ lao động giúp con người tự sáng tạo ra lịch sử của mình.

- Từ công xã nguyên thủy -> Chiếm hữu nô lệ -> xã hội phong kiến -> TBCN -> XHCN.

b. Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

* Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất

- Để tồn tại và phát triển con người phải LĐ sản xuất tạo ra của cải vật chất để nuôi sống mình và xã hội.

- Sản xuất ra của cải vật chất là đặc trưng riêng có ở con người.

- Là kết quả lao động có mục đích và sáng tạo của con người.

Ví dụ:

+ Con người sản xuất ra cái ăn, mặc, ở...

+ Con người sản xuất ra phương tiện sinh hoạt, tư liệu sản xuất.

* Con người là chủ thể sáng tạo ra giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

- Đời sống sinh hoạt hàng ngày, kinh nghiệm trong lao động, đấu tranh, của con người là đề tài vô tận cho các phát minh khoa học và sáng tác nghệ thuật.

- Con người là tác giả của các công trình khoa học, tác phẩm văn học, nghệ thuật.

c. Con người là động lực của các cuộc cách mạng xã hội.

- Nhu cầu về một cuộc sống tốt đẹp hơn là động lực thúc đẩy con người không ngừng đấu tranh để cải tại xã hội.

- Mọi sự biến đổi của xã hội, mọi cuộc cách mạng xã hội đều do con người tạo ra.

- PTSX CXNT đến PTSX CHNL đến PTSX PK đến PTSX TBCN đến PTSX XHCN

Ví dụ:

+ Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp nô lệ xóa bỏ quan hệ sản xuất chế độ chiếm hữu nô lệ.

+ Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp công nhân xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

4. Củng cố.

Giáo viên hệ thống lại kiến thức cơ bản bài một cách hệ thống

5. Dặn dò nhắc nhở.

Về nhà làm bài tập 1 trang 59, học bài cũ và chuẩn bị nội dung tiết 2 bài 9

Chia sẻ, đánh giá bài viết
10
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án GDCD 10

    Xem thêm