Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập Tâm lý học đường cấp Tiểu học

Bài tập Tâm lý học đường cấp Tiểu học

Bài tập Tâm lý học đường cấp Tiểu học xây dựng các tình huống học đường trong thực tế và cách giải quyết vấn đề cho các thầy cô tham khảo xử lý và giải quyết các vấn đề tâm lí trong giáo dục.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

Tình huống Tâm lý học đường số 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TƯ VẤN CHO HỌC SINH VÀ NHU CẦU TƯ VẤN CHO HỌC SINH

1. Họ và tên học sinh cần tư vấn: Đàm Việt Đức lớp 2C

2. Vấn đề học sinh gặp phải: Ít nói, sống độc lập

Học sinh Đàm Việt Đức sinh ra là một đứa trẻ ngoan ngoãn, đến năm lớp 2 ba mẹ ly thân em phải về nhà sống với mẹ cùng ông bà ngoại. Một thời gian do kiếm tiền mẹ phải đi làm ăn xa nên em phải sống với ông bà. Từ đó em sống khép kín, ít trò chuyện, sống độc lập và hay chơi một mình. Đôi mắt buồn hiu và dường như các hoạt động ngoài giờ em tham gia chỉ cho có mặt.

3. Các hình thức tư vấn:

- Hẹn gặp em cuối buổi học tại phòng truyền thống Đội để trò chuyện tâm sự với em về những vấn đề em gặp phải.

- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em sống khép kín, hay chơi một mình và ít hoạt động giao lưu với bạn bè.

+ Học sinh trả lời: Vì về nhà em không có ai chơi, ông bà thì đã già cũng không bày được cho em học, em không có ai để tâm sự, nói chuyện. Đến giờ ăn cơm, học bài và tắm thì ông bà chỉ gọi và nhắc nhở rồi làm theo.

- Giáo viên tư vấn cho em: Chia sẻ những mất mát, thiếu thốn về tình cảm mà em phải đối mặt. Trở thành người anh, người bạn tốt và nói chuyện với em khi em cần giúp đỡ. Cho em tham gia vào nhóm học tập tại khu dân cư, bố trí các anh chị lớp trên giúp đỡ.

- Bố trí Giáo viên hoặc Đoàn viên thanh niên giúp đỡ em trong các hoạt động học tập và ngoài giờ lên lớp.

- Phân công em tham gia vào các công việc nhó, tổ vào các đội măng non, sao đỏ, cờ đỏ và giao nhiệm vụ để em hoàn thành cùng accs nhóm bạn qua đó giúp em tự tin hơn trong giao tiếp.

- Phân công các bạn cùng nhóm để giúp đỡ trong mỗi tiết học tổ chức tham gia các hoạt động tập thể để giúp con tự tin và mạnh dạn hơn, biết phân biệt và bảo vệ bản thân nhiều hơn.

- Xin số điện thoại của ba mẹ để gọi điện an ủi cho em hoặc gặp riêng ông bà để chia sẻ cho ông bà về tình trạng tại trường. Mong ông bà khuyên răn, tạo niềm tin cho cháu một môi trường tâm lý thoải mái khi đến trường và về nhà.

Qua vấn đề của em Đàm Việt Đức thì bản thân tôi sẽ tham mưu với ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động vui chơi để em có cơ hội giao lưu, kết bạn và hơn hết giúp em tự tin trong học tập cũng như trong giao tiếp.

Tình huống Tâm lý học đường số 2

CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN CƠ BẢN

Xây dựng kịch bản

+ Tình huống học sinh gặp phải:

Em Đặng Duy Mạnh, học sinh lớp 3B trường TH……

Có khó khăn về tâm lý.

Biểu hiện: Qua quan sát, tìm hiểu thấy học sinh rụt rè, không tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp. Chán nản, không thích học tập.

Qua thu thập thông tin từ giáo viên, học sinh, gia đình thì nhận thấy học sinh Đặng Duy Mạnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với bà nội đã ngoài 80 tuổi. Thiếu hụt tình cảm gia đình, ít được quan tâm chăm sóc như những học sinh khác.

+ Kịch bản:

- Thời gian: 16h00 ngày 21/3/2019

- Địa điểm: Phòng tư vấn học đường.

- Diễn biến:

+ GV: (Mời học sinh vào phòng) Mạnh đấy à. Vào đây ngồi đi em. (Kỹ năng thiết lập mối quan hệ.)

+ HS: Dạ em chào thầy ạ.

+ GV: Dạo này em thế nào? Sức khỏe vẫn tốt chứ? (KN thiết lập mối quan hệ; KN đặt câu hỏi)

+ HS: Dạ. Em vẫn bình thường thầy ạ.

+ GV: Thầy thấy dạo này Mạnh hơi gầy đó nhé. Em nên ăn uống cho đầy đủ để giữ gìn sức khỏe nha. (KN quan sát; KN thấu cảm)

+ HS: Dạ vâng ạ.

+ GV: Lúc nãy trong giờ tập múa bài hát chủ điểm, thầy quan sát và có thấy em tham gia chưa được nhiệt tình. Và dường như không thích làm theo các bạn. Có phải những động tác của bài hát làm em không thích à? (KN quan sát)

+ HS: Dạ không phải vậy đâu thầy. Những động tác thầy dạy em rất thích ạ. Nhưng vì mệt mỏi và buồn chán nên không thích thôi ạ.

+ GV: Vậy em mệt mỏi vì điều gì? Có thể nói cho thầy biết được không? ( KN đặt câu hỏi; KN lắng nghe)

+ HS: Từ khi mẹ em mất đi em buồn lắm ạ. Em cảm thấy mình không được như các bạn.

+ GV: Thầy hiểu được những mất mát của em và những gì em đang chịu đựng. Thầy rất thương và đồng cảm với em. Nhưng em ạ, ai cũng sẽ có những khó khăn trong cuộc sống và phải vượt qua nó. Nếu em cứ buồn như vậy thì cũng sẽ không thay đổi được hiện thực, mà còn làm cho những người thân của em, ông bàn của em phải lo lắng cho em hơn nữa. (KN Thấu cảm)

+ HS: Vậy giờ em phải làm gì hả thầy?

+ GV: Bây giờ việc đầu tiên là em cần ổn định lại tâm lý để học tập thật tốt. Bên cạnh đó em nên tích cực tham gia các hoạt động tập thể của lớp, của liên đội để hòa cùng niềm vui với các bạn. Và về nhà em nên giúp đỡ những việc mà mình có thể làm được để bà ngoại em vui lòng. Có khó khăn gì em cứ nói cho thầy biết nha. Thầy luôn bên cạnh em mà. Bên em còn có bạn bè, gia đình nữa. (KN phản hổi; KN thấu cảm)

+ HS: Dạ.

+ GV: Thầy biết trước đây em là một học sinh nổi bật của trường, lớp về tất cả các mặt. Thời gian qua những sự việc xảy ra đã làm em sa sút đi một chút. Nhưng không sao, cô biết em sẽ cố gắng vượt qua và lấy lại được những gì mình đã có. Thầy tin là em sẽ làm được và làm rất tốt. Hãy cố gắng lên nhé. (KN thấu cảm)

+ HS: Dạ thưa thầy ạ. Em cảm ơn thầy đã động viên em. Em hứa sẽ cố gắng trong học tập và các hoạt động để không làm phụ lòng của cô và gia đình.

+ GV: Được rồi, nghe em hứa như vậy cô rất vui. Giờ em về nhà ăn uống và nghỉ ngơi đi để mai còn đi học nhé. (KN phản hồi)

+ HS: Dạ. Em chào thầy ạ.

+ Những kỹ năng được sử dụng trong kịch bản:

- Kỹ năng thiết lập mối quan hệ: GV đã tạo sự thân thiết bằng ánh mắt, cử chỉ, hành động, và những câu hỏi để tạo mối quan hệ với học sinh. Giúp học sinh thoải mái, gợi mở trong quá trình nói chuyện.

- Kỹ năng quan sát: Gv đã quan sát biểu cảm củ học sinh, thái độ, ánh mắt khi nói chuyện. Quan sát khi tham gia hoạt động tập thể.

- Kỹ năng lắng nghe: Gợi mở cho học sinh để học sinh bày tỏ khó khăn và nỗi buồn mà mình gặp phải.

- Kỹ năng đặt câu hỏi: Nêu ra các câu hỏi gợi mở dể học sinh trình bày khó khăn của mình và tìm cách giải quyết.

- Kỹ năng phản hồi: Dùng lời nói để khuyên giải, thay đổi cách suy nghĩ của học sinh về sự mất mát của bản thân.

- Kỹ năng thấu cảm: Đây là Kĩ năng xuyên suốt trong quá trình tư vấn. Giáo viên đã lắng nghe học sinh, im lặng để phân tích vấn đề và phản hồi cho học sinh. Có những cử chỉ, hành vi thân thiết và đồng cảm với hoàn cảnh của học sinh.

Tình huống Tâm lý học đường số 3

KẾ HOẠCH TÌM HIỂU ĐÁNH GIÁ KHÓ KHĂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH

I. Một số thông tin chung

Học sinh: Đàm Anh Vinh. Lớp: 4A Trường Tiểu học số 1 Quảng Châu

Ngày lập kế hoạch 21/3/2019 Ngày triển khai kế hoạch: 01/4 /2019

II. Các công việc thực hiện

1. Thời gian từ ngày 01/4/2019 đến 10/4/2019

Địa điểm tìm hiểu, đánh giá: Tại trường Tiểu học số 1 Quảng Châu

2. Xác định các thông tin, yêu cầu được đề xuất tìm hiểu, đánh giá.

- Em Đàm Anh Vinh là học sinh thuộc diện gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ba mẹ li thân, ở với ông bà già yếu.

- Biểu hiện: ở trường: Lên lớp em thường xuyên ngủ trong các tiết học; thường đi học muộn; ít tham gia các hoạt động của lớp, của trường; ít xây dựng bài.

3. Xác định, lựa chọn các thông tin cần thiết để thu thập.

- Lựa chọn thông tin từ gia đình: Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, biểu hiện hàng ngày ở nhà của em.

- Bạn bè: Cách ứng xử, giao tiếp, quan hệ với bạn bè

- Giáo viên chủ nhiệm: Các hoạt động trên lớp, các biểu hiện của em.

- Những người sống gần em: Lối sống, cách giao tiếp, ứng xử với mọi người.

4. Xác định, cách thức thu thập, đánh giá

Đánh giá không chính thức: Quan sát các hành vi ở trường, ở nhà; gặp gỡ và nói chuyện trực tiếp với học sinh, thông qua giáo viên, gia đình, phân tích biểu hiện của học sinh…

5. Phân tích kết quả đánh giá.

- Phân tích thông tin từ đề xuất đánh giá: Nhận định vấn đề của học sinh gặp phải là khó khăn về tâm lý.

- Quyết định tiếp nhận hoặc từ chối đánh giá: Tiếp nhận đánh giá.

- Thu thập thông tin chung về học sinh: Các biểu hiện chung của học sinh trong mọi việc.

- Cân nhắc tác động của những người liên quan: Gia đình, bạn bè, hàng xóm, giáo viên,...

- Quan sát học sinh trong một vài tình huống khác nhau: Trong các hoạt động, hành vi ở trường, ở nhà, vui chơi, học tập,…

- Lựa chọn và tiến hành các công cụ đánh giá cần thiết:

- Phân tích kết quả đánh giá: Hoàn cảnh khó khăn

6. Đề xuất biện pháp tư vấn:Tư vấn trực tiếp với học sinh.

Quan sát

Thực nghiệm

Trắc nghiệm

Điều tra

Đàm thoại

Phân tích kết quả hoạt động

Phân tích tiểu sử cá nhân

7. Kết luận và kiến nghị.

- Em Đàm Anh Vinh đang gặp khó khăn về hoạt động học tập.

- Yêu cầu gia đình, nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè giúp đỡ em

III. Người triển khai công việc

Họ và tên: Tạ Quốc Giang; Chức vụ: Tổng phụ trách Đội - Phó ban tư vấn học đường.

Tình huống Tâm lý học đường số 4

KẾ HOẠCH

TƯ VẤN HỌC SINH CÓ HÀNH VI BẮT NẠT CÁC EM LỚP DƯỚI

Họ và tên: Đặng Nhật Long

Lớp: 5C Trường tiểu học số 1 Quàng Châu

Địa chỉ: Thôn Trung Minh, Quảng Châu, Quảng Trạch, Quảng Bình.

Tuổi: 10

I. MỤC TIÊU

- Giúp nhận biết những dấu hiệu bất thường về hành vi.

- Tiếp nhận, đánh giá những nhân tố tác động đến hành vi học sinh đang gặp phải.

- Áp dụng kĩ thuật, hỗ trợ.

II. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

- Thời gian: Từ ngày 12/2/ 2019 đến ngày 12/5/2019

- Địa điểm: Tại trường Tiểu học số 1 Quảng Châu

III. THU THẬP THÔNG TIN

1. Cách thức thu thập thông tin

+ Điều tra: Các bạn học sinh cùng lớp, cùng xóm, các em học sinh lớp dưới, qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên lớp dưới.

+ Quan sát: Các hành vi cụ thể: ở trên lớp: giờ ra chơi, ra về ở những nơi em Đặng Thị Lan có mặt.

2. Thông tin thu thập được

a. Thông tin về nguyên nhân

+ Bản thân: Thích bạo lực, thích ra oai, thể hiện mình là người lớn hơn.

+Gia đình: Ba mẹ đi làm ăn xa, không có thời gian gần gũi, quan tâm, hay đánh đập.

b. Biểu hiện hành vi bắt nạt các em lớp dưới của học sinh.

- Thường xuyên xin tiền, dọa nạt, đánh đập.

IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TƯ VẤN

1. Thiết lập quan hệ: Gặp gỡ, tìm hiểu qua gia đình, giáo viên chủ nhiệm, bạn bè khác học trong lớp,…

2. Đánh giá: Đưa ra nhận định về vấn đề học sinh này gặp phải ở mức nào (khổ tâm, nhiễu tâm)

3. Tìm hiểu và lựa chọn giải pháp: Tư vấn cho học sinh.

4. Thực hiện:

-Tư vấn cho học sinh về hành vi bắt nạt các bạn ở lớp dưới là hành vi sai lệch.

-Nói cho học sinh biết được đó là hành vi sai trái và chưa đúng.

- Cần giúp học sinh có những hành động để giúp đỡ các bạn yếu hơn, nhỏ bé hơn và gặp khó khăn trong cuộc sống đó mới là hành vi tốt và đáng khen để hướng học sinh đến với những giá trị tốt đẹp hơn.

- Tuyên dương và động viên em trong những sự việc cụ thể hơn để em cố gắng hơn nữa trong học tập và cuộc sống.

5. Kết thúc: Hứa hẹn và động viên học sinh để học sinh có động lực trong học tập và các hành vi tốt.

6. Xác định kết quả tư vấn cho học sinh.

- Giúp học sinh nhận biết những dấu hiệu bất thường về hành vi của bản thân.

- Tiếp nhận, đánh giá những nhân tố tác động đến hành vi học sinh đang gặp phải để có hướng giải quyết đúng.

V. NGƯỜI THỰC HIỆN

Họ và tên: Tạ Quốc Giang; Chức vụ: Tổng phụ trách Đội - Phó ban tư vấn học đường.

Các tình huống Tâm lý học đường bao gồm 7 tình huống hay cho các thầy cô tham khảo, chuẩn bị bài giảng trên lớp cho các em học sinh, cách giải quyết vấn đề tâm lí giáo dục.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm