Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 8

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 8

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 8: Tránh nguy cơ bị xâm hại. Hi vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tâm lí học đường (tiết 8). Chủ đề 8

Bài 8: TRÁNH NGUY CƠ BỊ XÂM HẠI

I. Mục tiêu. - HS biết các hành động của việc người xâm hại như chạm vào nơi trẻ không thích, bắt trẻ sờ vào mình, đánh trẻ để hả giận, bắt trẻ làm việc nhiều,..

- HS biết cách đề phòng bị xâm hại.

- GDHS ứng xử khi bị xâm hại, khi thấy bạn bị xâm hại.

II. Đồ dùng dạy học: SGK Tâm lí học đường lớp 5.

III. Các hoạt động dạy học cơ bản.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ: H. Em hãy nêu những biểu hiện của tình trạng bị kích động?

3. Bài mới. GV giới thiệu bài, ghi mục.

Hoạt động 1. Quan sát.

- Theo em có mấy hình thức xâm hại? đó là những hình thức nào?

- Em hiểu những xâm hại bằng cử chỉ là xâm hại thế nào?

- Em hiểu xâm phạm bằng lời nói là xâm phạm như thế nào?

- Qua xem ti vi, đọc sách báo em thấy những đối tượng nào có khả năng xâm hại trẻ em?

- Em biết hậu quả của việc bị xâm hại như thế nào?

Hoạt động 2. Nhận biết.

- HS thảo luận tìm nguyên nhân trẻ bị xâm hại (xem hình SGK trang 55).

- GV. Nên sống học tập, vui chơi giải trí lành mạnh, không dùng các chất kích thích gây nghiện,…

Hoạt động 3: Ứng xử.

a. Ứng xử của bản thân tránh bị xâm hại

- Em là gí để phòng tránh bị xam hại?

b. Ứng xử khi chứng kiến xâm hại trẻ em.

- Khi bị xâm hại hay thấy người khác bị xâm hại em làm gì?

Hoạt động 4. Trải nghiệm.

a.Hoạt động cá nhân.

- HS quan sát hình trong SGK đánh dấu tích vào ô việc nên làm để tránh bị xâm hại.

- HS báo cáo, GV giáo dục.

b. Hoạt động nhóm.

- Dựa vào các hình trong SGK trang 59 có thể cho học sinh đóng vai.

4. Củng cố: GV hệ thống lại nội dung bài và giáo dục.

5. Nhận xét tiết học.

- Gào thét, tức giận vì một chuyện nào đó đơn giản,..

- HS quan sát hình trong SGK trang 52, 53 trả lời câu hỏi.

- Có 2 cách: xâm hại bằng cử chỉ; xâm hại bằng lời nói.

- Nhìn hoặc chạm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thể trẻ hoặc bắt trẻ chạm vào bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người khác.

- Dùng lời nói ám chỉ đến những chuyện làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của trẻ, chế nhạo trẻ.

- Người lạ, hang xóm, người quen của cha mẹ, người thân trong gia đình, họ hàng.

- Giật mình sợ hãi khi bị người khác chạm vào cơ thể mình, tâm trạng thay đổi, cáu giận bất thường, thu mình trước người khác, kết quả học sa sút.

- Trẻ chưa biết cách phòng tránh bị xâm hại.

+ Gia đình có người nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc mắc các bệnh tệ nạn xã hội, trẻ xem nhiều phim ảnh đồi trụy.

- HS xem tranh trong SGK trang 56 trả lời.

- Nên đọc sách về giới tính, tự trang bị cho mình kĩ năng phòng tránh, chọn bạn mà chơi, không nhận tiền, đồ chơi,… người lạ.

- Truy hô, tố giác, gọi điện người thân gần nhất, gọi công an,…

- Đánh vào các ô sau:

+ Tránh xa những tình huống có nguy cơ bị xam hại; gào thét bỏ chạy tìm người giúp đỡ; chơi với bạn tốt; Không đi một mình nơi tăm tối, vắng vẻ; cố gắng vùng vẫy thoát khỏi nguy hiểm; hét thật to.

Giáo án lớp 5 môn Tâm lí học đường - Tránh nguy cơ xâm hại theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm