Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 4

Giáo án Tâm lí học đường Lớp 5: Chủ đề 4

Giáo án Tâm lí học đường lớp 5 - Chủ đề 4: Lo lắng quá mức. Hi vọng tài liệu này sẽ mang lại cho giáo viên nguồn tư liệu hay, bổ ích giúp giáo viên soạn thảo giáo án lớp 5 cho tiết học sắp tới được thú vị và hấp dẫn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 5, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 5 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 5. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Tâm lí học đường (tiết 4). Chủ đề 4

Bài 4: LO LẮNG QUÁ MỨC

I. Mục tiêu. - HS biết biểu hiện của sự lo lắng quá mức là hồi hôp, sợ hãi, mất tập trung, tiêu cực là do nguyên nhân nào và hậu quả của việc lo lắng quá mức.

- HS biết Tự thay đổi nhận thức, hành vi, bình tĩnh xử lí những tình huống xảy ra đột ngột có tính vô lí, lặp lại và kéo dài.

- GDHS. Cân bằng thời gian vui chơi giải trí và học tập để giảm sự căng thẳng và lo lắng quá mức.

II. Đồ dùng học tập. SGK Tâm lí học đường lớp 5.

III. Các hoạt động dạy học cơ bản.

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

1. Ổn định tổ chức.

2. Bài cũ: H. Để tự tin trao đổi, hoạt động cùng bạn ta phải làm gi?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài, ghi mục.

Hoạt động 1: Quan sát.

H. Em hãy nêu những biểu hiện của sự lo lắng quá mức.

H. Em đã có khi nào gặp tình trạng thấy hồi hộp, lo âu, sợ hãi một vấn đề nào đó chưa?

Hoạt động 2: Nhận biết.

a. Nguyên nhân dẫn đến việc lo lắng quá mức.

- GV Lo lắng quá mức là do chưa hiểu bản chất của vấn đề, do do ảnh hưởng môi trường sống (như phim ảnh), chưa biết cách ứng xử, đối phó với tình huống, thiếu sự chia sẻ với bạn bè, người thân,..

b. Hậu quả của việc lo lắng quá mức.

- Theo em lo lắng quá mức có hậu quả gì?

Hoạt động 3: Ứng xử (tiết 2).

a. Thay đổi nhận thức.

H. Em hiểu người hay lo lắng là người thế nào?

H. Nếu khi lo lắng một vấn đề nào đó em làm gì?

b. Thay đổi hành vi.

H. Để giải quyết vấn đề lo lắng em có những cách nào để giải quyết?

- GV Để giảm bớt lo lắng quá mức em nên cân bằng thời gian vui chơi, học tập, ngủ nghỉ hợp lí.

Hoạt động 4: Trải nghiệm.

Chia lớp thành 2 đội. 1 đội nêu ra những lo lắng quá mức đã gặp phải. 1 đội đưa ra nguyên nhân và cách giải quyết.

- GV khi gặp chuyện lo lắng quá mức em nên bình tĩnh tìm cách giải quyết, chia sẻ với bạn, với người thân để giúp em giải quyết.

4. Củng cố: GV hệ thống lại kiến thức, GD.

5. Nhận xét tiết học. Dặn HS học ở nhà.

- Ta phải tự tịn vào sự hiểu biết và sở trường của mình, không căng thẳng, lo lắng khi trao đổi cùng bạn.

- HS quan sát trang SGK trang 26 trả lời.

- Biểu hiện của sự lo lắng quá mức là hồi hôp, sợ hãi, mất tập trung,

- HS nêu: lo sợ đề kiểm tra học kì khó, lo trời tối, mưa to ở nhà một mình,…

- HS Quan sát tranh SGK trang 27 thảo luận hóm đôi phát biểu.

- Cả lớp cùng góp ý.

- Lớp lắng nghe.

- Hậu quả của việc lo lắng quá mức là Sợ hãi, mất tập trung, không làm chủ được bản thân, biểu hiện tiêu cực.

- Người hay lo lắng là người sống có trách nhiệm.

- Suy nghĩ tìm cách giải quyết, thấy khó quá em nên chia sẻ với bạn bè, người thân giúp đỡ.

- Hít thở sâu, thả lỏng cở thể, ăn uống điều độ, thường xuyên tập thể dục.

Ví dụ: - Lo lắng không thuộc bài bị thầy cô nhắc nhở.

- Lo lắng không đúng lời hứa với bạn,..vv.

Giáo án lớp 5 môn Tâm lí học đường - Lo lắng quá mức soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 5 trên lớp.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 5

    Xem thêm