Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 10
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 10 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 13: Công dân với cộng đồng (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 10 bài 14: Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Nêu được thế nào là lòng yêu nước và các biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước Việt Nam.
2. Về kĩ năng: Biết tham gia vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ quê hương, đất nước phù hợp với khả năng của bản thân.
3. Về thái độ.
- - Yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước, dân tộc
- - Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD lớp 10.
- Thực hành GDCD 10
III. Hoạt động dạy và học.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Em hãy cho biết thế nào là hợp tác? Hợp tác có biểu hiện, ý nghĩa gì? trong hợp tác chúng ta phải tuân theo nguyên tắc nào? có các loại hợp tác cơ bản nào?
3. Học bài mới.
Mỗi người đều có tổ quốc của mình. Việt nam là tổ quốc của chúng ta. Đó là tên gọi của đất nước ta một cách thiêng liêng, trìu mến. Là công dân của nước CHXHCN Việt Nam chúng ta có phải yêu nước không và phải có trách nhiệm như thế nào đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đó là nội dung của bài hôm nay mà thầy và các em cùng đi tìm hiểu nài 14
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức cần đạt |
Yêu nước là tình cảm tự nhiên có từ lâu đời, là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của công dân với tổ quốc nó được lớn dần lên cùng với sự mở rộng quan hệ của con người đối với đất nước Giáo viên cho học sinh thảo luận bài thơ sau «Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời» «Ôi tổ quốc, ta yêu như máu thịt Như mẹ cha ta, như vợ như chồng Vì tổ quốc, nếu cần ta chết Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông» ? Em có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với tổ quốc qua hai bài thơ trên? - Học sinh trình bày ý kiến - Học sinh cả lớp trao đổi - Giáo viên nhận xét, bổ xung ? Theo em, lòng yêu nước được bắt nguồn từ đâu? ? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện như thế nào? ? Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được hình thành từ đâu? ? Em hãy so sánh sự khác nhau giữa lòng yêu nước trước đây với ngày nay? Biểu hiện của lòng yêu nước được ghi cụ thể trong sách giáo khoa, giáo viên tổ chức cho học sinh cùng thảo luận. ? Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam có biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh chứng cho các biểu hiện đó? - Học sinh trình bày ý kiến - Giáo viên nhận xét, kết luận ? Vậy là một học sinh, em phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước? - Học sinh phát biểu ý kiến cá nhân - Học sinh cả lớp trao đổi - Giáo viên nhận xét, tổng hợp ý kiến của học sinh | 1. Lòng yêu nước. a. Lòng yêu nước là gì? - Khái niệm: Lòng yêu nước là tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ lợi ích của tổ quốc. - Lòng yêu nước được bắt nguồn từ: + Tình yêu cha mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh. + Tình yêu quê hương. + Lòng tự hào dân tộc. b. Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam - Là truyền thống cao quý và thiêng liêng - Là cội nguồn của các giá trị truyền thống khác - Được hình thành từ trong các cuộc đấu tranh chóng giặc và trong lao động sản xuất * Sự khác nhau về lòng yêu nước + Trước đây: Chống giặc ngoại xâm là hàng đầu. + Ngày nay: Xây dựng đất nước giàu mạnh, bảo vệ tổ quốc và phát huy truyền thống yêu nước - Lòng yêu nước được thể hiện: + Tình cảm gắn bó với quê hương, đất nước + Tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc + Lòng tự hào dân tộc chính đáng + Đoàn kết, kiên cường bất khuất chóng giặc + Cần cù và sáng tạo trong lao động - Học sinh cần phải: + Giữ gìn, phát huy thuyền thống yêu nước của dân tộc + Thể hiện lòng yêu nước của mình trong học tập, lao động và cuộc sống |
4. Cùng cố.
Giáo viên tổ chức cho học sinh trò chơi như thi hát, đọc thơ, kể truyện về tình yêu quê hương đất nước
5. Dặn dò, nhắc nhở.
Về nhà các em học bài cũ trả lời các câu hỏi cuối bài học và chuẩn bị trước tiết bài 14.