Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 11
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (tiết 1) ược VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (tiết 1)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 1: Công dân với sự phát triển kinh tế (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (tiết 2)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Hiểu được khái niệm hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
2. Về kĩ năng: Phân biệt được giá trị với giá cả của hàng hóa
3. Về thái độ: Coi trọng đúng mức vai trò của hàng hóa và sản xuất hàng hóa
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Sách bài tập GDCD 11
- Tài liệu có liên quan đến nội dung bài học
III. Tiến trình dạy học.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Phát triển kinh tế có ý nghĩa gì đối với cá nhân, gia đình, xã hội?
3. Học bài mới
Sản phẩm làm ra đã được gọi là hàng hóa hay chưa? Vậy khi nào vật phẩm trở thành hàng hóa? kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần phải có những điều kiện gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức cần đạt | ||||
Giáo viên giúp học sinh nắm được thế nào là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa, giáo viên đưa ra hệ thống câu hỏi theo sự lô gíc để học sinh nắm được nội dung hàng hoá là gì. ? Em hiểu thế nào là kinh tế tự nhiên? ? Em hiểu thế nào là kinh tế hàng hóa? ? Kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần phải có những điều gì? ? Sản phẩm trở thành hàng hóa phải có những điều kiện gì? ? Vậy hàng hóa là gì? ? Hàng hóa tồn tại ở mấy dạng? Hai thuộc tính của hàng hoá cùng với hệ thống câu hỏi giáo viên kết hợp với lấy ví dụ minh hoạ giúp hoc sinh tìm ra hai thuộc tính của hàng hoá. ? Hàng hóa có mấy thuộc tính? Giáo viên cho học sinh lấy ví dụ về một số hàng hoá. Đặt câu hỏi gợi mở giúp học sinh tìm ra giá trị sử dụng của hàng hoá. ? Theo em sản phẩm làm ra dùng để làm gì? ? Em hiểu thế nào là giá trị sử dụng của hàng hóa? ? Giá trị của hàng hóa là gì?Bằng cách nào để xác định giá trị của hàng hoá? Giá trị trao đổi VD: 1m vải = 5 kg thóc ? Theo em giá trị của hàng hóa là gì? ? Lượng giá trị của hàng hóa được xác định như thế nào? ? Em hiểu thế nào là thời gian lao động cá biệt? ? Có phải trao đổi hàng hóa trên thị trường người ta căn cứ vào thời gian lao động cá biệt? ? Giá trị xã hội của hàng hóa gồm có những yếu tố nào? ? Tại sao hàng hóa có tính thống nhất giữa hai thuộc tính? ? Tính mâu thuẫn giữa hai thuộc tính được thể hiện như thế nào? | 1. Hàng hóa. a. Hàng hóa là gì? - So sánh kinh tế tự nhiên với kinh tế hàng hóa
- Kinh tế hàng hóa ra đời, tồn tại và phát triển cần: + Sự phân công lao động xã hội + Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa - Điều kiện để sản phẩm trở thành hàng hóa: + Do lao động tạo ra + Có công dụng nhất định + Khi tiêu dùng phải thông qua mua bán - Khái niệm: Hàng hóa là sản phảm của lao động có thể thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán. - Hàng hóa tồn tại: + Vật thể + Phi vật thể b. Thuộc tính của hàng hóa * Giá trị sử dụng của hàng hóa. - Là công dụng của vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của con người - Ví dụ: Gạo = để ăn; Quần áo = để mặc; Xe đạp = để đi; Xi măng = để xây nhà * Giá trị của hàng hóa. - Được biểu hiện thông qua giá trị trao đổi mà giá trị trao đổi là quan hệ về số lượng. - Vậy: Giá trị của hàng hóa là lao động của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa - Lượng giá trị hàng hóa được đo bằng số lượng thời gian lao động hao phí sản xuất ra hàng hóa (giờ, phút, ngày...) - Thời gian lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa của từng người gọi là thời gian lao động cá biệt. - Giá trị xã hội của hàng hóa gồm: + Giá trị TLSX đã hao phí + Giá trị sức lao động + Giá trị tăng thêm => lãi * Tính thống nhất và mâu thuẫn của hai thuộc tính hàng hóa - Tính thống nhất: Hai thuộc tính cùng tồn tại trong một hàng hóa - Tính mâu thuẫn: + Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa không đồng nhất về chất + Giá trị được thực hiện trong lĩnh vực lưu thông, giá trị sử dụng được thực hiện trong lĩnh vực tiêu dùng |
4. Củng cố
Hệ thống lại kiến thức trọng tâm của tiết
Học sinh làm bài tập: Có ý kiến cho rằng, năng suất lao động tăng lên làm cho lượng của một giá trị hàng hóa tăng lên. Điều đó đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời: Năng suất lao động tăng là cho TGLĐXHCT để sản xuất giảm. Vì vậy, năng suất lao động tăng thì giá trị hàng hóa giảm và ngược lại (giá trị tỉ lệ nghịch với năng suất lao động)
5. Dặn dò nhắc nhở
Về nhà trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, học bài cũ và chuẩn bị bài mới