Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (tiết 1)
Giáo án môn GDCD lớp 11
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 3: Quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hóa (tiết 1) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (tiết 2)
Giáo án Giáo dục công dân lớp 11 bài 2: Hàng hóa - tiền tệ - thị trường (tiết 3)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức
- Nêu được nội dung cơ bản của quy luật giá trị.
- Nêu được những tác động của quy luật giá trị.
2. Về kĩ năng
- Biết phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị.
- Giải thích được ảnh hưởng của giá cả thị trường đến cung cầu của một loại hàng hóa ở địa phương.
3. Về thái độ: Có ý thức tôn trọng quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá.
II. Tài liệu và phương tiện dạy học.
- SGK, SGV GDCD 11
- Bài tập và câu hỏi tình huống GDCD 11,
- SGK KTCT Mác-Lênin
III. Tiến trình lên lớp.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hiểu thế nào về thị trường? Lấy ví dụ ở địa phương em?
? Thị trường có các chức năng cơ bản nào?
3. Học bài mới
Tại sao trong nền kinh tế lại có hiện tượng: lúc thì mở rộng sản xuất và ngược lại hay có lúc có quá nhiều hàng hóa và ngược lại. Những hiện tượng này là ngẫu nhiên hay do quy luật kinh tế nào chi phối, đó là nội dung của bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh | Nội dung kiến thức cần đạt |
Trong mục này giáo viên cần làm cho học sinh nêu được nội dung và phân tích được biểu hiện của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. ? Theo em sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên thời gian LĐXHCT hay thời gian lao động cá biệt? Nội dung quy luật giá trị được biểu hiện trong sản xuất và lưu thông hàng hoá vì vậy giáo viên phân tích biểu hiện của nội dung này tron hai lĩnh vực sản xuất và lưu thông ? Cho học sinh đọc và giải thích ví dụ trong sách giáo khao trang 28. + Người sản xuất 1 = 10 giờ + Người sản xuất 2 = 8 giờ + Người sản xuất 3 = 12 giờ trong đó TG LĐXHCT là10 giờ ? Vậy trong 3 trường hợp trên, trong trường hợp nào người sản xuất mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất? ? Tại sao quan hệ hàng tiền lại là biểu hiện của mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng? ? Theo em việc trao đổi hàng hóa A với hàng hóa B phải dựa trên cơ sở nào? ? Sự vận động của giá cả hàng hoá diễn ra như thế nào? ? Vậy em hiểu quy luật giá trị là gì? ? Theo em tai sao quy luật giá lại tác động đến điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá? ? Nếu hàng hoá A có giá cả > giá trị thì? ? Nếu hàng hoá A có giá cả < giá trị thì? ? Nếu hàng hoá A có giá cả = giá trị thì? ? Vậy tác động tích cực của việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá là gì? em hãy lấy ví dụ? ? Tại sao quy luật giá trị lại kích thích LLSX phát triển và NSLĐ tăng lên? ? Tại sao cạnh tranh lại làm cho LLSX ngày càng phát triển? ? Em hãy nhận xét và giải thích ví dụ trong sách giáo khoa trang 30-31? ? Tại sao quy luật giá trị lại có tác động đến sự phân hoá giàu-nghèo giữa những người sản xuất kinh doanh? ? Em hãy chỉ ra tính tích cực và hạn chế của tác động của quy luật giá trị trong sản xuất và lưu thông hàng hoá? | 1. Nội dung của quy luật giá trị - Sản xuất và lưu thông hàng hoá phải dựa trên cơ sở TGLĐXHCT - Giá trị xã hội của hàng hoá = Giá trị tư liệu sản xuất + Giá trị sức lao động + lãi. * Trong lĩnh vực sản xuất. - Trường hợp 1: TGLĐCB = TGLĐXHCT (thực hiện đúng quy luật giá trị) -Trường hợp 2: TGLĐCB < TGLĐXHCT (thực hiện tốt quy luật giá trị) - Trường hợp 3: TGLĐCB > TGLĐXHCT (vi phạm quy luật giá trị) - Vì vậy: quan hệ hàng - tiền là hình thức biểu hiện mối quan hệ giữa người sản xuất và tiêu dùng. * Trong lĩnh vực lưu thông. - Việc trao đổi hàng hoá phải dựa trên nguyên tắc TGLĐXHCT hay ngang giá. - Quy luật gía trị yêu cầu tổng giá cả hàng hoá sau khi bán bằng tổng giá trị hàng hoá trong sản xuất * Trên thị trường. Giá cả cao hặc thấp là do ảnh hưởng của cạnh tranh, cung – cầu. - Như vậy: Quy luật giá trị là quy luật kinh tế chi phối sự vận động của mối quan hệ giữa TGLĐCB và TGLĐXHCT của hàng hóa trong sản xuất và lưu thông hang hóa. 2. Tác động của quy luật giá trị. a. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá. - Giá cả > giá trị thì bán chạy có lãi thì tiếp tục sản xuất hoặc mở rộng sản xuất. - Giá cả < giá trị thì lỗ vốn tức thu hẹp sản xuất hoặc không sản xuất hoặc chuyển sang nghề khác - Giá cả = giá trị vẫn tiếp tục sản xuất Như vậy: thu hút hàng hóa từ nơi có gía cả thấp đến nơi có giá cao từ đó cân bằng hàng hóa giữa các vùng. b. Kích thích lực lượng sản xuất phát triển và năng suất lao động tăng lên. Năng suất lao động tăng thì lợi nhuận tăngtừ đó cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề, sử dụng thành tựu khoa học kĩ thuật. c. Phân hoá giầu – nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa. - Người sản xuất có giá trị cá biệt thấp hơn hoặc bằng giá trị xã hội thì có lãi => mua sắm tư liệu sản xuất, đổi mới kĩ thuật => Người đó phát tài, giàu có - Người sản xuất có giá trị cá biệt cao hơn giá trị xã hội thì => Người đó thua lỗ, phá sản…=> nghèo đi. Như vậy: quy luật giá trị có tác dụng bình tuyển, đánh giá người sản xuất. |
4. Củng cố.
- Hệ thống kiến thức trọng tâm của tiết học
- Cho học sinh trả lời một số câu hỏi trong sách giáo khoa, liên hệ với thực tế địa phương
5. Dăn dò nhắc nhở.
Về nhà làm bài tập cuối sách giáo khoa và chuẩn bị bài mới