Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 17: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân

Giáo án môn GDCD lớp 8

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 17: Quyền khiếu nại tố cáo của công dân được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 15: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 16: Nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước và lợi ích công cộng

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Ôn tập chương 3

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • Học sinh hiểu thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.
  • Biết được cách thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo.
  • Nêu được trách nhiệm của nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo.

2. Kĩ năng:

  • Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và không đúng quyền khiếu nại, tố cáo.
  • Biết cách ứng xử đúng, phù hợp với các tình huống cần khiếu nại, tố cáo.

3. Thái độ: Thận trọng, khách quan khi xem xét sự việc có liên quan đến quyền khiếu nại, tố cáo.

II. Chuẩn bị.

  • GV: SGK, SGK, Điều 74 hiến pháp 1992. Điều 4, 30, 31, 33 luật khiếu nại, tố cáo năm 1998.
  • HS: Soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

CH: Tài sản nhà nước bao gồm những gì? Lợi ích công cộng là gì?Công dân có nghĩa vụ gì đối với tài sản nhà nước và lợi ích công cộng?

Đáp án:

  • Tài sản nhà nước bao gồm: Đất đai, rừng núi, sông, hồ, phần vốn và tài sản do nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình văn hoá, xã hội...
  • Lợi ích công cộng là những lợi ích chung dành cho mọi người và xã hội.

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm.

- GV nêu vấn đề: Trong các tình huống đưa ra em sẽ xử trí như thế nào.

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

+ CH: Qua ba tình huống trên ta rút ra bài học gì?

+ CH: Theo em khi nào thì công dân có quyền khiếu nại, mục đích của việc khiếu nại là gì?

+ CH: Theo em khi nào thì công dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố cáo là gì?

* Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

+ CH: Quyền khiếu nại của công dân là gì?

+ CH: Quyền tố cáo của công dân là gì?

+ CH: Khi tố cáo công dân gửi đơn đến cơ quan nào?

+ CH: Khi khiếu nại, tố cáo công dân phải thể hiện đức tính gì?

-> Trung thực, khách quan, thận trọng.

+ CH: Em hãy nêu điểm khác nhau của quyền khiếu nại và quyền tố cáo?

-> Khiếu nại: Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại.

-> Tố cáo: Mục đích ngăn chặn hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhà nước, tổ chức, cơ quan và của công dân

- GV gọi HS đọc Điều 74 hiến pháp 1992. Điều 4, 30, 31, 33 luật khiếu nại, tố cáo năm 1998?

* Hoạt động 3. HDHS luyện tập.

+ CH: Ông Ân có quyền khiếu nại không? Vì sao?

* Hoạt động nhóm.

- GV nêu vấn đề: Nhận xét sự giống và khác nhau giữa quyền khiếu nại, tố cáo.

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

I. Đặt vấn đề.

- Bài học: Khi biết ccông dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mình và nhà nước thì chúng ta phải tố cáo, khiếu nại để bảo vệ lợi ích cho mình và tránh thiệt hại cho xã hội.

II. Nội dung bài học.

1. Quyền khiếu nại.

- Là quyền của công dân đề ngghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định.... khi cho rằng quyết định đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

2. Quyền tố cáo.

- Là quyền báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo là một trong những quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong hiến pháp.

4. Nhà nước nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo.

III. Bài tập.

1. Bài tập 2.

- Ông Ân không có quyền khiếu nại, vì ông chỉ là người hàng xóm và không có quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch uỷ ban nhân dân quận.

2. Bài tập 4.

* Giống nhau:

- Đều là những quyền cơ bản của công dân.

- Là công cụ để công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể và cá nhân.

- Là phương tiện để công dân tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

* Khác nhau:

- Đối tượng khiếu nại: là các quyết định hành chính.

- Đối tượng tố cáo: là hành vi phạm pháp luật.

- Cơ sở khiếu nại: là quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.

- Cơ sở tố cáo: Là các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, công dân...

4. Củng cố

CH: Thế nào là quyền khiếu nại, quyền tố cáo? Tìm hiểu các quy định của pháp luật về quyền khiếu nại, quyền tố cáo?

5. Hướng dẫn về nhà

Học nội dung bài?

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm