Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 20: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Giáo án môn GDCD lớp 8

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 20: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 19: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 1)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài 19: Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (tiết 2)

Giáo án Giáo dục công dân lớp 8 bài: Hoạt động ngoại khóa môi trường

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

  • HS hiểu được pháp luật là gì?
  • Nêu được đặc điểm, bản chất và vai trò của pháp luật.
  • Nêu được trách nhiệm của công dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Kĩ năng:

  • Biết đánh giá các tình huống phap luật xảy ra hằng ngày ở trường, ở ngoài xã hội.
  • Biết vận dụng một số quy định pháp luật đã học vào cuộc sống hàng ngày.

3. Thái độ:

  • Có ý thức tự giác chấp hành pháp luật.
  • Phê phán các hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

II. Chuẩn bị.

  • GV: SGV, SGK, phiếu học tập. Điều 3, 51, 52, 79 Hiến pháp 1992. Điều138 bộ luật hình sự. Điều 26 bộ luật dân sự. (SGV)
  • HS: Soạn bài.

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ.

CH: Em hiểu hiến pháp là gì? Nêu những nội dung cơ bản của hiến pháp?

Đáp án:

Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Mọi văn bản pháp luật khác đều được xây dựng, ban hành trên cơ sở các quy định của hiến pháp, không được trái với hiến pháp

Nội dung cơ bản của hiến pháp 1992:

  • Bản chất nhà nước.
  • Chế độ chính trị.
  • Chế độ kinh tế.
  • Chính sách văn hoá xã hội.
  • Quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.
  • Tổ chức bộ máy nhà nước.

3. Bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1. HDHS tìm hiểu phần đặt vấn đề.

* Hoạt động nhóm.(Nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề: Thảo luận các câu hỏi của phần đặt vấn đề.

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

+ CH: Qua phần thảo luận em rút ra được bài học gì?

* Hoạt động 2. HDHS tìm hiểu nội dung bài học.

+ CH: Các cơ quan, nhà máy, xí ngghiệp, trường học đề ra các quy định để làm gì?

+ CH: Xã hội đề ra pháp luật để làm gì? Vì sao phải có pháp luật?

+ CH: Nếu không có pháp luật thì xã hội sẽ như thế nào?

+ CH: Qua đó em có thể rút ra kết luận gì?

+ CH: Pháp luật Việt Nam có những đặc điểm gì?

+ CH: Em hiểu như thế nào về tính quy phạm. tính xác định và tính bắt buộc của pháp luật?

+ CH: Bản chất của pháp luật Việt Nam là gì?

+ CH: Pháp luật có những vai trò gì?

- Gọi HS đọc điều 3, 51, 52, 79 Hiến pháp 1992. Điều138 bộ luật hình sự. Điều 26 bộ luật dân sự.

+ CH: Là công dân chúng ta cần phải làm gì?

-> Sống, làm việc, học tập theo hiến pháp và pháp luật.

* Hoạt động 3. HDHS luyện tập.

+ CH: Theo em ai có quyền xử lí các vi phạm của Bình? Căn cứ để xứ lí các vi phạm đó?

+ CH: Trong các hành vi của Bình hành vi nào vi phạm pháp luật?

* Hoạt động nhóm.(Nhóm nhỏ)

- GV nêu vấn đề: So sánh điểm giống và khác nhau của đạo đức và pháp luật?

- Nhiêm vụ: HS tập trung giải quyết vấn đề.

- Đại diện nhóm trả lời.

- HS nhận xét-> GV nhận xét.

I. Đặt vấn đề.

- Pháp luật là qui tắc xử sự chung và có tính bắt buộc.

II. Nội dung bài học.

1. Khái niệm.

- Pháp luật là qui tắc xử sự chung và có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, được nhà nước đảm bảo, thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế.

2. Đặc điểm.

- Tính qui phạm phổ biến.

- Tính xác định chặt chẽ.

- Tính bắt buộc (tính cưỡng chế).

3. Bản chất của pháp luật Việt Nam.

- Pháp luật Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân.

4. Vai trò của pháp luật.

- Pháp luật là công cụ để quản lí nhà nước, kinh tế, văn hoá xã hội.

- Là công cụ để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

- Là phương tiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

III. Luyện tập.

1.Bài tập 1.

- Hành vi vi phạm của Bình như đi học muộn, không làm bài tập…. do BGH nhà trường xử lí trên cơ sở nội quy trường học.

- Hành vi đánh nhau với bạn, căn cứ vào mức độ vi phạm và độ tuổi của Bình, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ áp dụng các biện pháp sử lí phù hợp.

2. Bài tập 4.

* Đạo đức.

- Cơ sở hình thành: Đúc kết từ thực tế cuộc sống và nguyện vọng của nhân dân qua nhiều thế hệ.

- Hình thức thể hiện: Ca dao, tục ngữ, châm ngôn…

- Biện pháp đảm bảo thực hiện: Tự giác, tác động của dư luận xã hội…

* Pháp luật.

- Cơ sở hình thành: Do nhà nước ban hành.

- Hình thức thể hiện: Các văn bản pháp luật.

- Biện pháp đảm bảo thực hiện: Tác động của nhà nước thông qua tuyên truyền, giáo dục, răn đe, cưỡng chế…

4. Củng cố

CH: Nêu đặc điểm, bản chất, vai trò của pháp luật Việt Nam?

5. Hướng dẫn về nhà

Ôn tập chuẩn bị thi học kì II.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 8

    Xem thêm