Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển

Giáo án môn GDCD lớp 9

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 6: Hợp tác cùng phát triển được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn GDCD 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 4: Bảo vệ hòa bình

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới

Giáo án Giáo dục công dân lớp 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

  • Thế nào là hợp tác, các nguyên tắc hợp tác, sự cần thiết phải hợp tác.
  • Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề hợp tác với các nước khác, trách nhiệm của HS trong việc rèn luyện tinh thần hợp tác.

2. Kĩ năng:

HS có tinh thần hợp tác với bạn bè và mọi người trong các hoạt động chung.

3. Thái độ:

HS biết ủng hộ chính sách hòa bình hữu nghị và hợp tác của Đảng và Nhà nước ta.

II/ CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

KN xác định giá trị, KN tư duy phê phán, KN tìm kiếm và xử lí thông tin, KN hợp tác

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC:

Thảo luận nhóm, động não, hỏi chuyên gia, dự án

IV/ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

  • SGK, SGV GDCD 9
  • Tranh ảnh, băng hình, bài báo có chủ đề liên quan.

V/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1/ Ổn định tổ chức:

2/ Kiểm tra bài cũ:

  • Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?
  • HS có thể làm gì để góp phần xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?

3/ Bài mới:

a) Khám phá:

b) Kết nối: GV nêu một công trình xây dựng hoặc một công trình khoa học mà đó là kết quả của sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác để từ đó dẫn dắt vào bài mới.

Hoạt động của thầy và trò

Hoạt động 1: Phân tích thông tin

-GV yêu cầu HS đọc thông tin ở SGK

-GV chia lớp thành 3 nhóm và nêu câu hỏi:

1. Qua các thông tin tình huống trên, em có nhận xét gì về QHHT giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới?

2. Sự hợp tác mang lại lợi ích gì cho nước ta và các nước khác? Vì sao lại phải hợp tác

3. Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương như thế nào trong vấn đề hợp tác với các nước khác? Sự hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào?

-HS các nhóm thảo luận và trình bày

- GV nhận xét và nêu kết luận.

Hoạt động 2: Tìm hiểu ND bài học

-GV nêu câu hỏi:

1.Em hiểu thế nào là hợp tác?

2.Hợp tác phải dựa trên những nguyên tắc nào?

3.Sự hợp tác QT có ý nghĩa như thế nào?

4.Đảng và NN ta chủ trương như thế nào đối với vấn đề hợp tác quốc tế?

- HS trả lời

- GV tóm tắt ND chính của bài học

Biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống hàng ngày

- GV yêu cầu HS nêu các biểu hiện của tinh thần hợp tác trong cuộc sống trong các mối quan hệ hàng ngày (thể hiện trong cách xử sự với mọi người)

- HS trình bày

- Cả lớp nhận xét, bổ sung

Hoạt động 3: Luyện tập:

Giải bài tập

- GV yêu cầu HS giải các bài tập 2, 3.

Nội dung kiến thức

1.Đặt vấn đề

-Việt Nam đã tham gia vào tất cả các tổ chức quốc tế tên nhiều lĩnh vực: Thương mại, y tế, lương thực, giáo dục...

- Chúng ta cần hợp tác vì: Này nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, không có một dân tộc, một quốc gia riêng rẻ nào có thể giải quyết được. Sự hợp tác quốc tế góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta và các nước khác phát triển. Cùng nhau giải quyết những vấn đề bức xúc của khu vực và thế giới.

- Đảng và Nhà nước ta chủ trương: Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước XHCN, các nước trong khu vực và trên thế giới dựa trên nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, các bên cùng có lợi, giải quyết bất đồng tranh chấp bằng thương lượng hòa bình, tránh dùng vũ lực, áp đặt, cường quyền.

2. Nội dung bài học

(Xem SGK)

* HS các nhóm thảo luận và trình bày.

VD: Nhà máy thủy điện Hòa Bình,nhà máy lọc dầu Dung Quất...

* HS trình bày.

3. Bài tập

Bài 2: HS tự nêu sự hợp tác của bản thân trong công việc chung và kết quả của sự hợp tác đó.

Bài 3: HS giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong trường, trong lớp hoặc ở địa phương.

4. Vận dụng: Hệ thống bài học bằng sơ đồ đã chuẩn bị từ trước.

5. Hướng dẫn về nhà: Học thuộc nội dung bài học, làm bài tập SGK, chuẩn bị trước bài 7

Đánh giá bài viết
1 1.865
Sắp xếp theo

Giáo án lớp 9

Xem thêm