Giáo án Hình học 6 chương 1 bài 2: Ba điểm thẳng hàng
GIÁO ÁN HÌNH HỌC 6
Giáo án Hình học 6 chương 1 bài 2: Ba điểm thẳng hàng là tài liệu hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình xây dựng bài giảng bộ môn với nội dung được biên soạn chi tiết giúp học sinh nắm được khi nào thì ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm, biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ học tập vẽ hình chính xác.
Bài 2: BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I. Mục tiêu bài học
- Học sinh nắm được khi nào thì ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Khẳng định có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại trong ba điểm thẳng hàng.
- Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. Sử dụng đúng thuật ngữ: nằm cùng phía, nằm khác phí, nằm giữa.
- Rèn kĩ năng sử dụng dụng cụ học tập vẽ hình chính xác.
II. Phương tiện dạy học
- GV: Thước, bảng phụ
- HS: Thước, bảng nhóm
III. Tiến trình
1- Ổn định lớp.
2- Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy | Hoạt động của trò | Ghi bảng |
Hoạt động 1: Bài cũ Vẽ đường thẳng a và lấy ba điểm B, A, C thuộc a - Ba điểm A, B, C đều thuộc a khi đó ta nói ba điểm A, B, C thẳng hàng Vậy ba điểm thẳng hàng là ba điểm như thế nào? Hoạt động 2: Ba điểm thẳng hàng - Khi ba điểm A, B, C thẳng hàng (Hình trên) ta thấy B, C như thế nào với A về vị trí? - Tương tự:
=> điểm nằm giữa Ta thấy có mấy điểm nằm giữa hai điểm A và C? => Nhận xét Hoạt động 3: Củng cố Bài 8 Sgk /106 cho học sinh trả lời tại chỗ Bài 9 Sgk /106 GV vẽ hình trong bảng phụ cho học sinh thực hiện tại chỗ. | Là ba điểm cùng nằm trên một đường thẳng Cùng phía đối với điểm A Cùng phía đối với điểm C Khác phía đối với điểm B Có một điểm nằm giữa A và C Ba điểm thẳng hàng là A, M, N | 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng * Khi ba điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng. * Khi ba điểm A, B, C không cùng nằm trên một đường thẳng ta nói chúng không thẳng hàng. 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. < Sgk/ 106> Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng, có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại 3. Bài tập Bài 8 Sgk/106 Ba điểm A, M, N thẳng hàng Bài 9 Sgk/106 a. Các bộ ba điểm thẳng hàng là (B, E, A), (D, E, G), (B, D , C) Hai bộ ba các điểm không thẳng hàng là (B, G, A), (B, D, C) |
Hoạt động 4: Dặn dò
- Về xem kĩ lý thuyết
- BTVN Bài 10 đến bài 13 Sgk/ 106,107
- Chuẩn bị trước bải tiết sau học
- Có mấy đường thẳng đi qua hai điểm?
- Hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng // là hai đường thẳng như thế nào?