Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 3
Giáo án Lịch sử 8 bài 3 Kết nối tri thức
Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 3 Cách mạng công nghiệp do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.
Ngày soạn: ………………………
Ngày dạy:……………………
Tiết 5,6 – Bài 3:
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP
(NỬA SAU THẾ KỈ XVIII – GIỮA THẾ KỈ XIX)
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức:
- Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp
- Nêu được những tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống xã hội.
2. Về năng lực:
- Biết khai thác nội dung và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa, tìm hiểu thêm từ internet, sách, báo về những phát minh khoa học kĩ thuật cũng như những tác động của nó đối với cuộc sống hiện nay.
- Biết phân tích sự kiện để rút ra kết luận, nhận định, liên hệ thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Giáo dục học sinh yêu lao động, say mê với phát minh khoa học kĩ thuật.
- Khâm phục, biết ơn đối với những nhà khoa học và những phát minh về khoa học kĩ thuật của họ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo án biên soạn theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho HS .
- Một số video, tranh ảnh liên quan đến nội dung bài học:
+ Video cách mạng công nghiệp
+ Tranh ảnh các thành tựu của cách mạng công nghiệp
- Máy chiếu, máy tính
- Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
- Phiếu học tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu:
- Tạo sự tò mò, ham học hỏi và lòng khao khát muốn tìm hiểu những điều ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học; tạo không khí hứng khởi để HS bắt đầu một tiết học mới.
b) Nội dung
- GV chiếu cho hs quan sát 1 số kênh hình về thành tựu kĩ thuật trong bài học và trả lời câu hỏi:
? Đây là thành tựu ở những lĩnh vực nào? Em biết gì về những thành tựu này? Những thành tựu này có còn được ứng dụng trong cuộc sống hiện nay không?
c) Sản phẩm
- Câu trả lời của học sinh
d) Tổ chứcthực hiện:
- GV chiếu cho hs xem các hình ảnh
- HS hoạt động cá nhân, trả lời các câu hỏi:
? Đây là thành tựu ở những lĩnh vực nào?
- Đây là các thành tựu trong lĩnh vực kĩ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp nửa sau thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX.
? Em biết gì về những thành tựu này?
Hs nêu những hiểu biết của bản thân về các thành tựu trên:
Máy kéo sợi Gien ni: Vào những năm 1750, các xưởng dệt may không thể đáp ứng được thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến năm 1765, máy kéo sợi Gien-ni được tạo ra. Máy có cấu tạo như cỗ quay bình thường nhưng lại có khoảng 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần 1 công nhân vận hành. Vì lượng cọc nhiều hơn, máy có thể tạo nhiều sợi vải hơn, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp 8 lần. Phát minh này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt nước Anh thời ấy. James Hargreaves được ghi nhận là người đã sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni vào năm 1764.
Đoàn tàu hỏa đầu tiên chạy trên đường sắt nối hai thành phố Man-che-xto và Li-vơ-pun:
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
- Năm 1825, Anh khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên nối liền Man-che-xtơ với Li-vơ-pun.
- Đến năm 1850, Anh có khoảng 10,000km đường sắt.
Tàu thủy đầu tiên do Robe Phon-ton chế tạo: Trong năm 1807, Robert Fulton đã chế tạo thành công một tàu thủy chạy chở khách chạy bằng hơi nước và sử dụng nó để thực hiện một chuyến hành trình từ New York đến Albany, bang New York. Đây là một bước nhảy vọt quan trọng trong sự phát triển của tàu thuỷ cũng như cách vận chuyển hàng hóa và con người trên sông. Phát mình về tàu thuỷ của Robert Fulton đã giúp cho việc vận chuyển trở nên nhanh chóng hơn và tiết kiệm hơn so với các phương tiện trước đó.
? Những thành tựu này có còn được ứng dụng trong cuộc sống hiện nay không?
- Các thành tựu trên hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong cuộc sống nhưng đã được cải tiến, hiện đại hơn rất nhiều.
- Dẫn vào bài: Cuộc cách mạng TS Anh vào giữa thế kỉ XVII đã gạt bỏ những trở ngại về chính trị, xã hội của CĐPK, tạo điều kiện để giai cấp TS Anh tiến hành cuộc cách mạng trong sản xuất. C. Mác đã từng khẳng định: Năng suất lao động là cái đảm bảo cho sự thắng lợi của trật tự xã hội này đối với một trật tự xã hội khác. Cách mạng công nghiệp diễn ra vào nửa sau thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19 có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp đạt được những thành tựu nổi bật nào và tác động ra sao đến quá trình sản xuất và đời sống xã hội? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Cách mạng công nghiệp ở Anh.
a) Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp ở Anh.
b) Nội dung:
- HS đọc thông tin trong SGK trang 15 - 16, xem video và 1 số hình ảnh do GV trình chiếu, hs hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi về các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò | Sản phẩm dự kiến |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) - HS đọc thông tin trong SGK trang 15-16, xem video và hình ảnh 3.1, 3.2, 3.3, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi: ? Cuộc CMCN diễn ra ở Anh trong điều kiện như thế nào? ? Trình bày những thành tựu tiêu biểu của CMCN Anh. Theo em thành tựu nào là tiêu biểu nhất? vì sao? ? Những thành tựu trên có ý nghĩa như thế nào đối với nước Anh? B2: Thực hiện nhiệm vụ GV hướng dẫn HS đọc SGK, quan sát hình ảnh, chiếu video HS đọc SGK, quan sát kênh hình, xem video và làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ. B3: Báo cáo, thảo luận GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi HS trả lời câu hỏi, những HS còn lại theo dõi, nhận xét và bổ sung cho bạn ? Cuộc CMCN diễn ra ở Anh trong điều kiện như thế nào? GV: Bổ sung: Cách mạng đã thành công ở Anh vào thế kỉ XVII và đưa nước này phát triển đi lên chủ nghĩa tư bản; giai cấp tư sản cầm quyền cần phát triển sản xuất nên phải sử dụng máy móc. Máy móc đã được sử dụng trong sản xuất thời trung đại, song còn thô sơ (như cần trục nhỏ, máy bơm hút nước có mỏ, ống bể dùng sức nén không khí, động cơ chạy bằng sức gió...)Máy móc lúc đó mới chỉ thay thế phần nào lao động chân tay, cần cải tiến và phát minh nhiều máy móc để đẩy nhanh sản xuất, sản phẩm ngày càng nhiều và phức tạp hơn. ? Trình bày những thành tựu tiêu biểu của CMCN Anh. H. Nêu được các thành tựu của CMCN ở Anh bao gồm các thông tin: Tên phát minh, người phát minh, năm phát minh, ý nghĩa
| 1. Cách mạng công nghiệp ở Anh.
- Giữa thế kỉ XVIII, CMCN diễn ra đầu tiên ở Anh do nơi đây hội tụ đủ những tiền đề để tiến hành cách mạng: vốn (tư bản), nhân công và sự phát triển kĩ thuật
- CMCN diễn ra đầu tiên trong ngành dệt, sau đó lan ra các ngành khác như GTVT, luyện kim…. - Những thành tựu tiêu biểu: máy kéo sợi Gien-ni (1764), máy kéo sợi chạy bằng sức nước của R.Ác-rai (1769), máy hơi nước của Giêm-oát (1784), máy dệt của Ét-mơn Các-rai (1785)… |
- Chiếu h/a xa quay tay và hình 3.1, giới thiệu:
- Vào những năm 1750, các xưởng dệt may không thể đáp ứng được thị trường. Lúc này, người ta vẫn còn sử dụng xe quay sợi với một cọc suốt. Vì thế mà mỗi công nhân chỉ làm được một cuộn chỉ mỗi ngày. Đến năm 1765, máy kéo sợi Gien-ni được tạo ra. Máy có cấu tạo như cỗ quay bình thường nhưng lại có khoảng 16 – 18 cọc suốt và chỉ cần 1 công nhân vận hành. Vì lượng cọc nhiều hơn, máy có thể tạo nhiều sợi vải hơn, năng suất làm việc cũng tăng lên gấp 8 lần. Phát minh này đã mang lại rất nhiều lợi ích cho ngành dệt nước Anh thời ấy.
- James Hargreaves được ghi nhận là người đã sáng tạo ra máy kéo sợi Gien-ni vào năm 1764. Hargreaves sinh năm 1720 tại hạt Lancashire và là con trai trong một gia đình thợ mộc nghèo khổ. Lớn lên trong cảnh bần hàn, Hargreves sớm đã thành thạo việc sử dụng các công cụ nghề mộc và nhanh chóng trở thành người thợ giỏi dưới sự kèm cặp của cha và ông nội. Sau này ông chuyển đến hạt Blackburn sinh sống và xây dựng gia đình tại đây. Với phát minh máy kéo sợ Gien-ni của mình, ông trở thành một trong những người nổi tiếng nhất cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh. Ông phát minh máy kéo sợi Gien ni là vì thương vợ. Vợ chồng Ha-gri-vơ sống rất nghèo khổ, vợ ông là một thợ dệt, ông đã thuê 1 máy dệt và một máy se sợi với chỉ 1 cọc sợi về cho vợ vừa làm vừa trông con. Nhưng năng suất quá thấp, tiền công bèo bọt. Thương vợ vất vả, Hargreaves thường hay kéo sợi giúp vợ mình. Cộng với việc ông là con trai của một thợ mộc mà ông đã nắm rõ nguyên lý làm việc cũng như cấu tạo của máy kéo sợi. Với đầu óc nhanh nhạy của một người thợ mộc giỏi, Hargreaves đã cải tiến chiếc máy bằng cách lắp thêm các cọc suốt. Nhờ sáng tạo này mà ông đã giúp được người vợ của mình hoàn thành sản lượng mà chủ xưởng dệt yêu cầu
- Máy kéo sợi Gien-ni là một trong những phát minh vĩ đại bấy giờ, giúp cho sản lượng nguyên liệu của ngành dệt may ở châu Âu tăng lên chóng mặt. Phát minh này giúp nguồn cung nguyên liệu là sợi vải cho ngành dệt may tăng lên. Đồng thời, điều này cũng giúp giá sản phẩm giảm xuống và người ta có thể mua vải dễ dàng hơn. Sự ra đời của máy kéo sợi Gien-ni cũng là một dấu mốc lớn trong cách mạng công nghiệp về máy móc hơi nước.
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 3
Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 3. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.
Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.