Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức Bài 5

Giáo án Lịch sử 8 bài 5 Kết nối tri thức

Mời thầy cô tham khảo Giáo án Lịch sử 8 sách Kết nối tri thức bài 5 Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn do VnDoc đăng tải sau đây. Đây là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo, phục vụ cho công việc giảng dạy trong năm học 2023 - 2024. Bộ giáo án lớp 8 môn Lịch sử được biên soạn chi tiết, theo từng bài, giúp thầy cô dễ dàng truyền tải kiến thức cho học sinh. Mời các thầy cô cùng tải về Giáo án Lịch sử 8 chương trình mới.

CHƯƠNG 3

VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

Tiết 9, 10 - Bài 5:

CUỘC XUNG ĐỘT NAM – BẮC TRIỀU VÀ TRỊNH - NGUYỄN

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

- Nêu được những nét chính về sự ra đời của Vương triều Mạc.

- Giải thích được nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam –Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

- Nêu được hệ quả của xung đột Nam –Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

2. Năng lực

* Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

* Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực tìm hiểu lịch sử:

+ Khai thác và sử dụng thông tin, tư liệu lịch sử.

+ Khai thác lược đồ địa phận Nam – Bắc triều, Đàng Trong – Đàng Ngoài để tìn hiểu nguyên nhân, hệ quả của các cuộc xung đột.

+ Lập bảng hệ thống, tìm kiếm tư liệu.

- Nhận thức và tư duy lịch sử: Biết suy luận, phản biện, tranh luận về một vấn đề lịch sử như các cuộc xung đột, chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến, tình trạng đất nước bị chia cắt...

3. Phẩm chất

- Bồi dưỡng phẩm chất trung thực, yêu nước, phản đối các cuộc xung đột chiến tranh vì lợi ích của cá nhân/nhóm người mà gây hại đến đời sống nhân dân, đến sự phát triển chung của đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Ảnh/Video về di tích thành nhà Mạc, về sự kiện Mạc Đăng Dung lên ngôi, về hậu quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều, Trịnh – Nguyễn.

- Lược đồ Nam – Bắc triều và Đàng Trong – Đàng Ngoài.

- Tranh vẽ phủ chúa Trịnh thế kỉ XVII và các tư liệu tiêu biểu gắn với nội dung bài học.

2. Học sinh

- Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được đó là sự suy yếu của chế độ phong kiến, dẫn đến các cuộc xung đột Nam –Bắc triều, Đàng Trong – Đàng Ngoài. Sau đó đưa học sinh vào tìm hiểu nội dung bài học, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.

b. Nội dung: GV cho học sinh xem ảnh về di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình).

c. Sản phẩm: Một số hiểu biết của HS về cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến ở thế kỉ XVI-XVII.

d. Tổ chức thực hiện:

GV cho HS xem hình

? Di tích thành nhà Mạc (Lạng Sơn), Lũy Thầy (Quảng Bình) gợi cho em nhớ đến những cuộc xung đột nào trong các thế kỉ XVI-XVII? Những cuộc xung đột đó đã để lại hệ quả như thế nào đối với lịch sử dân tộc?

- Gợi cho em nhớ đến các cuộc xung đột Nam - Bắc triều và xung đột Trịnh - Nguyễn.

- Hệ quả của những cuộc xung đột:

+ Đất nước bị chia cắt, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của dân tộc.

+ Kinh tế đất nước bị đình trệ, cuộc sống người dân trở nên khốn cùng.

+ Cuộc xung đột kéo dài, gây ra những thiệt hại to lớn về người và của.

- Bên cạnh các hệ quả tiêu cực trên, ta phải kể đến vai trò quan trọng của các chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam và có nhiều hoạt động xác định chủ quyền tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa (sẽ học ở bài 6).

GV: Những di tích lịch sử trên là minh chứng rõ ràng cho thời kì khủng hoảng, suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền kéo dài thế kỉ XVI –XVII. Vậy vì sao cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến bùng nổ? Diễn biến? Hậu quả?

B. Hoạt động hình thành kiến thức

a. Mục tiêu: Tìm hiểu các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

b. Nội dung: Nguyên nhân bùng nổ xung đột, hệ quả của các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

1. Sự ra đời Vương triều Mạc

Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về để xem toàn bộ nội dung bài 5

Trên đây là Giáo án Lịch sử 8 Kết nối tri thức bài 5 Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các các thầy cô dễ dàng hơn trong việc biên soạn giáo án, phục vụ cho công việc giảng dạy chương trình SGK mới lớp 8.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 8 khác được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 7

    Xem thêm