Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 3: Trung Quốc

Giáo án môn Lịch sử lớp 11

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 3: Trung Quốc được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Lịch sử 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án điện tử bài Nhật Bản

Giáo án Lịch sử 11 Bài 2: Ấn Độ

Giáo án Lịch sử lớp 11 bài 4: Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ 19 - đầu thế kỉ 20)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức:

  • Hiểu được nguyên nhân khiến Trung Quốc trở thành nước nửa thuộc địa nửa PK. Trình bày được diễn biến và nhận xét được hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa lịch sử của các phong trào đó.
  • Hiểu được các khái niệm “Nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “Vận động Duy Tân”.

2. Về kĩ năng:

- Giúp HS bước đầu biết đánh giá về trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay các nước đế quốc, biết sử dụng lược đồ Trung Quốc để trình bày các sự kiện của phong trào Nghĩa Hòa đoàn và cách mạng Tân Hợi.

3. Về tư tưởng:- Giúp HS có biểu lộ sự cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến, đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

1. GV: - Bản đồ Trung Quốc, lược đồ cách mạng Tân Hợi, lược đồ “phong trào Nghĩa Hòa đoàn” tranh ảnh, tài liệu cần thiết phục vụ bài giảng.

2. HS: SGK, vở ghi..

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

a) Sự thành lập và vai trò của Đảng Quốc đại ở Ấn Độ?

b) So sánh cao trào đấu tranh 1905 - 1908 với khởi nghĩa Xi-pay, rút ra tính chất, ý nghĩa của cao trào?

3. Vào bài mới:

Trung Quốc là một nước lớn của Châu Á song cũng không thoát khỏi thân phận một thuộc địa. Để hiểu được quá trình Trung Quốc đã bị các đế quốc xâm lược như thế nào và cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến, đế quốc ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

4. Dạy bài mới:

Hoạt động của GV - HS

KTCB

Hoạt động 1: Cá nhân

- Mục tiêu: tìm hiểu về các nước ĐQ xâu xé Trung Quốc.

- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau:

+ Vị trí của Trung Quốc ở châu Á.

+ Các nước PT đã làm gì để thực hiện ý đồ xâm lược TQ?

+ Sau chiến tranh thuốc phiện đã dẫn tới hậu quả gì đối với nhân dân TQ?

- Sử dung lược đồ và hình ảnh để hỏi: vì sao không một nước ĐQ nào độc chiếm được TQ mà phải xâu xé?

Hoạt động 2: Tập thể - cá nhân

- Mục tiêu: tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân TQ giữa thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX.

- Từ khi bị các nước ĐQ xâm lược, ở TQ nổi lên những mâu thuẫn nào?

- Yêu cầu HS lập bảng về các phong trào đấu tranh tiêu biểu theo các nội dung: thời gian, địa điểm, lãnh đạo, mục đích, kết quả.

- HS thảo luận và đưa ra nguyên nhân thất bại của các phong trào.

1. Trung Quốc bị các đế quốc xâm lược: (đọc thêm).

2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

- Nguyên nhân: do mâu thuẫn giữa nhân dân TQ với PK, ĐQ.

- Phong trào tiêu biểu:

+ 1851 phong trào nông dân “Thái bình Thiên quốc” do Hồng Tú Toàn lãnh đạo.

+ 1898, cuộc vận động Duy tân do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu khởi xướng.

+ 1899, phong trào Nghĩa Hoà đoàn.

- Kết quả: Thất bại.

- Nguyên nhân thất bại:

+ Chưa có tổ chức lãnh đạo

+ Do sự bảo thủ, hèn nhát của triều đình phong kiến.

+ Do phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp.

Hoạt động 3: Tập thể - cá nhân

- Mục tiêu: tìm hiểu cuộc cách mạng Tân Hợi.

- GV cho HS quan sát chân dung Tôn Trung Sơn và đặt câu hỏi: đây là ai? Ông có vai trò gì đối với cách mạng TQ?

- Dựa vào SGK nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Trung Sơn.

- Yêu cầu HS đọc SGK và trả lời: đường lối, mục tiêu của Đồng Minh Hội.

- Tại sao năm 1911 ở Trung Quốc diễn ra cách mạng Tân Hợi?

- Trình bày các sự kiện chính, kết quả của cách mạng Tân Hợi?

- GV phân tích tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng.

3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi 1911

* Tôn Trung Sơn và Đồng minh hội:

- Tôn Trung Sơn là một trí thức có tư tưởng cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản.

- Tháng 8/1905 TQ Đồng minh hội thành lập - chính Đảng của giai cấp tư sản.

- Cuơng lĩnh chính trị: theo học thuyết Tam Dân của Tôn Trung Sơn đó là "dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc".

- Mục tiêu: Đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc, bình quân địa quyền.

* Cách mạng Tân Hợi:

- Nguyên nhân:

+ Nhân dân TQ mâu thuẫn với đế quốc, PK.

+ Nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho đế quốc => châm ngòi cho cuộc CM.

- Diễn biến:

+ 10/10/1911 KN bùng nổ ở Vũ Xương, lan rộng ra miền Nam và miền Trung.

+ 29/12/1911, Quốc dân đại hội,họp ở nam kinh thành lập Trung Hoa dân quốc, Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống.

+ Trước thắng lợi của CM, tư sản thương lượng với nhà Thanh, đế quốc can thiệp.

- Kết quả: Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức, Viên Thế Khải làm Tổng thống.

- Tính chất - ý nghĩa:

+ Là cuộc cách mạng tư sản không trịêt để.

+ Lật đổ PK, mở đường cho CNTB phát triển.

+ Ảnh hưởng to lớn tới PTGPDT ở các nước Châu Á.

5. Củng cố, dặn dò:

  • Cuối thời Mãn Thanh, nước Trung Hoa phong kiến dần suy yếu, bị các nước tư bản chia nhau xâm chiếm. Nhân dân TQ đã đấu tranh đòi duy tân đất nước và tham gia khởi nghĩa vũ tranh chống đế quốc, lật đổ thế lực PK trong phong trào Nghĩa Hòa Đoàn và CM Tân Hợi (1911).
  • HS học bài cũ, làm câu hỏi bài tập SGK, đọc trước bài mới.
Chia sẻ, đánh giá bài viết
6
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 11

    Xem thêm