Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc - Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) (Tiết 3)

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 21: Xây dựng CNXH ở miền Bắc - Đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965) (Tiết 3) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học.

1/ Kiến thức: Học sinh nắm được các nội dung cơ bản.

  • Trình bày được nét chính về quá trình đấu tranh của nhân dân miền Nam chống chế độ Mĩ – Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng.
  • Trình bày được hoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào Đòng khởi.
  • Trình bày được nội dung ý nghĩa của đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/1960).

2/ Xét về tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm ruột thịt Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và tiền đồ của cách mạng

3/ Kỹ năng: Phân tích, đánh giá.

II. Tư liệu và đồ dùng dạy học.

  • Lịch sử Việt Nam 1954 - 1975
  • Bản đồ “Phong trào đồng khởi”
  • Văn thơ thời kì 1954 – 1965

III. Tiến trình tổ chức dạy và học.

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ

Tình hình nước ta sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương ntn?

3. Dẫn nhập vào bài mới.

4. Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động dạy học

Nội dung học sinh cần nắm

- Phân tích tính chất quyết liệt của cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam thời kỳ sau hiệp định Jernever 1954

- Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam thời kỳ 1954 – 1959 diễn ra

thế nào?

- Phong trào miền Nam từ 1958 – 1959 có sự thay đổi gì? Vì sao có sự thay đổi ấy?

- Thay đổi về mục tiêu và hính thức đấu tranh do sự tàn bạo của kẻ thù nên không thể duy trì hình thức cũ.

- Hoàn cảnh nổ ra phong trào “Đồng Khởi”?

- Học sinh dựa vào sgk để trả lời

- Giáo viên phân tích sâu 2 ý:

+ Hoàn cảnh của phong trào đồng khởi

+ Chủ trương của Đảng

-GV giải thích: “đồng khởi”là đồng loạt khởi nghĩa từ k/n từng phần ở nông thôn kết hợp với k/n của quần chúng với chiến tranh cách mạng.

- Giáo viên sử dụng bản đồ phong trào để giải thích và trình này, học sinh nêu nhận xét và trả lời câu hỏi.

- Bà Nguyễn Thị Định (Ba Định) là người lãnh đạo trận cướp đồn giặc ở Mỏ cày mở đầu cho cao trào Đồng khởi ở Bến Tre.

- Diễn biến phong trào Đồng Khởi 1959 – 1960. Vì sao nói Đồng Khởi là biến cố cách mạng quan trọng đầu tiên của cách mạng miền Nam?

- Đồng khởi đánh dấu sự thất bại của “chiến tranh đơn phương” của tổng thống Mỹ Aixenhao.

- Hoàn cảnh diễn ra đại dội Đảng toàn quốc lần thứ III

- Cách mạng hai miền có những bước tiến quan trọng

Đại hội có 525 đại biểu chính thức, 51 đại biểu dự khuyết. “Đại hội xây dựng CHXN ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà”

- Vị trí, vai trò của cách mạng mỗi miền?

- Nội dung của đại hội đảng lần thứ III

III. Miền Nam chống chế độ Mỹ – Diệm. Giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới đồng khởi (1954 – 1960).

1/ Đấu tranh chống chế độ Mỹ – Diệm, giữ gìn vầ phát triển lực lượng cách mạng.

- Từ giữa 1954 cách mạng miền Nam chuyển từ đấu tranh vũ

trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị chống Mỹ – Diệm.

- Đấu tranh đòi thi hành hiệp định Jernever, đòi hiệp thương tổng tuyển cử, chống khủng bố, chống chính sách tố cộng – diệt cộng của Mỹ – Diệm.

- Phong trào hoà bình bị Mỹ – Diệm đàn áp – khủng bố nhưng vẫn tiếp tục và dâng cao.

- Từ 1958 – 1959 có thay đổi về mục tiêu và hình thức đấu tranh (từ đấu tranh hoà bình – chính trị sang kết hợp chính trị và vũ trang).

2/ Phong trào đồng khởi 1959 – 1960

a/ Hoàn cảnh.

- Do sự tàn bạo của chính quyền Mỹ – Diệm, cách mạng miền Nam gặp nhiều khó khăn và tổn thất lớn (1957 – 1959)

- Hội nghị BCHTW đảng 1/ 1959 quyết định để nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để lật đổ chính quyền Mỹ – Diệm.

b/ Phong trào Đồng Khởi

- Diễn biến học sinh học sgk.

c/ Kết quả – ý nghĩa:

- Phong trào đồng khởi đã làm cho chính quyền của địch ở địa phương bị tan ra từng mảng lớn, cuối 1960 ta làm chủ: 600/ 1298 xã Nam Bộ, 904/ 3829 thôn trung bộ, 3200/ 721 thôn Tây Nguyên.

- Phong trào đã giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ – Diệm, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Diệm.

- Từ khí thế của Đồng khởi, 20/ 12/ 1960 mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.

IV. Miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1961 – 1965).

1/ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9/ 1960)

a/ Hoàn cảnh

+ Đất nước bị chia cắt làm hai miền

+ Cách mạng miền Bắc hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo XHCN.

+ Cách mạng miền Nam có bước phát triển mới từ sau phong trào “đồng khởi”

-> Yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở hai miền trong giai đoạn mới

b/ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III

+ Từ ngày 5 – 10/ 9/ 1960 tại Hà Nội.

Đại hội đã đề ra những nhiệm vụ cách mạng của từng miền

- Cách mạng XHCN ở miền Bắc

- Cách mạng dân tộc DCND ở miền Nam

Cách mạng hai miền có mối quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau để hoàn thành công cuộc cách mạng DCND trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà

- Đại hội thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965)

- Bầu ra ban chấp hành TW Đảng, bộ chính trị (Lê Duẩn làm tổng bí thư).

IV/ Sơ kết bài học:

Củng cố bài: GV đặt câu hỏi hệ thống các kiến thức cơ bản của bài.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 12

    Xem thêm