Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 22: Nhân dân hai miền chiến đấu chống đế quốc Mỹ (1965 - 1973) (tiết 2)

Giáo án môn Lịch sử lớp 12

Giáo án Lịch sử lớp 12 bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ - Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973) (tiết 2) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. Mục tiêu bài học:

1/ Kiến thức: Học sinh nắm các nội dung cơ bản là:

  • Âm mưu thủ đoạn của Mĩ trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, tinh thần chiến đấu lao động sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương của miền Bắc.
  • Âm ưu thủ đoạn của Mĩ trong việc thực hiện chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh - Đông Dương hóa chiến tranh", quá trình quân dân 3 nước Đông Dương đánh bại chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mĩ.

2/ Tư tưởng: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, tình cảm gắn bó Bắc – Nam. Niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ Tịch.

3/ Kỹ năng: Phân tích, so sánh, xử dụng bản đồ, lược đồ, tranh ảnh tư liệu. Liên hệ các kiến thức liên môn (Địa lý, văn…).

II. Đồ dùng và tư liệu dạy học:

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy-học:

1/ Ổn định lớp:

2/ Kiểm tra bài cũ: Quân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược "chiến tranh cụ bộ" của Mĩ như thế nào?

3/ Giới thiệu bài mới:

4/ Tổ chức các hoạt động dạy - học.

Hoạt động của thầy và trò.

Nội dung học sinh cần nắm.

HĐ 1:

GV: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ tiến hành chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc như thế nào?

HS trả lời

-Để hỗ trợ cho CT xâm lược ở miền Nam và ngăn chặn sự chi viện của hậu phương với tiền tuyến -> Từ tháng 3-1964 Mỹ thông qua kế hoạch OPLAN-34A và 5-8-1964 dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc bộ”, 7-2-1965 lấy cớ “Trả đũa” cuộc tiến công của ta ở Plây-cu -> tiến hành ném bom MB.

- Mỹ huy động hàng ngàn máy bay trong đó có cả B52, F111 và hàng trăm tàu chiến

Bắn phá vào các nhà máy, hầm mỏ, các tuyến giao thông quan trọng… trung bình 1ngày có đến 300 lần máy bay xuất kích trút khoảng 1600 tấn bom đạn.

HĐ 2

- GV: Miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ hậu phương như thế nào?

- HS: Trả lời

Phong trào thi đua ở MB những năm 1965-1968 như: Thanh niên “Ba sẵn sàng”, phụ nữ “Ba đảm đang”, thiếu niên nhi đồng “Làm nghìn việc tốt”, giáo dục “hai tốt”, công nhân “Ba điểm cao” v.v.

Các điển hình là:

“Gió Đại phong gọi sóng Duyên hải.

Cờ Ba nhất giục trống Bắc lý, Thành công”

Trong 4 năm MB đã đưa 30 vạn cán bộ, bộ đội và hàng chục vạn tấn vũ khí đạn dược, thuốc men, lương thực vào MN.

HĐ 3

-GV:

Âm mưu, thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện chiến lược VNHCT và ĐDHCT là gỉ?

- HS trả lời:

Đây là cuộc chiến tranh tổng lực với quy mô lớn và mức độ khốc liệt. Để thực hiện kế hoạch Mỹ đã áp dụng các biện pháp:

-Tăng viện trợ quân sự cho ngụy để chúng có thể “Tự đứng vửng, tự gánh vác” được chiến tranh.

-Tăng viện trợ kinh tế nhằm giúp ngụy thực hiện được chính sách bình định ở MN.

-Thực hiện chiến tranh hủy diệt MB nhằm ngăn chặn sự chi viện từ Bắc vào Nam, mở rộng chiến tranh sang Lào và Cămpuchia.

- Lợi dụng mâu thuẫn trong các nước XHCN nhằm gây sức ép và cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân ta.

HĐ 4

- GV:

Những thắng lợi của quân dân 3 nước Đông Dương trên các mặt trận chính trị, quân sự. Ý nghĩa của những thắng lợi đó.

- HS trả lời:

Hoàn cảnh, ý nghĩa cuộc tiến công chiến lược nắm 1972.

- Sau những thất bại liên tiếp, quân ngụy phải chuyển sang phòng ngự, năm 1971 quân Mỹ đã rút 180.000 và chư hầu đã rút 16.000 khỏi MN -> so sánh lực lượng có lợi cho ta

- GV mở rộng về cuộc chiến đấu 81 ngày đêm để bảo vệ thị xã và thành cổ Quảng trị từ 28-6-1972 đến 16-9-1972.

- Giáng 1 đòn nặng nề vào chiến lược VNHCT, buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại.

II. Miền Bắc vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ (1965-1968)

1/ Mỹ tiến hành chiến tranh bằng không quân, hải quân phá hoại miền Bắc

a-Âm mưu:

- Phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng và công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc.

-Ngăn chặn nguồn chi viện bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào Nam.

- Uy hiếp tinh thần và làm lung lay ý chí quyết tam chống Mỹ của nhân dân ta.

b- Thủ đoạn: 7-2-1965 Mỹ chính thức tiến hành CTPH lần I ở miền Bắc bằng không quân, hải quân.

2/ Miền Bắc vừa chiến đấu chống CTPH vừa sản xuất và làm nghĩa vụ hậu phương

Miền Bắc làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn với MN một cách xuất sắc với tinh thần “Mỗi người làm việc bằng hai vì Miền Nam ruột thịt” “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Trong những năm Mỹ thực hiện CTPH tuyến đường “Trường sơn” trên bộ và trên biển vẫn đảm bảo thông suốt, trong 4 năm MB chi viện sức người, sức của cho MN gấp 10 lần so với trước, sự chi viện đó đã góp phần quyết định cùng MN đánh bại “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ.

III. Chiến đấu chống chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ (1969-1973)

1/ Chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và “Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ

a-Hoàn cảnh: Sau thất bại của CTCB đầu năm 1969 Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đồng thời mở rộng chiến tranh ra toàn ĐD thực hiện “Đông Dương hóa chiến tranh”.

b- Âm mưu – Thủ đoạn:

- VNHCT vẫn tiếp tục chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở miền Nam được tiến hành quân đội tay sai là chủ yếu với sự phối hợp đáng kể của lực lượng chiến đấu Mỹ, bằng không quân và hỏa lực Mỹ do cố vấn Mỹ chỉ huy.Thực chất nay là sự tiếp tục của âm mưu “Dùng người Việt đánh người Việt”, “Dùng người đông Dương đánh người Đông dương”.

2/ Chiến đấu chống chiến lược “Việt nam hóa chiến tranh” và“Đông dương hóa chiến tranh” của Mỹ.

a- Trên mặt trận chính trị:

- Ngày 6-6-1969 Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam thành lập (Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch).

- Ngày 24-4-1969 hội nghị cấp cao 3 nước Đông dương họp, hội nghị biểu thị tinh thần quyết tâm đoàn kết chống Mỹ của nhân dân Đông dương.

- Phong trào của các tầng lớp nhân dân diễn ra sôi nổi ở các đô thị Sài gòn, Huế, Đà nẵng đặc biệt là học sinh, sinh viên với các phong trào “Xuống đường”, “Nói với đồng bào”, “Nghe đồng bào tôi nói, nói cho đồng bào tôi nghe”.

-Phong trào của nhân dân nông thôn và ven đô đấu tranh chống “Bình định” phá “Ấp chiến lược” -> Đầu 1971 cách mạng làm chủ thêm 3600 ấp với > 3 triệu dân.

b- Trên mặt trận quân sự: Những thắng lợi của sự phối hợp chiến đấu của quân dân các nước ĐD

- Từ 30-4 -> 30-6-1970 quân đội VN phối hợp với quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia của 10 vạn quân Mỹ –ngụy.

- Từ 12-2 -> 23-3-1971 quân VN và quân dân Lào đập tan cuộc hành quân “Lam sơn 719” đường 9 –Nam Lào của 4,5 vạn quân Mỹ-ngụy.

-Từ 30-3-1972 -> Cuối tháng 6-1972 ta mở cuộc tiến công chiến lược khắp MN, chọc thủng 3 phòng tuyến mạnh nhất của địch là Quảng Trị, Tây Nguyên, Đông nam bộ.

5 Sơ kết bài học:

1/ Củng cố. GV nêu câu hỏi – học sinh trả lời

2/ Dặn dò:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Lịch sử lớp 12

    Xem thêm