Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 1: Chia sẻ với ông bà, cha mẹ
Giáo án thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 1
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 1: Chia sẻ với ông bà, cha mẹ là mẫu giáo án điện tử lớp 4 hay dành cho quý thầy cô tham khảo, từ đó soạn bài giảng nếp sống văn minh thanh lịch lớp 4 dễ dàng và hiệu quả hơn, tạo ra các tiết học sinh hoạt sôi động và bổ ích cho các em học sinh. Mời quý thầy cô cùng tham khảo.
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4
Giáo án nếp sống thanh lịch văn minh lớp 4 - Bài 2: Trò chuyện với anh chị em
GIÁO DỤC NẾP SỐNG THANH LỊCH VĂN MINH
Bài 1: CHIA SẺ VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ
I. MỤC TIÊU:
1. Học sinh nhận thấy nên chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình cùng ông bà, cha mẹ.
2. Học sinh có kĩ năng:
- Biết chủ động trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ.
- Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ.
- Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện.
3. Học sinh có ý thức chủ động dành thời gian để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cùng ông bà, cha mẹ.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Tranh minh hoạ trong sách HS.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
TG | Nội dung | Hoạt động của giáo viên | Hoạt động của học sinh |
3-5’ | 1. Giới thiệu bài | GV gọi HS nêu các bài đạo đức đã học có liên quan đến tình cảm, cách cư xử của các em đối với ông bà, cha mẹ | - Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, anh chị em (Đạo đức lớp 3) - Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ (Đạo đức lớp 4) |
GV nhận xét câu trả lời của HS và giới thiệu bài học, ghi tên bài "Chia sẻ cùng ông bà, cha mẹ". | - HS ghi bài vào vở | ||
8’ | 2. Nhận xét hành vi | Khi có chuyện vui hay chuyện buồn chúng mình thường chia sẻ với ai? | - HS nối tiếp nêu |
GV gọi HS đọc truyện, SHS trang 5, 6. | - 2 HS đọc nối tiếp HS thảo luận và trả lời. | ||
Gọi các nhóm báo cáo. | Các nhóm báo cáo kết quả | ||
- Khi có chuyện vui, bạn Nguyên muốn chia sẻ niềm vui của mình với ai? | - Khi có chuyện vui, Nguyên nói ngay với bố mẹ, ông bà | ||
- Bạn Minh khác bạn Nguyên ở điểm gì? | - Minh khác Nguyên, Minh không chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ | ||
- Em thích cách ứng xử của bạn nào? Vì sao? | - Em thích cách ứng xử của bạn Nguyên, vì chia sẻ niềm vui với ông bà, cha mẹ làm tăng thêm tình cảm gắn bó trong gia đình | ||
- Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với ông bà, cha mẹ thì có lợi gì? | - Chia sẻ vui buồn với ông bà, cha mẹ làm cho tình cảm gia đình thêm gắn bó, đó cũng là biểu hiện của con cháu hiếu thảo biết quan tâm tới những người lớn tuổi trong gia đình | ||
+ Vậy câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? | - Chủ động chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình với ông bà, cha mẹ. | ||
GV chốt ý 1 của lời khuyên và ghi bảng | |||
- Trong lớp mình ai đã từng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn của mình vớí ông bà, cha mẹ? | - HS nối tiếp nêu | ||
8’ | 3. Bày tỏ ý kiến | gọi HS đọc bài tập 1. +Nêu các việc em đã làm được GV kết luận từng theo từng trường hợp: | HS đọc. - HS nối tiếp nêu các việc đã làm được - HS lắng nghe |
GV chốt lời khuyên: | - Trò chuyện đúng lúc, đúng chỗ. - Không nói chen ngang khi ông bà, cha mẹ đang nói chuyện. | ||
8’ | 4. Trao đổi, thực hành. | GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhận xét về cách ứng xử của từ bạn trong từng trường hợp | HS đọc BT 2 HS thảo luận HS trình bày kết quả. |
GV nhận xét và kết luận chung: | HS lắng nghe | ||
- Các tình huống trên muốn khuyên chúng ta điều gì? | - Trò chuyện với ông bà, cha mẹ với thái độ lễ phép, vui vẻ. | ||
GV chốt và ghi bảng lời khuyên | |||
2’ | 5. Tổng kết bài | Gọi HS đọc bài tập 3 - GV nhận xét theo từng tình huống. - Gọi HS nhắc lại nội dung lời khuyên. - Dặn HS chuẩn bị bài 2 “Trò chuyện với anh chị em”. | - HS đọc bài tập 3 - HS thảo luận và sắm vai - HS trình bày kết quả. - Liên hệ với thực tế của HS. - 2 HS nhắc lại nội dung lời khuyên |