Giáo án Ngữ văn 8 bài: Liên kết các đoạn trong văn bản
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8
Giáo án Ngữ văn 8 bài: Liên kết các đoạn trong văn bản được trình bày khoa học sẽ giúp các em học sinh hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản.
TUẦN 4 - TIẾT 16: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng các phương tiện liên kết để tạo ra sự liên kết giữa các đoạn văn trong VB thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh.
- Rèn kỹ năng sử dụng phương thức liên kết khi viết đoạn văn.
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: soạn bài, BP
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ ngữ chủ đề, câu chủ đề trong đoạn văn? Có mấy cách trình bày nội dung trong đoạn văn?
2. Bài mới:
Như các em đã biết, đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên VB mà một VB gồm nhiều đoạn văn. Vậy làm thế nào để liên kết các đoạn văn đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG BÀI HỌC |
GV treo BP → gọi HS đọc - VD 1 có mấy đoạn văn? - Nội dung của mỗi đoạn văn trên là gì? - Nhận xét về mối liên hệ giữa hai đoạn văn này? Vì đánh đồng hiện tại và quá khứ, nên sự liên kết giữa hai đoạn còn lỏng lẻo khiến người đọc cảm thấy hụt hẫng - So sánh ND của VD 1 và VD 2? - VD 2 khác VD 1 ở điểm nào? Sự khác biệt này có ý gì? | I. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản 1. Ví dụ * Ví dụ 1 - Đoạn 1: Tả cảnh sân trường Mĩ Lí ở hiện tại - Đoạn 2: Cảm giác của NV "Tôi" trong một lần ghé thăm trường trước đây. → Không có sự liên kết * VD 2 - ND giống với VD 1 - HT: Đầu đoạn 2 có thêm cụm từ "trước đó mấy hôm" → phương tiện liên kết, tác dụng: bổ sung ý nghĩa về thời gian, tạo sự gắn bó giữa hai đoạn văn |