Giáo án Ngữ văn 9 bài 10: Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 10: Các phương châm hội thoại (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

  • Mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
  • Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại.

2. Kĩ năng:

  • Lựa chọn đúng phương châm hội thoại trong quá trình giao tiếp.
  • Hiểu đúng nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại
  • Lựa chọn, phân biệt cách giao tiếp đảm bảo các phương châm hội thoại.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng các phương châm hội thoại phù hợp với tình huống giao tiếp

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Sách GK, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

*Vào bài:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG

*HĐ1: Tìm hiểu quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:

- GDKNS: KT/phân tích tình huống -> hiểu mối quan hệ này.

HS đọc văn bản SGK, trả lời câu hỏi:

?Nhận xét chàng rễ có tuân thủ đúng phương châm lịch sự không?

Vì sao em nhận xét như vậy?

Nhân vật chàng rễ: Không tuân thủ phương châm hội thoại vì đặt trong tình huống giao tiếp lúc này là không phù hợp (người được hỏi bị chàng rễ gọi xuống từ trên cây cao lúc mà người đó đang tập trung làm việc)

?Rút ra bài học gì?

Khi giao tiếp cần chú ý đến đặc điểm của tình huống giao tiếp. (nói với ai? Nói khi nào? nói ở đâu? nói để làm gì?)

-> ghi nhớ

*HĐ2: Tìm hiểu những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:

- GDKNS: KT/phân tích tình huống -> hiểu nguyên nhân không tuân thủ phương châm hội thoại.

1. - Các tình huống trong PC về lượng

- Các tình huống trong PC về chất

- Các tình huống quan hệ

- Các tình huống trong PC cách thức

-> Đều vi phạm phương châm hội thoại

2. Đọc đoạn thoại:

An: Cậu có biết chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo vào năm nào không?

Ba: Đâu khoảng đầu TK XX.

- Câu trả lời của Ba không đáp ứng thông tin. Như vậy là ba không tuân thủ PC về lượng.

- Nguyên nhân: Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay được chế tạo vào năm nào. Nên Ba trả lời 1 cách chung chung (không nói điều mình không có bằng chứng xác thực).

3. Trong tình trạng sức khỏe bệnh nhân đến giai đoạn nguy kịch không chữa được. Bác sĩ sẽ không nói thật mà sẽ động viên bệnh nhân cố gắng ăn uống điều trị sẽ qua khỏi…

-> Bác sĩ vi phạm PC về chất (vì nói điều không đúng). Nhưng lời nói dối ấy sẽ giúp cho bệnh nhân lạc quan, có nghị lực để sống vui tươi trong khoảng thời gian còn lại. Đó là tấm lòng nhân đạo cần thiết.

VD: Khi bị địch bắt không thể tuân thủ PC về chất.

4. “Tiền bạc chỉ là tiền bạc.”

- Có 2 cách hiểu

+ Theo nghĩa tường minh: Tiền bạc (chỉ có 1 thông tin) (Vi phạm PC về lượng).

+ Theo nghĩa hàm ẩn: Tiền bạc chỉ là phượng tiện, không nên coi trọng chạy theo tiền bạc mà quên đi mục đích sống, quên cái thiêng liêng trong cuộc sống (không vi phạm PC về lượng)

?Vậy, từ bài tập tìm hiểu trên, em hãy cho biết những nguyên nhân của việc không tuân thủ các phương châm hội thoại?

*HĐ3: Luyện tập:

GDKNS: thực hành có hướng dẫn -> việc vi phạm các phương

châm hội thoại.

GV hướng dẫn HS giải quyết các bài tập (SGK). Sau mỗi bài tập khắc sâu và nhấn mạnh ý.

BT1: Đọc mẩu chuyện và trả lời câu hỏi:

- Câu trả lời của ông bố với đứa trẻ 5 tuổi: vi phạm phương châm cách thức.

- Vì cách nói đó mơ hồ, trẻ 5 tuổi chưa thể hiểu biết quyển tuyển tập truyện ngắn NC.

*BT2: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

- Thái độ của Chân, Tay, Tai, Mắt: bất hòa với lão Miệng (giận dữ, nặng nề) vi phạm PC lịch sự.

- Không có lí do chính đáng:Vì không thích hợp tình huống giao tiếp, theo nghi thức giao tiếp, đến nhà phải chào hỏi…

I. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp:

Tìm hiểu ngữ liệu (SGK).

- Nhân vật chàng rễ: Không tuân thủ phương châm lịch

sự

-> Bài học: Khi giao tiếp cần chú ý: nói với ai? Nói khi nào? nói ở đâu?

nói để làm gì?

-> Ghi nhớ (SGK)

II. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại:

1. Các tình huống trong PC hội thoại đã phân tích đều vi phạm phương châm hội thoại

2. Ngữ liệu SGK:

- Ba vi phạm PC về lượng

- Nguyên nhân: Vì Ba không biết chính xác chiếc máy bay được chế tạo vào năm nào.

3. Tình huống SGK:

- Bác sĩ vi phạm PC về chất

- Nhưng lời nói dối ấy là tấm lòng nhân đạo cần thiết.

4.”Tiền bạc chỉ là tiền bạc.”

Theo nghĩa hàm ẩn: lời răng dạy (không vi phạm PC về lượng)

-> Ghi nhớ (SGK)

III.Luyện tập:

BT1:

- Câu trả lời của ông

bố vi phạm phương châm cách thức.

- Vì cách nói đó mơ hồ,

BT2:

- PC lịch sự bị vi phạm.

- Không có lí do chính đáng: thái độ thiếu lịch sự.

IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ

*Củng cố: Nguyên nhân vi phạm các phương châm hội thoại trong giao tiếp?

*HD: Học bài, làm lại bài tập, chuẩn bị bài viết số 1 (văn thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả)

Đánh giá bài viết
3 2.624
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm