Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 bài 27: Bến quê

Giáo án Ngữ văn 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 27: Bến quê (trích) là tài liệu hữu ích dành cho các thấy cô giáo soạn giáo án dạy học giúp học sinh nắm vững nội dung bài học về qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ. Các em sẽ cảm nhận được ý nghĩa triết lí, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người. Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo.

BẾN QUÊ

(Trích)

Nguyễn Minh Châu

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Giúp học sinh cảm nhận từ văn bản:

  • Những vẻ đẹp bình dị của cuộc sống nơi bến quê qua cảm nhận của một người từng trải.
  • Tình yêu thiết tha cuộc sống nơi quê hương trong những ngày cuối cùng của cuộc đời một con người.

2.Sự kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm trong một cốt truyện giàu yếu tố tâm lí là nét nổi bật trong truyện ngắn này.

B. Chuẩn bị:

  • Tập Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh Châu.

C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:

*Hoạt động 1: Khởi động

1.Tổ chức:

2. Kiểm tra:

  • Đọc thuộc lòng và nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ "Nói với con" của Y Phương.

3.Bài mới:

*Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc và kể tóm tắt cốt truyện.

?Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Minh Châu?

Hãy tìm hiểu bố cục văn bản này theo cốt truyện?

Hãy nhận xét về thể loại, phương thức biểu đạt của truyện? Nêu cảm nhận ban đầu của em về tên truyện Bến quê?

? Trong truyện, nhân vật Nhĩ đã được đặt trong tình huống như thế nào?

? Tại sao nói đó là tình huống trớ trêu, nghịch lí nhưng cũng không trái tự nhiên, không phải là hoàn toàn bịa đặt vô lí?

Tình huống đó đã giúp tác giả thể hiện những điều gì về khắc hoạ nhân vật và chủ đề tác phẩm?

I.Tiếp xúc văn bản:

1.Đọc và kể:

  • Đọc: Thể hiện giọng trầm tĩnh, suy tư xúc động và đượm buồn. Chú ý giọng trữ tình, xúc cảm ở một số đoạn tả cảnh.

*Kể tóm tắt:

2. Tìm hiểu chú thích:

  • Tác giả: Nguyễn Minh Châu (1930-1989) là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thời chống Mĩ và là hiện tượng nổi bật trong văn học nước ta những năm 80 của thế kỉ XX.
  • Từ khó: SGK

3. Bố cục:Theo cốt truyện

  • Cuộc trò chuyện của Nhĩ với Liên (...bậc gỗ mòn lõm)
  • Nhĩ nhờ con trai sang bên kia sông, lại nhờ bọn trẻ giúp anh ngồi sát cửa sổ để ngắm cảnh và nghĩ ngợi. (Còn lại)

4.Thể loại: truyện ngắn, kết hợp kể, tả, trữ tình và triết lí một cách giản di, nhỏ nhẹ mà thấm thía.

  • Tên truyện gợi những hình ảnh quen thuộc về làng quê và gợi tình thân thương.

II. Phân tích

1.Tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Nhĩ

  • Căn bệnh hiểm nghèo khiến anh gần như bại liệt toàn thân...Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờvào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là Liên-vợ anh. Anh đang sống những ngày cuối cùng của cuộc đời mặc dù trước đó anh đã từng có điều kiện đi rất nhiều nơi trên thế giới.
  • Tình huống này trớ trêu như một nghịch lí vì Nhĩ là một người làm công việc phải đi nhiều, vậy mà cuối đời anh lại bị buộc chặt vào giường bệnh.
  • Nhĩ phát hiện ra vẻ đẹp của bờ bãi bên kia sông, quen mà lạ và anh không thể đi tới đó được dù chỉ một lần. Anh nhờ con trai thực hiện khao khát của mình, nhưng cậu bé lại để lỡ chuyến đò.

=>Từ đó tác giả muốn tâm sự và khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời bình thường, giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà phải trải qua bao trải nghiệm, có khi phải đến cuối đời, trong những hoàn cảnh trớ trêu mà buộc bản thân phải nếm trải.=>Đó cũng là chủ đề và đặc sắc của câu chuyện.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
3
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm