Giáo án Bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án bài Kiều ở lầu Ngưng Bích

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9 bài “Kiều ở lầu Ngưng Bích” giúp học sinh cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi nhớ của Kiều. Bài giáo án môn Văn lớp 9 này cũng sẽ giúp học sinh thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.... Giáo án được trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh lớp 9 bậc trung học cơ sở.

Giáo án bài Chị em Thúy Kiều

Giáo án ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sa pa

Giáo án bài Bến quê

BÀI: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH
(Trích: Truyện Kiều - Nguyễn Du)

I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:

  • Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
  • Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
  • Luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh vật thiên nhiên, độc thoại nội tâm, nghệ thuật sử dụng điệp từ, điệp cấu trúc câu đem lại hiệu quả cao.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài giảng
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
HĐ2: Dẫn vào bài mới.

Các em thân mến, Truyện Kiều là tên gọi phổ biến của tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm này đã đưa Nguyễn Du lên hàng danh nhân văn hoá thế giới.

Nội dung chính của truyện xoay quanh quãng đời lưu lạc sau khi bán mình chuộc cha của Thuý Kiều, nhân vật chính trong truyện, một cô gái "sắc nước hương trời" và có tài "cầm kỳ thi họa".

Hôm nay cô trò ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một trong những đoạn trích hay nhất của Truyện Kiều, đó chính là đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.

HĐ3: Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

- Dựa vào hiểu biết của mình, em hãy nêu vài nét về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? Học sinh trả lời.

I. Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

1. Tác giả

- Nguyễn Du (1765 – 1820)

- Thời đại: có nhiều biến động, xã hội phong kiến VN bước vào thời kỳ khủng hoảng sâu sắc.

  • Phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn.
  • Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn thiết lập…

--> Những biến cố của thời đại đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

- Gia đình:

  • Là gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
  • Cha đỗ tiến sĩ, từng làm tể tướng. Anh làm thượng thư và là người say mê nghệ thuật.
  • Mồ côi cha năm 9 tuổi, mồ côi mẹ năm 12 tuổi.
  • Hoàn cảnh gia đình cũng tác động lớn đến cuộc đời Nguyễn Du.

- Bản thân:

  • Là người hiểu biết sâu rộng.
  • Có vốn sống phong phú.
  • Nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau.
Đánh giá bài viết
1 10.753
Sắp xếp theo

Ngữ văn lớp 9

Xem thêm