Giáo án Ngữ văn 9 bài 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9
Giáo án Ngữ văn 9 bài 40: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Ngữ văn 9 bài 37: Tổng kết từ vựng (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Nội tâm nhân vật và miêu tả nội tâm nhân vật trong tác phẩm tự sự.
- Tác giả của miêu tả nội tâm và mối quan hệ giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và phân tích được tác dụng của miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
- Kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi làm bài văn tự sự.
3. Thái độ: Tích cực vận dụng miêu tả nội tâm để viết văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Sách GK, giáo án
- HS: Đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
* Vào bài:
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
*HĐ1: Tìm hiều yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: 1. Đọc lại đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, thực hiện y/c: a.- Những câu thơ tả cảnh: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” Hoặc: “ Buồn trông cửa bể chiều hôm...ngồi” - Câu thơ miêu tả tâm trạng: “Tưởng…người ôm” ?Qua đoạn thơ, miêu tả nội tâm là miêu tả điều gì của con người? b. Những câu thơ tả cảnh có quan hệ như thế nào đến việc khắc hoạ nhân vật: MTả cảnh, miêu tả nội tâm có mối quan hệ với nhau. Nhiều khi từ việc miêu tả hoàn cảnh, ngoại hình mà người viết cho ta thấy được tâm trạng bên trong của NV và ngược lại từ việc miêu tả tâm trạng người đọc cảm nhận được, hiểu được hình thức bên ngoài c. Miêu tả nội tâm có tác dụng với việc khắc hoạ nhân vật: Để xâ y dựng nhân vật nhà văn thường MT ngoại hình và MT nội tâm. MT nội tầm nhằm khắc họa “chân dung tinh thần” của NV. Tái hiện lại những đau đớn, buồn vui, trăn trở, lo âu, dằn vặt những dung động trong tư tưởng tình cảm NV. MT nội tâm có vai trò và tác dụng to lớn trong việc khắc họa nhân vật, làm cho nhân vật sinh động hơn. -> ghi nhớ 1 2. Đọc đoạn văn, nhận xét: Tả tâm trạng Lão Hạc sau khi bán cậu vàng ( nội tâm NV) -> MT gián tiếp thông qua nét mặt, cử chỉ... ? Từ các bài tập tìm hiểu trên, em hãy cho biết người ta có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách nào? -> ghi nhớ SGK *HĐ2: Luyện tập: 1. Ghi lại tậm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi với bạn. 2. Đóng vai Kiều, diễn tả tâm trạng của mình khi ở lầu Ngưng Bích. | I. Tìm hiều yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự: 1. Ngữ liệu SGK a- Đoạn tả cảnh: “Trước…kia”; “Buồn…ngồi” - Đoạn tả nội tâm: “Tường…ôm” b. Cảnh <=>tình c. -> khắc hoạ “chân dung tinh thần” ->Ghi nhớ (SGK) 2. Ngữ liệu SGK: Tả tâm trạng Lão Hạc gián tiếp thông qua nét mặt, cử chỉ... -> có thể miêu tả trực tiếp; gián tiếp (tả cảnh, tả ngoại hình, cử chỉ…) Ghi nhớ (SGK) II: Luyện tập: - BT1: làm tại lớp - BT2: về nhà làm |
IV. CỦNG CỐ- HD HS HỌC Ở NHÀ
*Củng cố: Cho biết người ta có thể miêu tả nội tâm nhân vật bằng cách nào?
*HD: Học bài, thuộc bài, làm bài tập 2, chuẩn bị bài Ôn truyện trung đại, KT 15 phút.