Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Ngữ văn 9 bài 51: Chương trình địa phương Tiếng Việt

Giáo án điện tử môn Ngữ văn lớp 9

Giáo án Ngữ văn 9 bài 51: Chương trình địa phương Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức: Bước đầu nắm được một vài đặc điểm của từ ngữ địa phương Nam Bộ trong khẩu ngữ.

2. Kĩ năng: Hiểu và vận dụng được những đặc điểm của từ địa phương Nam Bộ vào thực tế hoạt động nói và viết của mình một cách thích hợp.

3. Thái độ: Hiểu và chọn lọc sử dụng từ ngữ địa phương Nam Bộ hợp lí trong giao tiếp hàng ngày.

II. CHUẨN BỊ:

  • GV: Tài liệu, giáo án
  • HS: học bài, đọc trước bài, soạn bài trả lời các câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

1. Từ ngữ địa phương là gì? Cho ví dụ?

(Khác với từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương là từ ngữ chỉ sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.

2. Từ các từ toàn dân sau, hãy tìm từ địa phương Nam Bộ tương ứng:

Bát (chén), ngã (té), mẹ (má), lợn (heo), ngô (bắp).

3. Bài mới:

*Vào bài: Chúng ta thấy rằng, bên cạnh vốn từ toàn dân được dùng trong cả nước thì mỗi địa phương đều có một số lượng từ ngữ riêng được dùng ở địa phương. Nam Bộ cũng vậy. Hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu về từ ngữ địa phương Nam Bộ với việc tìm hiểu một vài đặc điểm của chúng trong giao tiếp đặc biệt là trong khẩu ngữ -> Bài học

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ- NỘI DUNG

Phương pháp: Hình thành sơ đồ tư duy: Một vài đặc điểm của từ ngữ địa phương Nam Bộ

*HĐ1: Hướng dẫn học sinh tham gia tìm hiểu bài học

Cách thực hiện: tổ chức theo hình thức trò chơi.

1.Thể lệ:

*Trò chơi mang tên: Em yêu từ ngữ quê mình.

*GV là người cố vấn chuyên môn

*Ban giám khảo gồm 4 bạn thuộc 4 tổ, cử 1 trưởng ban.

*Quy chế:

- Có 4 đội, là thành viên của 4 tổ, tổ trưởng là đội trưởng, điều hành đội mình hoạt động, lên bảng trình bày phần trả lời của đội.

- Nội dung thi 4 đội cùng thực hiện 4 câu hỏi trong tài liệu trên bảng phụ trong thời gian 10 phút. (Sau khi đại diện HS đọc bài tập và cố vấn chuyên môn có hướng dẫn thêm)

- 4 đội sẽ trình bày bảng phụ lên bảng đen theo từng câu hỏi, cố vấn sẽ nhận xét và BGK cho điểm.

+Câu 1: 6 điểm

+Câu 2: Số điểm không hạn định, kể được 1 từ, được 1 điểm

+Câu 3: 4 điểm

+Câu 4: 2 điểm

+Ngoài ra trong quá trình trò chơi diễn ra, cố vấn chuyên môn có thêm những câu hỏi, nếu đội nào giơ tay trả lời trước và đúng thì được thêm 1 điểm, nếu giơ tay trước mà trả lời sai thì đội khác có quyền trả lời, nếu đúng đạt 1 điểm cho mỗi câu hỏi.

- BGK tổng kết, xếp loại; ý kiến của các đội (nếu có)

- Cố vấn chuyên môn nhận xét, khen thưởng cho đội xuất sắc nhất (trong trường hợp cùng điểm thì trả lời thêm câu hỏi phụ).

2. Giáo viên cho HS đọc câu hỏi bài tập, hướng dẫn và bổ sung yêu cầu để cụ thể nội dung câu hỏi:

- Câu 1:

+Theo dõi đoạn hội thoại sau để lập được mô hình cấu tạo của các từ in đậm:

Hồng: - Mẹ còn nhớ cô Tư không?

Mẹ Hồng: - Cô Tư ấy à, nhớ sao không? À, mà con hỏi đến cổ có việc gì không?

Hồng: - Dạ, hổng biết lúc này cổ ở trên Đồng Nai sống ra làm sao hả mẹ?

- Mẹ Hồng: Trên Đồng Nai ấy à, nghe nói lúc rài, ở trển phát triển lắm, cổ làm ăn cũng

→ cổ = cô(đã được nói đến) ấy; trển nơi ở trên( đã được nói đến)ấy

+Người nói, người viết dùng những từ ngữ đó nhằm thể hiện ý nghĩa diễn đạt gì?

- Câu 3: Sau khi tìm ra phát ngôn mang đặc trưng khẩu ngữ Nam Bộ:

+Cho biết trong phát ngôn đó có cặp từ đặc trưng nào?

+Cho biết việc dùng cặp từ đó mang ý nghĩa gì?

- Câu 4:

+Cách tạo ra từ ngữ in nghiêng? (Chung cho cả a, b, c, d )

+Việc dùng từ ngữ ấy nhằm mục đích gì (Chung cho cả a, b, c, d)

*HĐ2: HS thực hành, trình bày, giáo viên nhận xét, hình thành sơ đồ tư duy

- Hình thành nội dung thứ nhất của sơ đồ:

?Qua câu hỏi 1, 2, em rút ra đặc điểm gì của từ địa phương Nam Bộ?

- Hình thành 3 nhánh con từ nội dung thứ nhất:

?Cách dùng thứ nhất, dùng để làm gì?

?Cách dùng thứ hai, dùng để làm gì?

?Cách dùng thứ ba, dùng để làm gì?

- Hình thành nội dung thứ hai của sơ đồ:

?Qua câu hỏi 3, 4, em hãy cho biết một đặc điểm dùng trong khẩu ngữ của từ ngữ địa phương Nam Bộ là gì?

- Hình thành 2 nhánh con từ nội dung thứ hai:

?Cho biết cách diễn đạt thứ nhất?

?Cho biết cách diễn đạt thứ hai?

=> Hoàn thành sơ đồ tư duy:

giáo án môn ngữ văn 9

*Câu hỏi bổ sung trong quá trình trò chơi diễn ra và hình thành sơ đồ tư duy (thay phần cùng cố)

?Năm kia, kìa, nẳm cách năm 2012 mấy nằm?

Sắc thái diễn đạt của các từ in nghiêng trong bài tập 4?

?Cho một ví dụ khác về cách lặp từ, tách từ?

?Đặt 1câu có cụm từ “ có… hà” và 1 câu có cụm từ “tới…lận”

?Cho sơ đồ mất đi một, hai nội dung, yêu cầu học sinh tái hiện.

*HĐ3: Tổng kết - phát thưởng

1.Trưởng Ban giám khảo tổng kết số điểm

2.Cố vấn chuyên môn nhận xét, phát thưởng.

IV. HD HS HỌC Ở NHÀ

*HD: Học bài và chuẩn bị Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

Đánh giá bài viết
1 815
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 9

    Xem thêm