Giáo án Sinh học lớp 11 bài 16: Hô hấp ở động vật

Giáo án môn Sinh học lớp 11

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 16: Hô hấp ở động vật để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Sinh học 11 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 15: Tiêu hóa ở động vật (tiếp)

Giáo án Sinh học lớp 11 bài 17: Tuần hoàn máu

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh cần:

1. Kiến thức:

  • Nêu được các đặc điểm chung của bề mặt HH.
  • Nêu được các cơ quan HH của động vật ở nước và ở cạn.
  • Giải thích được tại sao động vật sống dưới nước và trên cạn có khả năng trao đổi khí hiệu quả.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3. Thái độ:

II. Đồ dùng dạy học:

  • Hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 SGK.
  • Máy chiếu.
  • PHT

III. Phương pháp dạy học:

Trực quan, thảo luận và hỏi đáp.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thú ăn thực vật?

3. Bài mới:

Hoạt động của thầy - trò

Nội dung kiến thức

* Hoạt động 1: Hô hấp là gì?

TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:

- Đánh dấu x vào ô trống cho câu trả lời đúng về hô hấp ở động vật.

TT2: HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 2: Bề mặt trao đổi khí.

TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK, trả lời câu hỏi:

- Bề mặt trao đổi khí có tầm quan trọng ntn?

- Đặc điểm và nguyên tắc trao đổi khí qua bề mặt hô hấp?

TT2: HS nghiên cứu SGK → trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

* Hoạt động 3: Các hình thức hô hấp.

TT1: GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK mục III, quan sát hình 17.1, 17.2, 17.3, 17.4, 17.5 hoàn thành phiếu học tập:

- PHT

Kiểu hô hấp

Đặc điểm

Đại diện

Hô hấp qua bề mặt cơ thể

Hô hấp bằng hệ thống ống khí

Hô hấp bằng mang

Hô hấp bằng phổi

- Quan sát hình 17.1, 17.2 hãy mô tả quá trình trao đổi khí ở giun đất và côn trùng.

- Đối chiếu với 4 đặc điểm đảm bảo hiệu quả trao đổi khí, hãy lí giải tại sao trao đổi khí ở các xương đạt hiệu quả cao và phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của động vật trên cạn?

TT2: HS nghiên cứu SGK → hoàn thành phiếu học tập, trả lời câu hỏi.

TT3: GV nhận xét, bổ sung → kết luận.

I. Hô hấp là gì?

- HH là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào đẻ oxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

- Động vật ở nước HH bằng mang, động vật trên cạn HH bằng phổi.

II. Bề mặt trao đổi khí:

- Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí.

- Đặc điểm bề mặt trao đổi khí:

+ Diện tích bề mặt lớn.

+ Mỏng và luôn ẩm ướt.

+ Có rất nhiều mao mạch.

+ Có sắc tố hô hấp.

+ Có sự lưu thông khí.

- Nguyên tắc trao đổi khí: khuếch tán.

III. Các hình thức hô hấp:

1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể:

- Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể.

2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí:

- Hệ thống ống khí được cấu tạo từ những ống dẫn chứa không khí. Các ống dẫn phân nhánh nhỏ dần phân bố đến tận các tế bào của cơ thể.

3. Hô hấp bằng mang:

- Cấu tạo:

+ Gồm cung mang và các phiến mang.

+ Có mạng lưới mao mạch phân bố dày đặc.

- Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, cá xương còn có thêm 2 đặc điểm làm tăng hiệu quả trao đổi khí là:

+ Miệng và diềm nắp mang phối hợp nhịp nhàng giữa để tạo dòng nước lưu thông từ miệng qua mang.

+ Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

4. Hô hấp bằng phổi:

- Động vật sống trên cạn thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú có cơ quan trao đổi khí là phổi. không khí đi vào và đi ra khỏi phổi qua đường dẫn khí.

- Sự thông khí ở phổi của bò sát, chim và thú chủ yếu nhờ các cơ hô hấp co dãn làm thay đổi thể tích của khoang bụng hoặc lồng ngực. Sự thông khí ở phổi của lưỡng cư nhờ sự nâng lên và hạ xuống của thềm miệng.

4. Củng cố:

Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo, giun sẽ nhanh chết. Tại sao?

Sự trao đổi khí với môi trường xung quanh ở côn trùng, cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú được thực hiện ntn?

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây trao đổi khí hiệu quả nhất?

  1. Phổi của động vật có vú,
  2. Phổi của ếch nhái
  3. Phổi của bò sát
  4. Da của giun đất

5. Hướng dẫn về nhà:

  • Trả lời câu hỏi SGK.
  • Đọc mục “Em có biết
Đánh giá bài viết
1 901
Sắp xếp theo

Giáo án Sinh học lớp 11

Xem thêm